Tổ chức tổng kết, đánh giá khen thưởng, động viên kịp thời và hợp lí

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 89)

những tập thể, cá nhân có thành tích cao trong công tác sử dụng TBDH. - Sắp xếp bố trí phòng học bộ môn một cách hợp lí:

* Yêu cầu về bố trí và sắp xếp phòng PHBM:

Phòng PHBM phải được bố trí ở nơi thoáng mát, cao ráo và sáng sủa thuận lợi cho việc di chuyển của giáo viên và học sinh trong trường. Bên trong của phòng PHBM phải phân ra nhiều lô hoặc nhiều góc. Mỗi lô dành cho một loại thiết bị. Mỗi loại thiết bị lại chia nhiều ngăn chứa để phân theo khối, mỗi ngăn là một vị trí dành cho thiết bị của một bộ môn. Sắp xếp như vậy, khi người cán bộ thiết bị hoặc giáo viên cần sử dụng thiết bị loại gì, khối nào, có thể nhìn thấy ngay không phải mất công tìm kiếm..

Các TBDH được đánh mã số theo sơ đồ. Nghĩa là mỗi thiết bị đã nằm trong phòng TBDH đều có tên, có mã số và vị trí nhất định. Ngay các dụng cụ

hoặc các lọ đựng hoá chất để trong hộp cũng phải có sơ đồ chỉ rõ từng vị trí của các lọ hoá chất. Như vậy rất thuận lợi cho việc lấy ra sử dụng và khi cất đi đúng vị trí sẽ ngăn nắp khoa học, rất dễ dàng và thuận lợi cho việc bảo quản...

Thực hiện được yêu cầu trên, phòng PHBM phải tuân theo một số nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy:

Sắp xếp đồ dùng thiết bị theo nguyên tắc này, trước hết người quản lí luôn đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh khi cần sử dụng.

Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp: Thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong. Những đồ vụn vặt có thể để trong khay như lực kế ống hay lò so lá tròn... Nhà trường nên trang bị cho phòng TBDH tủ kính khung nhôm được chia ra nhiều ngăn thì sắp xếp sẽ dễ dang và thuận lợi.

Nếu thiết bị là các tranh vẽ, biểu bảng... cần được treo vào các giá tự thiết kế gắn trên tường hoặc giá treo theo từng phân môn, từng khối. Tranh ảnh hiện nay được trang bị khá nhiều nên ngay từ đầu cũng cần được phân theo chương trình, theo học kỳ để dễ tìm, dễ lấy, tránh sự quá tải cho các loại giá treo.

* Nguyên tắc ưu tiên:

Những đồ dùng thường xuyên phải dùng thì để tại vị trí dễ lấy nhất như xếp đặt ở phía ngoài, hoặc ở vị trí vừa tầm lấy.

* Nguyên tắc sắp xếp theo từng chuyên môn:

Tức là phân theo khu vực ví dụ: Môn vật lí (Vật lí 10, Vật lí 11, Vật lí 12...), Môn công nghệ (CN10, CN11, CN12)... tạo điều kiện dễ tìm dễ thấy,dễ lấy và mang tính khoa học của việc sắp xếp.

* Nguyên tắc an toàn:

Đó là vị trí để hoá chất độc hại, hoá chất dễ gây cháy nổ, đồ dùng dễ vỡ đều phải để nơi an toàn, nhất là an toàn về điện và chống cháy. Phòng đồ

dùng cần được trang bị bình chữa cháy và luôn ngăn ngừa hoả hạn bằng cách loại trừ nguy cơ chập điện và cháy nổ do hoá chất gây lên.

An toàn còn phải xét ở việc chống mối mọt, ẩm mốc cho vỏ gỗ đựng thiết bị.

An toàn đặc biệt với thiết bị quang học của kính hiển vi. Có thể bị hỏng ngay sau khi tiếp xúc với không khí ẩm. Vì vậy sau khi dùng, kính hiển vi phải được bảo quản ngay nhất là bảo quản trong hộp xốp, bọc thêm túi chống ẩm và cất trong tủ. An toàn còn đảm bảo yếu tố an ninh.

* Nguyên tắc đảm bảo thẩm mỹ:

Phòng thí nghiệm là nơi học thực hành của học sinh nên ngoài tiêu chuẩn về ánh sáng, thông gió thoáng mát thì trình bày đồ dùng hợp lí trên các giá, tủ đẹp cũng tạo nên tâm thế tốt cho việc học tập của học sinh.

* Nguyên tắc có tên cho từng danh mục đồ dùng:

Thiết bị và dụng cụ đồ dùng dạy học nhất thiết phải ghi rõ tên và công dụng để giúp công tác bảo quản, không bị nhầm lẫn nhất là đối với các đồ dùng, thiết bị mới của môn Hoá, Lý, Sinh vật và Công nghệ. Đó cũng là tạo điều kiện dễ tìm, dễ lấy.

* Nguyên tắc vào sổ và kí mượn trả:

Thiết bị và dụng cụ khi giáo viên sử dụng phải kí vào sổ theo dõi. Nếu coi thường công việc này sẽ dẫn đến thiết bị sẽ thất thoát, xếp đặt lộn xộn hậu quả mất nhiều công tìm kiếm ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo.

3.2.5. Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm thiết bị dạy học trong nhà trường: học trong nhà trường:

Việc GV tự làm đồ dùng dạy học (ĐDDH) đã có từ lâu chứ không phải khi đổi mới giáo dục mới xuất hiện. Nhưng chương trình SGK mới đòi hỏi đổi mới phương pháp dạy học thì nhu cầu về ĐDDH tăng lên rất nhiều. Vì vậy, việc GV phải tự làm thêm những ĐDDH để dùng cũng là tất yếu. Và

phong trào tự làm ĐDDH cũng phát triển chưa từng thấy. Tự làm ĐDDH không chỉ là trách nhiệm, mà còn là hạnh phúc của mỗi GV. Về nguyên tắc, các TBGD được coi là có chất lượng và hiệu quả đều phải đạt các tiêu chí tối thiểu như tính khoa học (cả về kỹ thuật và sư phạm), tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính kinh tế. Không phải TBDH cũng hội tụ đầy đủ những tính chất này. Chưa kể số lượng được cung cấp cho các nhà trường, cho dù đã rất nhiều, thậm chí trong giai đoạn đầu đổi mới GD nhiều trường còn chưa đủ năng lực tiếp nhận đã cảm thấy choáng ngợp, nhưng vẫn không thể nào bao quát hết nhu cầu dạy và học thực tế. Chính vì vậy, giải pháp CB - GV tự làm ĐDDH đã góp phần khắc phục kịp thời những TBDH còn thiếu, bổ sung khi chưa có điều kiện mua sắm, thay thế các TBDH hư hỏng, và phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị cũng như với cách thiết kế bài giảng của từng GV.

* Mục đích:

- Phát động phong trào tự làm ĐDDH nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng TBDH nói chung vào việc đổi mới phương pháp dạy học

- Tăng cường thêm TBDH cho nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của cá nhân, tập thể cán bộ, giáo viên trong trường, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Nâng cao chất lượng, sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học. Tạo điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các cá nhân trong trường.

* Tổ chức thực hiện:

- Vào đầu năm học mới Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức làm ĐDDH cho toàn thể CB, GV.

- Lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện. Yêu cầu mỗi tổ chuyên môn phải có một ĐDDH trong một học kỳ và đưa vào tiêu chí xếp loại thi đua. Nếu tổ nào không có thì không được xét thi đua trong học

kỳ và cả năm học.

- Khuyến khích cá nhân làm thêm ĐDDH. Động viên bằng tinh thần và vật chất, phổ biến nhân rộng những điển hình, những kết quả tốt. Đánh giá khách quan chính xác kết quả làm đồ dùng dạy học.

- Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học song song với đổi mới phương pháp dạy học.

- Giáo dục ý thức tự nguyện, kích thích sự tìm tòi sáng tạo. - Tổ chức giới thiệu, triển lãm, rút kinh nghiệm.

- Tạo điều kiện kinh phí.

- Chấm ĐDDH phải thành lập ban và có tiêu chí chấm rõ ràng để tránh hiện tượng làm cho có để nạp.

+ Yêu cầu về ĐDDH tự làm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 89)