KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 105 - 109)

- Đảm bảo tính sư phạm: Phù hợp lứa tuổi học sinh, cấp học, có tác

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát các vấn đề liên quan đến việc quản lý sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Giáo dục ở bậc THPT có vai trò giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp cho HS có thể tiếp tục theo học lên nữa hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vậy có thể nói rằng ở mức nào đó giáo dục THPT giúp cho HS tạo những cơ sở ban đầu cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đồng thời khi học ở THPT HS cũng được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tương lai. Cho nên trong quá trình dạy học ở THPT nhà trường hết sức chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng về nghề nghiệp thông qua việc sử dụng TBDH vào giảng dạy và cho HS thực hành thí nghiệm đúng theo yêu cầu của chương trình.

TBDH có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục, nó là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục góp phần vào quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các phương pháp dạy học không thể tách rời việc sử dụng TBDH. Các TBDH với tư cách là công cụ phục vụ việc chuyển tải thông tin đến người học. Nếu chúng được sử dụng một cách hợp lí phù hợp với không gian, thời gian và phù hợp với nội dung của mỗi bài giảng thì sẽ kích thích được tâm lí học tập, tính chủ động, tích cực và lòng say mê khoa học của người học. Lúc đó TBDH sẽ phát huy hiệu quả của nó. Vậy có thể thấy rằng TBDH có khả năng to lớn trong giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS, từ bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan cho đến thái độ, tác phong lao động học tập hằng ngày để có được những nét nhân cách của người lao động khi HS rời ghế nhà trường.

giáo dục, trong thời gian qua các cấp quản lý và ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm và rất chú trọng đến công tác thiết bị trường học, từ việc đầu tư mua sắm TBDH đến tổ chức quản lý sử dụng TBDH và bước đầu cũng đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, bất cập mà nhiều nhất là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý sử dụng TBDH.

Trên cơ sở điều tra, khảo sát phân tích và nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý việc sử dụng TBDH tại các trường THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa tôi rút ra một số vấn đề như sau:

- Cùng với việc tập trung đổi mới phương pháp dạy học, công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cũng được quan tâm đúng mức. Như việc đầu tư, mua sắm, trang bị hàng năm đảm bảo đủ số lượng TBDH tối thiểu theo qui định để phục vụ cho công tác giảng dạy.

- Hầu hết CBQL và GV đều thấy được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của TBDH đối với quá trình giảng dạy nhưng mức độ nhận thức chưa sâu sắc. Còn có CBQL vẫn xem nhẹ công tác quản lý sử dụng TBDH nên chưa kiên quyết và có những quyết sách trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý sử dụng TBDH. Đội ngũ GV, CBTB chưa tự giác, tích cực sử dụng, bảo quản TBDH.

- Thói quen theo lối dạy học truyền thống, cùng với trình độ và kỹ năng sử dụng TBDH của GV còn yếu, thêm vào đó là công tác quản lý chưa khoa học và thiếu chặt chẽ nên dẫn đến GV chưa chịu khó đầu tư nghiên cứu nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng TBDH, chưa tích cực tự giác sử dụng thiết bị.

- Bên cạnh những GV có ý thức tự giác sử dụng TBDH thì vẫn còn một số GV ngại khó, chưa tự giác sử dụng mà chỉ sử dụng thiết bị trong những giờ dạy có GV dự giờ, giờ dạy thao giảng còn những giờ dạy bình thường thì ít

chịu sử dụng. Điều này dẫn đến làm cho tần suất sử dụng thấp làm cho việc sử dụng TBDH kém hiệu quả.

- Công tác tuyển dụng, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng TBDH cho GV chưa được quan tâm đúng mức. Một số CBQL còn lúng túng, chưa chủ động trong việc tìm các biện pháp thích hợp và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV, nhân viên phụ trách TBDH.

- Phong trào tự làm đồ dùng dạy học và sưu tầm TBDH chưa được quan tâm đúng mức. Chưa đưa vào tiêu chí xếp loại thi đua khen thưởng nên chưa tạo nguồn bổ sung TBDH hàng năm. Chủ yếu là nguồn được cấp và mua bổ sung.

- Đa số các trường đã triển khai dạy học theo phòng học bộ môn, tuy nhiên chưa nhiều và chất lượng phòng học bộ môn cũng như TBDH trong phòng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng TBDH còn thiếu chặt chẽ, mang nặng tính hình thức, chủ yếu tập trung kiểm tra về mặt hồ sơ sổ sách chứ chưa kiểm tra về các mặt như mục đích sử dụng, việc sử dụng có đúng lúc, đúng chỗ… nói cách khác là chưa quan tâm kiểm tra việc sử dụng TBDH của giáo viên trong giờ dạy.

- Công tác xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH đầu năm học mới chưa được quan tâm đúng mức.

- Chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra định kỳ, việc đánh giá còn mang tính chung chung, chưa xây dựng được các tiêu chí kiểm tra đánh giá nên trong quá trình kiểm tra đánh giá không khách quan và thiếu khoa học.

- Chưa xây dựng được qui định về quản lý và sử dụng TBDH và chưa xây dựng qui trình sử dụng và quản lý việc sử dụng TBDH, nên trong quá trình thực hiện công tác này chưa đồng bộ và thống nhất.

xuất một số giải pháp tập trung vào việc phát huy những kết quả mà các trường đã làm được đồng thời, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý sử dụng TBDH cụ thể như sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tác dụng của TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.

- Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH trước khi bước vào năm học mới.

- Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng TBDH. - Tích cực triển khai dạy học theo phòng học bộ môn.

- Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm TBDH trong nhà trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH trong nhà trường.

Đề tài cũng góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc quản lý sử dụng TBDH. Quản lý tốt việc sử dụng TBDH ở các trường học là nhân tố vừa có ý nghĩa sư phạm, vừa có ý nghĩa kinh tế. Việc chăm lo sự phát triển thiết bị dạy học và quản lý có hiệu quả việc sử dụng TBDH trong nhà trường là việc làm rất cần thiết hiện nay. Quản lý tốt việc trang bị, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học làm cho quá trình đào tạo mang tính toàn vẹn, thúc đẩy sự cải tiến nội dung, phương pháp dạy học, nâng cao lòng yêu nghề của đội ngũ GV và rèn luyện ý thức “Học đi đôi hành” của HS.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w