Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 74)

Mặc dù đã nhận thấy được tầm quan trọng của TBDH trong quá trình dạy học nhưng sự nhận thức về vấn đề này còn chưa thực sự sâu sắc, cho nên mức độ chuyển biến từ nhận thức đến hành động còn chậm. Trong công tác quản lý chỉ đạo có một số CBQL chưa thực sự quan tâm đến công tác TBDH cho rằng công tác này không quan trọng, coi việc GV có sử dụng TBDH hay không là việc của GV. Nên trong công tác chỉ đạo, kiểm tra cũng chưa chặt chẽ và bài bản. Chủ yếu chỉ quan tâm đến công tác dạy và học. Công tác bồi dưỡng tập huấn cách sử dụng TBDH cho GV làm chưa thường xuyên và làm chưa hiệu quả. Nhiều GV chưa biết cách sử dụng, một bộ phận GV có tâm lí ngại khó trong việc sử dụng TBDH. Công tác bồi dưỡng tập huấn cách sử dụng TBDH cho GV làm chưa thường xuyên và làm chưa hiệu quả. Nhiều GV chưa biết cách sử dụng, một bộ phận GV có tâm lí ngại khó trong việc sử dụng TBDH.

Công tác thanh tra, kiểm tra của cấp quản lý trên và tại đơn vị chưa được thường xuyên và kịp thời, trong đánh giá chưa thực sự xem trọng vấn đề sử dụng TBDH. Chưa có những qui định ràng buột hiệu quả đối với việc sử dụng TBDH. Các điều kiện cho việc triển khai sử dụng TBDH còn thiếu và chưa đảm bảo. Việc sử dụng, kết quả sử dụng TBDH vào phục vụ các nội dung khác (Thi cử, kiểm tra kết quả học) chưa phổ biến. Chế độ khen thưởng, xử phạt đối với công tác này còn chưa chặt chẽ, dẫn đến chưa đủ mức khuyến

khích và răn đe. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý chưa thực sự có hiệu quả.

Kết luận chương 2

Từ việc khảo sát, phân tích thực trạng, thực tế quản lý TBDH cũng như phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong công tác quản lý TBDH các trường THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, tôi nhận thấy nhìn chung Hiệu trưởng các trường đều nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của TBDH đối với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra, đánh giá... Dù chưa có quy chuẩn đầy đủ về công tác quản lý TBDH nhưng các trường đã có nhiều cố gắng trong việc trang bị, mua sắm, bảo quản và tận dụng hết trang thiết bị hiện có để phục vụ cho hoạt động dạy học. Tuy vậy, công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Chưa coi trọng công tác nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vai trò của TBDH trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng. Công tác xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản sử dung TBDH chưa quan tâm đúng mức. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng cho CBTB và GV chưa thường xuyên. Công tác triển khai dạy học theo phòng học bộ môn hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng. Phong trào tự làm ĐDDH chưa có chiều sâu, còn mang tính chiếu lệ. Công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo quản, sử dụng chưa thường xuyên… Từ đó, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp quản lý TBDH ở các trường THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w