II. CÁC NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƢỢC
1. Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nhằm kiềm chế về cơ bản xu hƣớng gia tăng ô nhiễm trƣớc năm 2020, tạo tiền đề để đảo
ngƣợc trong giai đoạn 2020 - 2030
1.1. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu không để phát sinh nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng mới: nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng mới:
a) Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng có lợi cho các ngành kinh tế thân thiện với môi trƣờng; từng bƣớc đặt nền móng cho một nền kinh tế xanh trong tƣơng lai;
b) Nâng cao chất lƣợng đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, bảo đảm các yêu cầu về môi trƣờng đƣợc lồng ghép trong các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, các chƣơng trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội;
c) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của đánh giá tác động môi trƣờng trong việc sàng lọc, ngăn ngừa các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng từ các dự án đầu tƣ phát triển;
d) Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu công nghệ sản xuất, máy móc, thiết bị, phế liệu, hạn chế tiến tới ngăn chặn tình trạng đƣa công nghệ, máy móc, thiết bị, phƣơng tiện lạc hậu, chất thải vào nƣớc ta.
1.2. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu giảm dần, tiến tới loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng
a) Thực hiện phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kho chứa, bãi chôn lấp chất thải, v.v. theo mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng để có các biện pháp kiểm tra, giám sát, xử lý tƣớng ứng, phù hợp mức độ gây ô nhiễm;
b) Áp dụng đồng thời các biện pháp xử phạt hành chính, thuế, phí bảo vệ môi trƣờng, v.v. lũy tiến theo mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng buộc các đối tƣợng này phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm;
c) Đẩy mạnh và cƣơng quyết trong việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
d) Khuyến khích áp dụng mô hình quản lý môi trƣờng theo ISO 14000, thực hiện sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải, các mô hình bảo đảm an toàn hóa chất, an toàn bức xạ điện từ, v.v. trong các cơ sở sản xuất, chế biến;
e) Thúc đẩy phát triển các mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở sản xuất, chế biến, trang trại chăn nuôi, kho, bãi, chợ, v.v. sinh thái, thân thiện với môi trƣờng, phát triển chăn nuôi tập trung, hạn chế hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm trong các hộ gia đình gây ô nhiễm môi trƣờng.
1.3. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu giải quyết về cơ bản các vấn đề môi trƣờng làng nghề,trong chăn nuôi và vệ sinh môi trƣờng nông thôn các vấn đề môi trƣờng làng nghề,trong chăn nuôi và vệ sinh môi trƣờng nông thôn
a) Lập quy hoạch và thực hiện lộ trình chuyển đổi các làng nghề sang mô hình các khu, cụm công nghiệp làng nghề với hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trƣờng; chuyển đổi mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ sang mô hình trạng trại tập trung;
b) Hạn chế, tiến tới loại bỏ hoạt động sản xuất, chăn nuôi gây ô nhiễm môi trƣờng trong các hộ gia đình, khu dân cƣ thông qua tái cơ cấu, chuyển đổi nghề, tạo công ăn, việc làm cho lực lƣợng lao động ở nông thôn;
c) Đƣa công nghệ mới, tiên tiến vào hoạt động trong các làng nghề, đặc biệt là công nghệ thân thiện với môi trƣờng; hình thành các tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý môi trƣờng trong các làng nghề; thúc đẩy sản xuất khí sinh học từ chất thải vật nuôi;
d) Thiết lập tổ chức quản lý môi trƣờng trong từng làng nghề và ban hành các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng, đóng góp thuế, phí, tài chính cho việc xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trƣờng; v.v;
gia đình văn hóa.
1.4. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu bảo đảm an toàn hóa chất, an toàn bức xạ, hạt nhân không để phát tán gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh chất, an toàn bức xạ, hạt nhân không để phát tán gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân
a) Xây dựng năng lực chủ động phòng tránh các sự cố bức xạ, hạt nhân, thông qua việc lựa chọn các công nghệ tối ƣu về mức độ an toàn khi xây dựng các công trình điện hạt nhân;
b) Thực hiện nghiêm chế độ đăng ký hoạt động hóa chất, hoạt động có liên quan đến các chất phóng xạ, đặc biệt là đối với hóa chất độc hại;
c) Xây dựng năng lực phòng, chống sự cố hóa chất, sự cố phóng xạ trong các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, lƣu giữ hóa chất;
d) Áp dụng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phóng xạ kết hợp kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm bảo đảm thực hiện đúng theo quy định.
1.5. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu nâng tỷ lệ nƣớc thải đƣợc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng lên trên 70% tổng lƣợng nƣớc đƣợc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng lên trên 70% tổng lƣợng nƣớc thải phát sinh
a) Đƣa chỉ tiêu đất xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung vào các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, quy hoạch chỉnh trang, phát triển các đô thị, khu dân cƣ tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất;
b) Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung tại các đô thị cấp IV trở lên, các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, các bệnh viện do Nhà nƣớc đầu tƣ;
c) Yêu cầu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất, bệnh viện ngoài quốc doanh phải xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đúng yêu cầu, quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng;
d) Sửa đổi, nâng mức phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt bảo đảm từng bƣớc bù đắp chi phí xử lý nƣớc thải.
1.6. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu nâng tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thu gom, tái chế, tái sử dụng; giảm dần, tiến tới loại bỏ sản xuất rắn sinh hoạt đƣợc thu gom, tái chế, tái sử dụng; giảm dần, tiến tới loại bỏ sản xuất và sử dụng túi ni lông; bảo đảm chất thải rắn đƣợc chôn lấp đúng yêu cầu kỹ thuật
a) Thực hiện việc thu phí xả rác thải theo khối lƣợng và loại hình rác thải, từng bƣớc nâng mức phí bảo đảm đủ bù đắp chi phí thu gom, vận chuyển và chôn lấp rác thải; hình thành thị trƣờng chất thải có thể tái chế;
b) Ban hành quy định, tuyên truyền, vận động kết hợp áp dụng các công cụ kinh tế để hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn trong gia đình và nơi công
cộng; thiết lập hệ thống các điểm tập kết, tiếp nhận rác thải đã đƣợc phân loại đồng bộ ở các khu đô thị, khu dân cƣ, nơi công cộng;
c) Hình thành mạng lƣới các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hợp tác xã thu gom, tập kết, vận chuyển rác thải sinh hoạt, liên kết với các cơ sở tái chế, các doanh nghiệp kinh doanh các bãi chôn lấp rác thải;
d) Xây dựng và hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, trong đó trọng tâm là xây dựng Luật Tái chế chất thải nhằm chuyên nghiệp hoá hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải, phát triển ngành công nghiệp tái chế bền vững;
đ) Thực hiện chƣơng trình xây dựng năng lực tái chế chất thải; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp lớn, tập đoàn tái chế trên cơ sở thúc đẩy liên kết các hộ gia đình, các mô hình sản xuất nhỏ, hình thành các khu công nghiệp tái chế tập trung; phát triển và tiếp nhận chuyển giao các loại hình công nghệ tái chế phù hợp với điều kiện Việt Nam.
e) Thực hiện các cơ chế, công cụ, biện pháp hỗ trợ, trợ giá, các gói kích cầu sản phẩm tái chế; xây dựng chính sách mua sắm công bền vững, hƣớng tới xây dựng xã hội tái chế;
g) Thực hiện việc đánh thuế, phí cao đối với cơ sở sản xuất, phân phối túi ni lông theo quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trƣờng; nghiên cứu, sản xuất các loại túi dễ phân hủy trong tự nhiên thay thế túi ni lông.
h) Thực hiện chính sách tăng cƣờng trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhập khẩu về thu hồi, xử lý các loại bao gói thải bỏ sau sử dụng; tuyên truyền, vận động ngƣời dân không sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt hằng ngày; đƣa tiêu chí sử dụng túi ni lông vào đánh giá về môi trƣờng đối với các địa phƣơng, xem xét bình bầu gia đình, bản, làng, thôn văn hóa, v.v.
i) Đƣa chỉ tiêu đất cho các bãi chôn lấp chất thải vào quy hoạch, kế hoach sử dụng đất các cấp; chỉ tiêu đất cho các khu vực tập kết, trung chuyển chất thải rắn đáp ứng yêu cầu trong quy hoạch chỉnh trang, phát triển đô thị, khu dân cƣ tập trung bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý chất thải rắn;
k) Lập quy hoạch nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới mạng lƣới các bãi chôn lấp chất thải theo vùng, miền, các cơ sở tái chế, xử lý chất thải đáp ứng nhu cầu, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, các quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng.
1.7. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu bảo đảm xử lý, tiêu hủy đạt quy chuẩn kỹ thuật, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và hủy đạt quy chuẩn kỹ thuật, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và chất thải nguy hại
a) Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký, phân loại, lƣu giữ, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy và chôn lấp chất thải rắn y tế, chất thải nguy hại;
b) Đầu tƣ xây dựng mạng lƣới các cơ sở xử lý, tiêu hủy chất thải y tế, chất thải nguy hại; xây dựng các trung tâm xử lý chất thải nguy hại khu vực phí Bắc, miền Trung và Nam Bộ; phát triển, chuyển giao công nghệ tiêu hủy rác thải y tế phù hợp với điều kiện Việt Nam đáp ứng nhu cầu xử lý, tiêu hủy chất thải y tế, chất thải nguy hại trên phạm vi cả nƣớc;
c) Lập quy hoạch, tiến hành xây dựng các bãi chôn lấp chất thải y tế, chất thải nguy hại sau xử lý, tiêu hủy bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với môi trƣờng và con ngƣời.