PHƯƠNG PHÁPNỘI DUNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 30)

THIẾT BỊ DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁPNỘI DUNG NỘI DUNG

- Mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, quy trình đào tạo là các yếu tố quy định thiết bị dạy học về các mặt: trang bị, sử dụng, bảo quản.

- Thiết bị dạy học là cầu nối để người học, người dạy cùng hành động tương hợp với nhau, sử dụng phương pháp đào tạo chiếm lĩnh được nội dung và mục tiêu đào tạo, nó góp phần quyết định chất lượng đào tạo, nó hỗ trợ đắc lực cho thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

TBDH là một trong những điều kiện quan trọng nhất để thực hiện nội dung giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh trong quá trình dạy học. Đối với các môn học ở trường phổ thông, TBDH giữ vai trò đặc biệt quan trọng và được thể hiện trên những nội dung cụ thể sau đây:

* Đẩy mạnh và hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS: Sử dụng TBDH góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy - học, mở rộng khả năng tiếp cận với các đối tượng, hiện tượng. Con người nhận thức thế giới bên ngoài nhờ hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. Hệ thống tín hiệu thứ nhất l những gì nghe được, thấy được, cảm xúc được từ thế giới bên ngoài (trừ lời nói). Đó là những thông tin về thế giới khách quan mà con người nhận được nhờ các giác quan, là cơ sở của sự phản ảnh thực tiễn. Hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ, là thông tin về thực tiễn khách quan đã được trừu tượng hoá. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của hệ thống tín hiệu thứ hai. Người ta không thể hiểu được những gì khi dùng ngôn ngữ để mô tả một khái niệm, một hiện tượng nếu không có biểu tượng ban đầu của nó. Khi HS bắt đầu học tập, nghiên cứu các môn học, các em đã tích lũy được một số biểu tượng ban đầu do quan sát thực tiễn học tập mà có. Nhưng những biểu tượng này không đồng đều giữa các HS, mức độ chính xác và sâu sắc còn hạn chế và rất khác nhau. Vì vậy, trong giờ học, GV phải cho HS quan sát các hiện tượng hoặc tạo nên các hiện tượng tự nhiên bằng phương pháp nhân tạo

nghĩa là sử dụng các phương tiện trực quan là TBDH. Như vậy, TBDH trước hết giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính trực quan của quá trình Dạy- Học. Mặt khác, trong quá trình học tập, HS lĩnh hội tri thức mới từ nhiều nguồn khác nhau: Lời nói của thầy, nội dung sách giáo khoa, các tài liệu học tập khác, môi trường gia đình, xã hội… TBDH với tư cách là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin tới HS, được coi như là nguồn tri thức quan trọng. TBDH còn giúp điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Chẳng hạn, dựa trên các hiện tượng xảy ra trong phòng thí nghiệm hoặc trên các sự vật hiện tượng… giúp GV hình thành một hệ thống câu hỏi, định hướng tư duy của HS theo chiều hướng nhất định (Phân tích, tổng hợp, so sánh, khắc hoạ chúng trong sự vận động và phát triển…).

* Giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực thực hành: Sử dụng TBDH và thông qua thí nghiệm giúp HS chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức một cách độc lập để giải thích các hiện tượng và rút ra kết luận trên các hiện tượng đã được quan sát được.

* Kích thích hứng thú nhận thức của HS: Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả của quá trình học tập. Trong quá trình dạy học, TBDH được sử dụng nhằm kích thích hứng thú học tập của HS, tạo ra động cơ học tập, rèn luyện thái độ tích cực đối với tài liệu mới.

* Phát triển trí tuệ HS: Trong quá trình học tập, trí tuệ HS được phát triển nhờ sự tích cực hoá các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ… Sử dụng TBDH đúng lúc và đúng chỗ, với những phương pháp và lời dẫn thích hợp của GV giúp HS phát triển óc quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh.

khả năng quan sát, tính cần cù, trung thực, tác phong làm việc nghiêm túc, ngăn nắp, khoa học.

* Hợp lí hoá quá trình hoạt động của GV và HS: Khi sử dụng THDH sẽ làm gia tăng cường độ lao động của HS, tạo điều kiện nâng cao nhịp độ nghiên cứu tài liệu giáo khoa. Sử dụng tốt TBDH giúp GV và HS mất ít thời gian và công sức vào tổ chức phụ trong lớp, dành thời gian cho việc thực hiện có hiệu quả cao giờ lên lớp.

* Thiết bị dạy học vật chất hóa phương pháp đào tạo, làm tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh: TBDH là công cụ lao động của giáo viên và học sinh, vật chất hóa phương pháp đào tạo. Góp phần tích cực vào giải phóng sức lao động của thầy trò tạo điều kiện cho hoạt động dạy học diễn ra hợp lý.

* Thiết bị dạy học tham gia vào thúc đẩy sự hiện thực hóa mục tiêu đào tạo, góp phần làm cho quá trình đào tạo có chất lượng hiệu quả: Là nguồn thông tin thể hiện nội dung dạy học gây cảm xúc và tạo biểu tượng về đối tượng học tập: Yêu cầu cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo chỉ có thể thực hiện được khi có thiết bị dạy học đủ mạnh theo sự tiến bộ của nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo. Không có sự tương hợp nhau về nội dung phương pháp đào tạo với thiết bị dạy học thì sớm muộn việc thực hiện mục tiêu đào tạo sẽ bị kìm hãm, quá trình đào tạo sẽ bị phá vỡ sự cân đối toàn vẹn và nền giáo dục sẽ bị suy thoái.

Tóm lại: TBDH đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng quá trình Dạy - Học. Bởi vì nó là một thành tố của quá trình Dạy - Học và có quan hệ tương hỗ với tất cả các thành tố khác của quá trình dạy học. Do đó quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH là một trong những yếu tố để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w