Thực trạng công tác xây dựng, bổ sung, mua sắm thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 60)

học ở các trường trung học phổ thông huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa:

2.3.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa:

a. Đánh giá về tình hình trang bị TBDH:

Qua tìm hiểu 05 trường THPT trong huyện gồm: trường THPT Yên Định 1, THPT Yên Định 2, THPT Yên Định 3, THPT Trần Ân Chiêm, THPT, THCS Thống Nhất chúng tôi nhận thấy TBDH ở các trường vẫn còn thiếu

thốn, các dụng cụ thí nghiệm thực hành không đồng bộ. Khảo sát 350 GV và 17 CBQL tình hình trang bị TBDH ở các trường được nêu trong bảng 2.9

Bảng 2.9: Đánh giá về tình hình trang bị TBDH Mức độ trangbị

Đối tượng đánh giá

Đủ Tạm đủ Thiếu Rất thiếu

SL % SL % SL % SL %

CBQL (17) 0 0 5 29,4 12 70,6 0 0

GV (350) 0 0 153 43,7 192 54,9 5 1,4

Qua số liệu ở bảng trên, có 12/17 CBQL (Chiếm tỉ lệ 70,6%) và 192/350 GV (Chiếm tỉ lệ 54,9%) cho rằng tình hình trang bị TBDH như hiện nay là thiếu. Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy tình hình trang bị TBDH ở một số bộ môn vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu hiện nay. Việc đầu tư mua sắm TBDH chủ yếu được cân đối từ ngân sách của Nhà nước nên gặp nhiều khó khăn. Từ thực trạng trên đòi hỏi người CBQL phải có kế hoạch trang bị như thế nào để đảm bảo sự đồng bộ giữa các bộ môn. Hàng năm phải có kế hoạch mua sắm bổ sung nguồn TBDH. Nếu không chủ động nguồn TBDH sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng xuống cấp và lạc hậu.

b. Mức độ đáp ứng về TBDH của trường đối với chương trình học:

Bảng 2.10: Mức độ đáp ứng về TBDH của trường đối với chươngtrình học

Qua bảng 2.10 ta thấy rõ phần lớn CBQL (82,3%) và GV (83 ,4%) cho rằng mức độ đáp ứng của TBDH hiện nay là kém. Tỷ lệ khá cao. TBDH được

Mức độ Tốt Chưa tốt Kém Rất kém

SL % SL % SL % SL %

CBQL (17) 0 0 2 11,8 14 82,3 1 5,9

cấp chủ yếu cách đây hàng trục năm, vừa không đáp ứng được tính hiện đại, chất lượng lại kém. Hiện tượng TBDH thừa thiếu cục bộ. Nhiều bộ môn không đủ TBDH, hoặc có đủ số lượng TBDH nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu so với chương trình học. Cụ thể là hệ thống máy vi tính chủ yếu được cấp cách đây hàng 10 năm, hư hỏng nhiều; Hóa chất cũng vậy, nhiều chủng loại cần phục vụ cho giảng dạy thì hết hạn sử dụng. Nếu không có kế hoạch đầu tư mua sắm thì TBDH không đáp ứng được chương trình học.

c. Đánh giá về chất lượng TBDH được trang bị:

Bộ GD&ĐT đã có thông tư ban hành danh mục TBDH tối thiểu ở cấp THPT, trong đó có qui định về chuẩn chất lượng ở mỗi thiết bị, song qua khảo sát về chất lượng TBDH và trực tiếp trao đổi với các CBQL và GV tại 05 trường THPT, chúng tôi nhận thấy trên thực tế việc đánh giá chất lượng các TBDH có nhiều ý kiến khác nhau.

Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL và GV về chất lượng TBDH hiện nay ở các trường THPT TT Chất lượng TBDH Tốt Khá TB Kém SL % SL % SL % SL % 1 CBQL (17) 1 5,9 4 23,5 11 64,7 1 5,9 2 GV (350) 1 0,3 76 21,7 248 70,9 25 7,1

Khảo sát và đối chiếu với yêu cầu của nội dung, chương trình học cấp THPT tôi nhận thấy chất lượng TBDH hiện nay ở các trường THPT huyện Yên Định còn thấp. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.11, từ các số liệu trên, ta thấy 64,7% CBQL và 70,9% GV cho rằng chất lượng TBDH hiện nay ở mức độ trung bình. Có 23,5% CBQL và 21,7% GV cho rằng TBDH chỉ đáp ứng khá so với yêu cầu. Có 5,9% CBQL và 0,3% GV đánh giá là tốt. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là phải tăng cường đầu tư thêm TBDH hiện đại nhằm đáp ứng về chất lượng của trang TBDH đối với chương trình

hiện nay; Đáp ứng sự nghiệp đổi mới cơ bản, toàn diện Giáo dục & Đào tạo theo tinh thần Nghị Quyết 29 của Trung Ương Đảng khóa XI.

d. Đánh giá về tính đồng bộ của TBDH:

Bộ GD&ĐT đã có thông tư ban hành danh mục TBDH tối thiểu ở cấp THPT, trong đó có qui định về chuẩn chất lượng ở mỗi thiết bị, song qua khảo sát về chất lượng TBDH và trực tiếp trao đổi với các CBQL và GV tại 05 trường THPT, chúng tôi nhận thấy trên thực tế việc đánh giá chất lượng các TBDH có nhiều ý kiến khác nhau.

Bảng 2.12: Đánh giá của CBQL và GV về tính đồng bộ của TBDH hiện nay ở các trường THPT

Mức độ

Đối tượng đánh giá

Đồng bộ Tương đốiđồng bộ Không đồng bộ

SL % SL % SL %

CBQL 0 0 14 82,3 3 17,7

GV 0 0 292 83,4 58 16,6

Qua bảng số liệu trên ta thấy, có 82,3% CBQL và 83,4% GV nhận xét TBDH hiện nay tương đối đồng bộ. Có 17,7% CBQL và 16,6% GV đánh giá TBDH hiện nay không đồng bộ. TBDH trang bị tương đối đồng bộ và không đồng bộ do những nguyên nhân sau:

- Nhà sản xuất (hay công ty sách- Thiết bị trường học) cung cấp chưa đồng bộ.

- Các đơn vị trường học không chủ động mua sắm, do phải tiếp nhận từ các nguồn Sở GD&ĐT cung cấp.

- Trong quá trình sử dụng các TBDH bị hư hỏng nhưng không có nguồn sửa chữa, thay thế, bổ sung kịp thời. Tất cả các nguyên nhân trên tạo nên sự không đồng bộ của TBDH. Có những TBDH cần sử dụng nhiều thì số lượng lại ít, có TBDH số lượng nhiều thì ít sử dụng. Chính điều đó đã gây khó khăn nhiều trong công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng và quá trình sử dụng TBDH của GV và HS.

đ. Đánh giá tính hiện đại của TBDH:

Bảng 2.13: Đánh giá tính hiện đại của TBDH ở các trường THPT Mức độ

Đối tượng Hiện đại

Tương đối hiện đại Chưa hiện đại Lạc hậu Số lượg Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) CBQL (17) 1 5,9 4 23,5 11 64,7 1 5,9 GV (350) 1 0,3 76 21,7 248 70,9 25 7,1

Qua khảo sát có 23,5% CBQL và 21,7% GV đánh giá TBDH ở các trường THPT hiện nay tương đối hiện đại. Tuy nhiên, có 64,7% CBQL và 70,9% GV đánh giá các TBDH là chưa hiện đại. Hiện nay, ngân sách nhà nước chỉ tập trung đầu tư để mua sắm các TBDH tối thiểu theo từng môn học, còn các thiết bị dùng chung như: Máy tính xách tay, máy chiếu Projector, máy DVD… chủ yếu mua sắm từ nguồn kinh phí ngân sách của trường khi quyết toán còn dư.

2.3.2.2. Thực trạng công tác đầu tư cơ sở vật chất - thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông:

a. Thực trạng các hạng mục công trình của CSVC - TBDH ở các trường THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa:

Bảng 2.14: Thực trạng các hạng mục công trình của CSVC- TBDH ở các trường THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

TT Đã đáp ứng đủ Chưa đáp ứng SL % SL % 1 Phòng hiệu trưởng 05 100 0 0 2 Phòng hiệu phó 12 100 0 0 3 Phòng giáo viên 2 40 3 60 4 Văn phòng nhà trường 5 100 0 0 5 Phòng hoạt động Đoàn 5 100 0 0 6 Phòng rèn luyện thể chất 2 40 3 60 7 Phòng giáo dục nghệ thuật 0 0 0 0 8 Thư viện 5 100 0 0

9 Phòng thiết bị dạy học 20 80 3 20

10 Hội trường 5 100 0 0

11 Phòng Y tế học đường 5 100 0 0

12 Khu vệ sinh 20 80 3 20

13 Hệ thống cấp thoát nước 6 70 2 30

Bảng 2.14 cho thấy về số lượng, các hạng mục công trình tương đối đầy đủ là thư viện, phòng thiết bị dạy học, bảng phục vụ dạy học, bàn ghế phù hợp với học sinh, khu vệ sinh, văn phòng nhà trường, phòng học. Về mức độ trang bị, các khối công trình được trang bị khá nhất vẫn là thư viện, bàn ghế phù hợp với học sinh, phòng thiết bị dạy học, bảng phục vụ dạy học, khu vệ sinh, phòng học. Các khối công trình có mức độ trang bị trung bình là hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng ở các phòng, phòng hiệu trưởng, phòng giáo viên. Các khối công trình còn thiếu nhiều và nếu có thì mức độ trang bị bên trong còn cần phải quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa là phòng rèn luyện thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng y tế học đường, phòng hiệu phó, hội trường, phòng hoạt động Đoàn, văn phòng nhà trường.

Năm học 2014- 2015 Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có 05 trường THPT với 115 lớp, 5184 học sinh và 120 phòng học. Số trường THPT có 29 lớp trở lên: 02 trường. Số trường có số lớp ít nhất là trường THPT Trần Ân Chiêm chỉ có 13 lớp. Tỷ lệ lớp/ phòng học của toàn Huyện về cơ bản đã đáp ứng được việc học 2 buổi/ngày. Một số trường lớn như THPT Yên Định 1, THPT Yên Định 2 có nhiều điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu và tổ chức các hoạt động khác tại trường. Những năm gần đây, đặc biệt trong chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Yên Định đang tập trung vào việc xây dựng trường THPT Yên Định 2, THPT Yên Định 3 đạt chuẩn Quốc gia (Hiện nay mới có trường THPT Yên Định 1 là đạt chuẩn). Tuy nhiên hiện nay hầu hết các trường THPT trong Huyện hầu như trường nào cũng thiếu phòng chức năng; hoặc có nhưng chưa đạt chuẩn. Mới

chỉ có trường THPT Yên Định 1 là có phòng thiết bị đúng quy cách, các trường còn lại chủ yếu lấy phòng học cải tạo làm phòng thư viện, thiết bị. Do phòng chức năng không đúng chuẩn quy định nên sách, thiết bị dạy học không được trưng bày kịp thời, đôi lúc còn quá tải với các trường có phòng chức năng nhỏ.

b. Thực trạng đáp ứng của nhà trường về nhu cầu CSVC cho giáo viên và học sinh:

Qua dùng phiếu hỏi dành cho giáo viên và cán bộ quản lý, tôi liệt kê 13 hạng mục công trình của cơ sở vật chất trường học rồi đề nghị người trả lời trả lời ở 2 nội dung: Thứ nhất là về được đáp ứng, người trả lời xác nhận bằng cách đánh dấu X vào cột được đáp ứng đối với từng hạng mục; thứ hai là

chưa được đáp ứng, người trả lời xác nhận bằng cách đánh dấu X vào cột

chưa được đáp ứng đối với từng hạng mục. Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 2.15

Bảng 2.15: Kết quả điều tra về việc đáp ứng của nhà trường đối với nhu cầu CSVC-TBDH cho GV và HS ở các trường THPT Huyện Yên Định

TT Nhu cầu

Tỉ lệ% CBQL và GV đánh giá thực tế đáp ứng của Ban giám

hiệu Nhu cầu Được đáp ứng Chưa được đáp ứng 1 Phòng học 60% 40% 2 Phòng hiệu trưởng 65% 35% 3 Phòng hiệu phó 65% 35% 4 Phòng giáo viên 60% 60% 5 Văn phòng nhà trường 50% 50% 6 Phòng hoạt động ĐTN 55% 45% 7 Phòng rèn luyện thể chất 30% 70% 8 Phòng y tế học đường 50% 50% 9 Thư viện 50% 50%

10 Bàn ghế 50% 50%

11 Phòng thiết bị dạy học 50% 50%

12 Khu vệ sinh 50% 50%

13 Phòng học bộ môn 50% 50%

Cột xếp hạng theo tỉ lệ% CBQL và GV xác nhận các hạng mục “Được đáp ứng” của bảng 2.15 cho thấy các hạng mục như thư viện, bàn ghế, phòng thiết bị dạy học, khu vệ sinh, Phòng hiệu trưởng, Phòng hiệu phó, Phòng giáo viên, Văn phòng nhà trường được tỷ lệ cao, chứng tỏ trong thực tế các hạng mục này đã đáp ứng được nhu cầu của GV và HS. Chỉ còn Phòng rèn luyện thể chất là tỷ lệ thấp.

c. Cơ chế, tổ chức quản lý CSVC - TBDH trường học:

Về tổ chức, ở trường THPT, công tác quản lý cơ sở vật chất nhà trường do Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất chịu trách nhiệm, bộ phận giúp việc cho Phó Hiệu trưởng gồm kế toán, cán bộ thư viện, cán bộ thiết bị, các tổ chuyên môn và có thể bao gồm cả bảo vệ nhà trường. Giữa các cấp quản lý, ngoài phạm vi và trách nhiệm cụ thể đã được quy định bởi các văn bản, còn có sự phân cấp về quyền hạn, trách nhiệm và sự phối hợp nhằm tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở vật chất trường học, đặc biệt phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu và nhiệm vụ về công tác xây dựng, trang bị, sử dụng, bảo quản, thanh lý tài sản được quy định tại Luật Tài sản số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2006 của Quốc hội về quản lý tài sản Nhà nước; Luật Tài sản trên có hiệu lực từ ngày 01/01/2009.

Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thẩm tra quy hoạch, kế hoạch giáo dục, kể cả các công trình xây dựng trường học của các Huyện và tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệt. Như vậy, với nội dung đầu tư cơ sở vật chất cho các trường trung học cơ sở, tùy theo nguồn vốn mà phân bổ cho hợp lý cho các trường. Các nội dung đầu tư do Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo giao cho phòng

Kế hoạch Tài chính thực hiện nhưng cũng có một số dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh, Huyện làm chủ đầu tư như chương trình kiên cố hóa trường lớp. Riêng kinh phí mua sắm sách - thiết bị dạy học được Sở GD&ĐT phân bổ hàng năm và trường THPT căn cứ vào nhu cầu cần sử dụng mà đăng ký.

Tìm hiểu về quyền tự chủ của hiệu trưởng trong quản lý cơ sở vật chất của các trường ở Huyện Yên Định, về mức chủ động trong đầu tư CSVC, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 2.16

Bảng 2.16: Mức chủ động của nhà trường trong việc bảo trì, sửa chữa, xây dựng mua sắm CSVC trường học

Phát biểu Tỷ lệ CBQL và GV xác nhận Việc bảo trì, sửa chữa Xây dựng, mua sắm

Hiệu trưởng không có quyền tự chủ 60,1 61,5

Hiệu trưởng chỉ được quyền tự chủ một phần 29,5 32,6 Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, các trường chỉ được quản lý nguồn quỹ xã hội hóa do nhân dân đóng góp xây dựng trường, nhưng nội dung đầu tư, trang bị CSVC phải xin ý kiến Sở Giáo dục và Đào tạo, chỉ khi nào Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thì nhà trường mới được phép thực hiện. Các nguồn vốn khác đều do cấp trên quản lý và thực hiện, nhà trường chỉ là đơn vị thụ hưởng. Như vậy, với cơ chế quản lý hiện nay ở huyện Yên Định, các trường THPT không được chủ động hoàn toàn trong công tác đầu tư, trang bị cơ sở vật chất trường học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w