Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; thúc đẩy khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên nhằm kiềm chế xu hƣớng suy giảm đa dạng sinh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG (Trang 118 - 120)

II. CÁC NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƢỢC

2.Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; thúc đẩy khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên nhằm kiềm chế xu hƣớng suy giảm đa dạng sinh

bền vững tài nguyên thiên nhiên nhằm kiềm chế xu hƣớng suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên

2.1. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ và chất lƣợng của rừng chất lƣợng của rừng

a) Tiếp tục đẩy mạnh việc trồng rừng, bảo vệ rừng kết hợp với thực hiện chế độ lâm nghiệp bền vững;

b) Khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn kết hợp với thực hiện các biện pháp cƣơng quyết nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép;

c) Thực hiện chƣơng trình hợp tác với các nƣớc trong việc triển khai chƣơng trình REDD, REDD+ trong lâm nghiệp nhằm kiểm soát rừng và ngăn ngừa các hoạt động phá rừng.

2.2. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu nâng số lƣợng và tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên

a) Đƣa chỉ tiêu đất cho các khu bảo tồn thiên nhiên vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, đƣa tổng diện tích đƣợc khoanh vùng bảo tồn lên trên 2,5 triệu ha;

b) Thực hiện việc rà soát, tái cơ cấu lại các khu bảo tồn thiên nhiên bảo đảm đúng mục tiêu, tiêu chí, các điều kiện hoạt động, các nguồn lực theo quy định của Luật Đa dạng sinh học và các luật có liên quan;

c) Tiếp tục rà soát, lập quy hoạch, khoanh vùng các khu vực đáp ứng các yêu cầu và tiến hành thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên mới, đặc biệt trên các vùng đất ngập nƣớc và trên biển;

d) Thực hiện chƣơng trình đầu tƣ phục hồi, phát triển các hệ sinh thái, loài trong các khu bảo tồn thiên nhiên, kết hợp cấp kinh phí thƣờng xuyên từ nguồn sự nghiệp môi trƣờng theo loại hình và cấp độ của khu bảo tồn, đáp ứng yêu cầu tốt nhất để vận hành hệ thống quản lý các khu bảo tồn;

đ) Phát huy các giá trị của khu bảo tồn, kết hợp bảo tồn với phát triển du lịch sinh thái và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng để tạo nguồn thu đầu tƣ phục hồi và phát triển đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn thiên nhiên.

2.3. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu kiềm chế đà suy giảm số loài và số cá thể các loài, suy thoái các nguồn gen quý, hiếm giảm số loài và số cá thể các loài, suy thoái các nguồn gen quý, hiếm

a) Sớm ban hành danh mục các loài đƣợc ƣu tiên bảo vệ; danh mục các loài cấm khai thác, hạn chế khai thác ngoài tự nhiên và chế độ kiểm soát việc khai thác đối với các loài hạn chế khai thác ngoài tự nhiên;

b) Xây dựng và thực hiện các chƣơng trình bảo tồn loài hoang dã thuộc danh mục đƣợc ƣu tiên bảo vệ; phát triển hệ thống các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đáp ứng đủ nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ theo vùng, miền và của cả nƣớc;

c) Thực hiện các biện pháp kiểm soát hoạt động săn, bắt các loài hoang dã; vận chuyển, tiêu thụ các loài đƣợc ƣu tiên bảo vệ, cấm khai thác ngoài tự nhiên; xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm;

d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên di truyền, phát triển hệ thống ngân hàng gen; bảo quản và gìn giữ lâu dài nguồn gen của các loài đƣợc ƣu tiên bảo vệ, các nguồn gen quý, hiếm; bảo tồn các tri thức bản địa về nguồn gen;

e) Kiểm soát việc nhập khẩu các sinh vật ngoại lai xâm hại; quản lý an toàn các rủi ro do sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.

2.4. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu ngăn chặn và đảo ngƣợc xu hƣớng suy giảm nguồn lợi thủy sản ngƣợc xu hƣớng suy giảm nguồn lợi thủy sản

a) Điều tra, đánh giá toàn diện tình trạng suy thoái nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt ở các vùng biển gần bờ, xác định các nguyên nhân chính và thực hiện các giải pháp tổng thể, cƣơng quyết loại bỏ các nguyên nhân chính gây suy thoái nguồn lợi thủy sản ven bờ, đặc biệt là các biện pháp đánh bắt, khai thác mang tính hủy diệt;

b) Nghiên cứu, thử nghiệm, tiến tới thể chế hoá cơ chế đồng quản lý nguồn lợi thuỷ sản, áp dụng chứng chỉ sinh thái, tiếp cận các cơ chế thị trƣờng khác trong khai thác nguồn lợi thuỷ sản nhằm hình thành môi trƣờng thuận lợi cho phát triển ngành khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững;

c) Ngăn chặn đà suy giảm kết hợp đầu tƣ bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các rạn san hô, thảm cỏ biển để phục hồi nguồn cung cấp dinh dƣỡng, nơi sinh sản, ƣơm mầm nguồn lợi thuỷ sản trên các vùng biển, tiến tới phục hồi và làm giàu nguồn lợi thuỷ sản vùng biển gần bờ.

2.5. Nhóm các nhiệm vụ, biện pháp hƣớng tới mục tiêu ngăn chặn xu hƣớng gia tăng hoang mạc hóa, suy giảm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm ở một số khu vực gia tăng hoang mạc hóa, suy giảm nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm ở một số khu vực

do khai thác quá mức, canh tác nông nghiệp, sử dụng thiếu bền vững

a) Thực hiện các biện pháp canh tác bền vững, chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất,… để bảo vệ và làm giàu chất đất.

b) Hạn chế đến mức thấp nhất các tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên môi trƣờng. Hạn chế chuyển đổi đất rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác. Rà soát, xem xét, bố trí hợp lý việc đầu tƣ phát triển các dự án sân golf phù hợp với hoàn cảnh phát triển của cả nƣớc;

c) Thực hiện các biện pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc ở các lƣu vực sông, bảo đảm khai thác và sử dụng tài nguyên nƣớc một cách tổng thể, hài hòa giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nƣớc với quy hoạch tìm kiếm và khai thác tài nguyên nƣớc.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG (Trang 118 - 120)