- Chất thải gia đình hay còn gọi là rác sinh hoạt bao gồm các loại chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình.
1. GIỚI THIỆU VỀ BĐKH TOÀN CẦU Các khái niệm cơ bản
1.1. Các khái niệm cơ bản
Thời tiết là trạng thái nhất thời của khí quyển tại một địa điểm nhất định đƣợc xác định bằng tổ hợp hoặc riêng lẻ các yếu tố khí tƣợng: nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió, mƣa v.v... Thời tiết rất dễ thay đổi trong phạm vi một ngày, một giờ hay ngắn hơn.
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết trong một thời gian đủ dài (thƣờng là khoảng 30 năm trở lên) tại một nơi nhất định. Khí hậu có tính ổn định tƣơng đối.
BĐKH là sự thay đổi trạng thái trung bình nhiều năm của khí hậu theo một xu thế nhất định, duy trì trong khoảng thời gian dài, từ vài chục năm đến vài trăm năm hoặc dài hơn.
1.2. Hệ thống khí hậu trái đất
Khí quyển (78% là khí Nitơ, 21% là khí oxy, 1% là các khí khác)
Đất liền chiếm 28% bề mặt trái đất, trong đó ở Bắc bán cầu có 40% đất liền, 60% là đại dƣơng; ở Nam bán cầu chỉ có 19% đất liền, 81% là đại dƣơng.
Đại dƣơng (chiếm 72% bề mặt trái đất, khối lƣợng 1 tỷ 340 triệu km3). Băng quyển (phần lớn diện tích Bắc cực, Nam cực, Greenland).
Sinh quyển (tồn tại chủ yếu trên đất liền và trong đại dƣơng)
1.3.BĐKH hiện đại - Sự nóng lên toàn cầu
- Thập kỷ 1991 - 2000 là thập kỷ nóng nhất kể từ 1861, thậm chí là trong 1000 năm qua ở Bắc bán cầu
- 11/12 năm nóng nhất kể từ 1850 đều rơi vào thời kỳ 1995 - 2006.
- Thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có liên quan nhiều đến hiện tƣợng ENSO.
- Diện tích băng biển trung bình năm ở Bắc Cực đã thu hẹp 2,7%/1 thập kỷ. Riêng mùa hè giảm 7,4%/1 thập kỷ.
- Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở Bắc bán cầu đã giảm 7% từ năm 1990. Riêng mùa xuân giảm tới 15%.
Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu từ năm 1860 đến năm 2000
- Những lớp băng vĩnh cửu ở Greenland (Bắc Cực) tan chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ), lớp băng vĩnh cửu giảm 40%, độ dày lớp băng đã giảm từ 1,2m xuống còn 0,3m.
- Băng ở Nam Cực đang tan với tốc độ chậm hơn, nhƣng gần đây đã tăng nhanh hơn. Những núi băng vĩnh cửu ở Tây Nam Cực đổ sụp và trôi ra đại dƣơng.
- Mực nƣớc biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ 1993 - 2003. Tổng cộng mực nƣớc biển trung bình toàn cầu đã tăng 0,17m trong thế kỷ 20.
- Những biến đổi về lƣợng mƣa và bốc hơi trên các đại dƣơng đƣợc cho là do độ mặn của nƣớc biển ở vùng vĩ độ cao và trung bình giảm, trong khi ở vùng đại dƣơng vĩ độ thấp tăng.
1.4. Nguyên nhân BĐKH trong thời kỳ hiện đại
- Sự gia tăng hàm lƣợng các khí nhà kính trong khí quyển từ thời kỳ tiền công nghiệp (1750) đến nay (2005):
+ Khí CO2 tăng 31% (từ 280ppm lên 379ppm). + Khí CH4 tăng 151% (từ 715ppb lên 1774ppb). + Khí N2O tăng 17% (từ 270ppb lên 319ppb).
+ Các khí CFC mới sản sinh trong khí quyển (vừa là khí nhà kính, vừa phá hủy tầng ôzôn ở tầng bình lƣu)
Các dòng bức xạ và hiệu ứng nhà kính
Tỷ lệ đóng góp của các lĩnh vực vào nóng lên toàn cầu:
+ Năng lƣợng: 46%. + Suy giảm rừng: 18%. + Sản xuất nông nghiệp: 9%. + Sản xuất hóa chất: 24%. + Các lĩnh vực khác: 3%.
Nguyên nhân BĐKH trong thời kỳ hiện đại
- Ảnh hƣởng của các nhân tố tự nhiên đến BĐKH:
+ Bức xạ mặt trời: Có chu kỳ hoạt động 11 năm nhƣng không có xu thế tăng hay giảm trong 2 thế kỷ qua.
+ Hoạt động của núi lửa: Một số đợt phun trào lớn vào thời kỳ 1880 - 1920 và 1960 - 1991 (ở Philippine) làm tăng nhiệt độ trung bình 0,1 - 0,2oC trong vài năm.
Tổng hợp tác động của các nhân tố tự nhiên và nhân tố con ngƣời đến BĐKH toàn cầu trong hơn 100 năm qua cho thấy nguyên nhân nóng lên toàn cầu là do tác động của con ngƣời làm tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, tạo ra một lƣợng bức xạ tăng thêm là 2,3w/m2, làm cho bề mặt trái đất và lớp khí quyển tầng thấp nóng lên.