Thực trạng khai thác, sử dụng thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy và học tập ở các trường trung học phổ thông:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 68)

dạy và học tập ở các trường trung học phổ thông:

2.3.4.1. Thực trạng khai thác:

Tần suất sử dụng TBDH là số lần sử dụng thiết bị trong một khoảng thời gian (Tuần, tháng, học kì hay năm học). Xét theo từng loại so với yêu cầu giảng dạy môn học đã qui định trong chương trình và kế hoạch dạy học. Đánh giá tần suất sử dụng TBDH là xem xét trong một khoảng thời gian loại TBDH nào đó được sử dụng bao nhiêu lần, mỗi lần bao lâu có hiệu quả không. Qua

đó biết được thiết bị nào thừa, thiết bị nào thiếu, GV bộ môn nào có ý thức, có trách nhiệm phối hợp giữa bài giảng lý thuyết với các thí nghiệm thực hành.

Trong đề tài tác giả căn cứ vào sự đánh giá của CBQL, GV và HS về các mức độ sử dụng TBDH của GV để đánh giá tần suất sử dụng TBDH của GV. Căn cứ này tuy chưa thật sự khoa học và chính xác trong việc tính tần suất nhưng ở góc độ nào đó nó cũng phản ảnh được tần suất sử dụng TBDH của GV. Bởi vì nếu GV thường xuyên sử dụng TBDH thì tần suất sử dụng TBDH càng cao. Bảng 2.17: Đánh giá về tần suất sử dụng TBDH TT Các mức độ HS (693) GV (250) CBQL (17) SL % SL % SL % 1 Thường xuyên 70 10,17 25 10 4 23,5 2 Thỉnh thoảng 517 75,15 165 66 12 70,6 3 Hiếm khi 97 14,1 60 24 1 5,9

4 Chưa bao giờ 4 0,58 0 0 0 0

Kết quả của bảng 2.17 cho thấy đa số học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý đều cho rằng tần suất sử dụng TBDH của GV còn thấp.

Ở mức độ thường xuyên:

- Đánh giá của HS là có 70 HS đồng ý trên tổng số 693 HS được hỏi chiếm tỉ lệ 10,17%.

- Đánh giá của GV là có 25 GV đồng ý trên tổng số 250 GVđược hỏi chiếm tỉ lệ%.

Bảng 2.18: Đánh giá về giờ dạy thường xuyên sử dụng TBDH

TT Giờ dạy HS (693) GV (250) CBQL (17)

SL % SL % SL %

1 Giờ dạy bình thường 95 13,7 40 16 4 23,5

2 Giờ thao giảng 598 86,3 210 84 13 76,5

ở 3 đối tượng HS, GV và CBQL thì đều cho một kết luận chung là đa số chỉ sử dụng TBDH ở những tiết dạy có giờ thao giảng là chính, số còn lại là những bài thực hành buộc phải sử dụng đến TBDH. Cụ thể như sau:

 GV thường xuyên sử dụng THDH trong giờ dạy thao giảng theo đánh giá của GV thì có 210 GV đồng ý trên tổng số 250 GV được hỏi chiếm tỉ lệ 84%. Theo đánh giá của CBQL thì có 13 CBQL đồng ý trên tổng số 17 CBQL được hỏi (Chiếm tỉ lệ 76,5%).

 Trong những giờ dạy bình thường và những giờ dạy yêu cầu cần sử dụng TBDH thì GV lại hiếm khi sử dụng. Đánh giá của GV và CBQL thì mức độ sử dụng TBDH thường xuyên trong những giờ dạy bình thường và giờ dạy cần sử dụng thiết bị là rất thấp. Cụ thể là trong giờ dạy bình thường có 16% GV và 23 CBQL được hỏi đồng ý, còn trong những giờ dạy yêu cầu cần có thiết bị có 16% GV và 23,5% CBQL được hỏi đồng ý.

Tình hình sử dụng TBDH của GV ở các trường THPT tỉnh Huyện Yên Định còn hạn chế, tần suất sử dụng thấp. Vẫn còn nhiều GV chưa thường xuyên sử dụng TBDH vào bài giảng. GV chỉ sử dụng TBDH thường xuyên trong những giờ dạy thao giảng hoặc giờ dạy có GV dự giờ. Còn những giờ dạy bình thường hoặc giờ dạy cần sử dụng TBDH thì GV ở mức thỉnh thoảng hoặc rất hiếm khi sử dụng.

Đánh giá về mặt ý thức và nhận thức tỉ lệ GV sử dụng TBDH trong các giờ thao giảng, giờ dạy có GV dự giờ chiếm tỉ lệ cao, còn những giờ dạy bình thường và những giờ dạy có yêu cầu sử dụng TBDH thì tỉ lệ lại giảm xuống. Điều này cho thấy ý thức của GV về sử dụng TBDH chưa tốt, GV chưa tích cực và chủ động sử dụng TBDH mặt dù GV thấy được vai trò và tầm quan trọng của TBDH đối với quá trình giảng dạy, nhưng GV vẫn ít chịu sử dụng TBDH vào bài giảng cho nên để tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành

động cho GV đòi hỏi nhà quản lý ngoài những biện pháp tác động về mặt nhận thức còn phải có những biện pháp tác động phối hợp khác.

Qua việc khảo sát này ta có thể rút ra kết luận làm cơ sở để đề ra các biện pháp là: Nếu chỉ dùng những biện pháp tác động về mặt nhận thức để thúc đẩy GV sử dụng TBDH vào bài giảng là chưa đủ mà nhà quản lý cần có những biện pháp mang tính bắt buộc.

Bảng 2.19: Đánh giá của Giáo viên và Cán bộ quản lý về tình hình sử dụng TBDH TT Mức độ GV (268) CBQL (16) SL % SL % 1 Rất tốt 45 16,8 2 12,5 2 Tương đối tốt 56 20,9 3 18,8 3 Bình thường 125 46,6 5 31,3 4 Gặp khó khăn khi sử dụng 40 14,9 5 31,3 5 Chưa biết sử dụng 2 0,8 1 6,1

Qua kết quả khảo sát cho thấy rằng số GV gặp khó khăn khi sử dụng TBDH ở các trường THPT huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa hiện nay còn chiếm tỉ lệ cao. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể giải thích rằng là do GV quen với lối dạy học cũ, dạy chay, với lại trước khi thực hiện chương trình mới thì việc đầu tư mua sắm TBDH ở các trường THPT cũng rất hạn chế nên GV ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng TBDH thường xuyên. Ngoài ra khi thực hiện chương trình mới THDH đưa về nhiều mà GV chưa được tập huấn sử dụng, bên cạnh đó GV chưa chịu đầu tư nghiên cứu để sử dụng TBDH, kết quả là khi yêu cầu sử dụng TBDH vào giảng dạy thì nhiều GV gặp khó khăn.

Bảng 2.20: Hiệu quả sử dụng TBDH Hiệu quả sử dụng Rất thường xuyên Thường xuyên Không Thường xuyên Chưa bao giờ SL % SL % SL % SL % Xây dựng các quy định về sử dụng CBQL (17) 5 29,4 9 53 3 17,6 0 0 GV (350) 80 22,9 240 68,6 30 8,5 0 0

Theo dõi việc thực hiện những quy định

CBQL

(17) 4 22,5 10 59,9 3 17,6 0 0GV (350) 45 12,9 275 78,6 30 8,5 0 0 GV (350) 45 12,9 275 78,6 30 8,5 0 0

Tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng CBQL (17) 4 22,5 11 64,7 2 12,8 0 0 GV (350) 65 18,6 260 74,3 25 7,1 0 0 Thiết bị được sử dụng đúng quy trình kỹ CBQL (17) 3 16,6 12 70,6 2 12,8 0 0 GV (350) 68 18,4 255 73,9 27 7,7 0 0 Tổng kết, đánh giá CBQL (17) 4 23,5 12 70,6 1 5,9 0 0 GV (350) 55 15,7 265 75,7 30 8.6 0 0

Các yêu cầu như: “Lớp học được sử dụng hết công suất”, “Thiết bị được sử dụng đúng quy trình kỹ thuật, thường xuyên và phục vụ cho công tác giáo dục”, “Thủ thư vận động bạn đọc sử dụng nhiều thiết bị, tài sản của thư viện”, được các đối tượng điều tra đánh giá rất thường xuyên CBQL là 16,6%; GV là 18,4%. Mức độ thường xuyên CBQL là 70,6%; GV là 73,9%. Không thường xuyên CBQL là 12,8%; GV là 7,7%. Điều đó cho thấy với điều kiện CSVC- TBDH còn thiếu như đã trình bày, nhưng các trường THPT đã có nhiều cố gắng trong việc bảo quản, giữ gìn và sử dụng hết công suất phòng học, thiết bị hiện có tại trường. “Xây dựng các quy định về sử dụng TBDH”. Ở nội dung này, có 90% CBQL đánh giá thực hiện ở mức độ rất thường xuyên thường xuyên; trong khi đó hơn 90% GV cũng đánh giá như thế. Đề ra những quy định trong nhà trường vừa mang tính bắt buộc vừa mang

tínhkhích lệ GV phải sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp. Đưa việc sử dụng TBDH vào một trong các nội dung thi đua khen thưởng của nhà trường. Bởi vì có những GV thực hiện không thường xuyên, khi biểu dương khen thưởng họ thực hiện, qua thời gian thực hiện họ dần nhận ra hiệu quả của TBDH trong công tác giảng dạy. Từ đó họ có ý thức và tự giác sử dụng TBDH. Vì thế, bên cạnh việc động viên khen thưởng người quản lý nên đưa ra các quy định bắt buộc GV phải sử dụng TBDH. Điều đó mới đảm bảo việc thực hiện mục tiêu trong công tác quản lý TBDH ở nhà trường. Việc xây dựng các quy định về sử dụng TBDH ở mỗi trường học là rất cần thiết, công tác này giúp người Hiệu trưởng quản lý tốt chất lượng TBDH, đảm bảo việc sử dụng đúng, đủ và đảm bảo tính nguyên tắc khi sử dụng TBDH.

Thực trạng việc “Theo dõi việc thực hiện những quy định về sử dụng TBDH”. Có 22,5% CBQL và 12,9% GV đánh giá Hiệu trưởng thực hiện rất thường xuyên và 59,9% CBQL và 78,6% GV đánh giá thực hiện thường xuyên. Việc xây dựng và theo dõi việc thực hiện những quy định về sử dụng TBDH là công tác mà Hiệu trưởng cần phải quan tâm thực hiện vì nó giúp Hiệu trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và có những biện pháp khắc phục đối với những GV thực hiện sai nội dung quy định về sử dụng TBDH.

Thực trạng việc “Tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TBDH, lưu giữ, hồ sơ TBDH khoa học, hợp lí”. Có 64,7% CBQL và 74,3% GV đánh giá mức độ thực hiện của Hiệu trưởng là thường xuyên. Đây là những trường có điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, thiếu phòng học bộ môn, không có phòng thí nghiệm - thực hành đúng chuẩn, thiếu các phương tiện bảo quản, nhưng nhà trường biết tổ chức, sắp xếp TBDH khoa học, hợp lý giúp cho GV thuận lợi trong việc sử dụng và không gây khó khăn cho công tác thanh kiểm tra của Sở GD&ĐT. Bên cạnh đó cũng còn một số đánh giá mức độ thực hiện công

tác này là không thường xuyên (CBQL: 12,8%; GV: 7,1%). Từ nhìn nhận nội dung quản lý công tác này của các trường kết hợp với đối chiếu với thực tế, chúng tôi có thể nhận định như sau: thực tế việc trang bị phương tiện bảo quản TBDH ở các trường chưa đồng bộ với việc trang bị TBDH hiện nay. Đa số các trường chưa có phòng học bộ môn cho từng môn học, phần lớn các trường có phòng thiết bị dùng chung cho các môn học tự nhiên và xã hội, đa số không có kho để chứa thiết bị. Tủ đựng, giá, kệ… có kích thước không phù hợp do đókhông chứa hết. Công tác bảo quản như hiện nay chưa phát huy hết tác dụng, công suất, mật độ sử dụng các TBDH đã được cung cấp. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, tình trạng TBDH bị hư hỏng là điều không thể tránh khỏi do GV, HS, GV phụ trách thiết bị và nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết GV phụ trách thiết bị đều là GV kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo bài bản cho nên ít am hiểu về TBDH ở tất cả các môn học. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giới thiệu, chuẩn bị, phân loại, sắp xếp, bảo quản, giúp đỡ cho GV bộ môn trong quá trình khai thác TBDH một cách có hiệu quả nhất.

Thực trạng việc“Tổng kết, đánh giá hiệu quả việc sử dụng TBDH”. Đây là công việc mà Hiệu trưởng thực hiện định kì mỗi tháng và tổng kết đánh giá khi tổ chức họp Hội đồng sư phạm toàn trường, qua đó Hiệu trưởng tuyên dương những GV sử dụng tốt TBDH và phê bình các cá nhân không thực hiện tốt, đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục khó khăn đối với bộ phận quản lý các TBDH. Có 23,5% CBQL và 15,7% GV đánh giá rất thường xuyên. Mức độ thực hiện thường xuyên có 70,6% CBQL và 75,7% GV. Mức độ không thường xuyên có 5,9% CBQL và 8,6% GV.

Tóm lại, đa số ý kiến đều xác định mức độ thường xuyên. Tuy nhiên mức độ thực hiện không thường xuyên cũng ở tỉ lệ khá cao, cụ thể ở nội dung 1 (CBQL: 17,6%; GV: 8,5%), nội dung 2 (CBQL: 17,6%; GV: 8,5%),

nội dung 3 (CBQL: 12,8%; GV: 7,1%), nội dung 4 (CBQL: 12,8%; GV: 7,7%), nội dung 5 (CBQL: 5,9%; GV: 8,6%). Đây là ý kiến phù hợp, vì hiện nay công tác kiểm tra đánh giá là một khâu chưa được các Hiệu trưởng quan tâm đúng mức, tiêu chuẩn để kiểm tra đánh giá cũng chưa xác định. Việc kiểm tra đánh giá công tác TBDH của Hiệu trưởng chỉ thực hiện trước khi có thanh tra, kiểm tra toàn diện của Sở GD&ĐT. Do vậy, công tác kiểm tra, đánh giá cũng còn nhiều hạn chế và mang tình hình thức, đối phó. Với thực tế hiện nay, cần phải có những biện pháp thật cụ thể, tích cực và thường xuyên trong hoạt động kiểm tra, đánh giá mới có thể góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w