Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các giải pháp:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 103 - 105)

- Đảm bảo tính sư phạm: Phù hợp lứa tuổi học sinh, cấp học, có tác

3.4.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các giải pháp:

Qua khảo cứu các CBQL các trường THPT đã nhận định khi thực hiện các giải pháp nêu trên thì sẽ có những mặt thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Đảng, Nhà nước và Chính quyền các địa phương đã có những chủ trương đúng đắn trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Trong Nghị quyết số 29/ NQ/TW 9, khóa XI, Đảng ta đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo”. Theo đó chương trình đổi mới giáo dục phổ thông được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia, hàng năm ngân sách được đầu tư ngày càng tăng.

- Đội ngũ CBQL có thâm niên trong công tác, nhiệt tình và có kinh nghiệm trong công tác quản lý.

- Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, năng động và thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin, thuận lợi cho việc cập nhật kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học. Dễ tiếp cận với TBDH hiện đại.

- Nhân dân trên địa bàn Huyện Yên Định đa số rất quan tâm đến việc học tập của con em và cũng đồng thuận trong công tác xã hội hóa giáo dục.

* Khó khăn:

- CSVC trường học hàng năm tuy có đầu tư nhưng chưa nhiều do kinh phí chủ yếu chi trả lương, nguồn dư rất hạn chế. Các phòng học bộ môn, phòng thư viện, phòng thí nghiệm - thực hành, kho chứa thiết bị chưa được quan tâm đúng mức, diện tích của các trường chật hẹp nên hạn chế trong việc đầu tư xây dựng các phòng chức năng.

- TBDH nhiều chủng loại được cấp cách đây hàng 10 năm nên đã đến giai đoạn xuống cấp, hư hỏng nhiều. Đặc biệt là hệ thống máy vi tính, các loại hóa chất, các loại máy trình chiếu, thiết bị môn TD....

- Trong công tác quản lý của Hiệu trưởng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên ít sáng tạo, chưa nhạy bén với tình hình phát triển xã hội hiện nay. Công tác tập huấn bồi dưỡng cho GV công tác thiết bị và GV bộ môn còn nhiều hạn chế.

- Công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động TBDH ở các trường chưa được giám sát chặt chẽ; định mức thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực này chưa được qui định rõ ràng.

Kết luận chương 3

Quản lý TBDH là một hoạt động trong công tác quản lý cần được chú trọng như các công tác quản lý khác trong trường học. Mặt khác, công tác

quản lý TBDH rất phức tạp, nó không chỉ là những vật chất hữu hình mà có cả những giá trị mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Việc áp dụng các giải pháp quản lý TBDH không chỉ là Hiệu trưởng thực hiện, mà cần phải có nhiều người, nhiều bộ phận tham gia. Hiệu quả cuối cùng của công tác quản lý này cũng chính là chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao. Công tác thiết bị trường học phải được từng bước củng cố, phát triển có định hướng, nâng cao hiệu quả mới phục vụ đắc lực cho công tác đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, góp phần thực hiện những mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đề ra cho ngành Giáo dục.

Từ việc nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đưa ra được 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH, các giải pháp bao gồm:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tác dụng của TBDH trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượngdạy học

Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH trước khi bước vào năm học mới

Giải pháp 3: Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản, sử dụng TBDH

Giải pháp 4: Tích cực triển khai dạy học theo phòng học bộ môn

Giải pháp 5: Phát động phong trào tự làm đồ dùng và sưu tầm TBDH trong nhà trường

Giải pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc trang bị, bảo

quản và sửdụng TBDH trong nhà trường

Các giải pháp nêu trên theo các đối tượng khảo sát đánh giá thực sự là cần thiết, mang tính khả thi trong công tác quản lý TBDH ở trường THPT.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w