Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trước khi bước vào năm học mới:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 82)

học trước khi bước vào năm học mới:

Xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên trong công tác quản lý. Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH là quá trình thiết lập các mục tiêu về việc quản lý TBDH, hệ thống các hoạt động và điều kiện đảm bảo

thực hiện các mục tiêu đó. Nếu nhà quản lý làm tốt công tác xây dựng kế hoạch thì sẽ giúp cho công tác quản lý được thuận lợi. Theo đánh giá của CBQL và GV thì hầu hết các công việc liên quan đến công tác quản lý TBDH trường học đều có lập kế hoạch. Đặc biệt là kế hoạch vào đầu năm học mới.

* Mục đích:

- Nhằm tổ chức triển khai có hiệu quả việc mua sắm trang bị, bảo quản, sử dụng TBDH.

- Khai thác hiệu quả, tối đa TBDH để nâng cao chất lượng dạy và học. * Tổ chức thực hiện:

- Đầu năm học mới Hiệu trưởng phải căn cứ vào nguồn ngân sách hiện có và lên kế hoạch mua sắm bổ sung để trang bị thêm TBDH. Đồng thời phải có kế hoạch để bảo quản TBDH hiện có và lê kế hoạch tổ chức triển khai việc sử dụng TBDH.

- Lên kế hoạch rà soát, bổ sung TBDH. Đảm bảo đủ số lượng TBDH tối thiểu, chất lượng đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm, tính kinh tế… để làm được điều này thì hàng năm CBQL phải kiểm kê nắm kỹ về số lượng, chất lượng TBDH của nhà trường, từ đó lập kế hoạch mua sắm TBDH cho phù hợp. Ngoài ra ở mỗi trường học cần phải thành lập ban nghiệm thu TBDH gồm những người lãnh đạo trường là trưởng ban, cán bộ phụ trách TBDH, phòng thí nghiệm và mỗi môn có một GV là thành viên để kiểm tra TBDH khi nhập về. Khi TBDH nhập về thì cần chỉ đạo cho kiểm tra các nội dung: số lượng, chất lượng, tài liệu hướng dẫn lắp ráp, tài liệu hướng dẫn sử dụng, hạn bảo hành đi kèm theo thiết bị. Sau khi kiểm tra xong thì tiến hành phân TBDH về các bộ phận cho hợp lí rồi tiến hành nhập thiết bị vào sổ gốc, rồi tiến hành lập danh mục TBDH.

- Lên kế hoạch sắp xếp, bố trí TBDH một cách thuận lợi nhất cho GV dễ dàng sử dụng. Với những TBDH có nhiều chi tiết thì nên bố trí túi hoặc

hộp dựng cho GV dễ dàng vận chuyển và bố trí sử dụng. Những TBDH dễ vỡ, khó di chuyển thì nên bố trí tại những phòng học cố định. Nói cách khác TBDH bố trí càng thuận tiện bao nhiêu thì càng kích thích GV sử dụng chúng nhiều bấy nhiêu. Với những trường có điều kiện thì nên đầu tư và bố trí TBDH theo phòng học bộ môn. Phòng học bộ môn là một xu hướng mà hiện nay nhiều trường đang tiến hành, do đó với những trường có điều kiện thuận lợi thì đầu tư xây dựng một phòng cho một bộ môn. Còn với những trường chưa có điều kiện thì xây dựng một phòng sử dụng cho nhiều môn có đặc điểm giống như phòng cho các môn Hoá - Sinh; Vật lý - Công nghệ…

- Bên cạnh đó Hiệu trưởng cần chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn và từng GV xây dựng kế hoạch sử dụng TBDH một cách đầy đủ, cụ thể. Cần lưu ý muốn sử dụng TBDH có hiệu quả tốt, không thể bỏ qua khâu lựa chọn TBDH, bởi vì không phải TBDH nào sử dụng cũng đem lại hiệu quả. Để GV có kỹ năng lựa chọn và sử dụng hiệu quả TBDH cần mở các lớp bồi dưỡng về

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 80 - 82)