Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 71)

2.4.1. Ưu điểm:

Từ kết quả khảo sát thực trạng sử dụng và quản lý việc sử dụng TBDH ở các trường THPT Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi có một số đánh giá như sau:

- Tình hình trang bị hầu hết các trường THPT Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đều được đầu tư trang bị đảm bảo yêu cầu về TBDH tối thiểu theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hầu hết thiết bị đảm bảo các yêu cầu qui định cho TBDH.

- Đảng và Nhà nước đã có những định hướng rõ ràng về việc đầu tư tăng cường CSVC, trang thiết bị trường học. Điều này được thể hiện trong các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành liên quan.

- Hiệu trưởng cũng như GV các trường THPT đều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng củaTBDH trong quá trình dạy học. Đây là điều kiện cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Do vậy trách nhiệm CBQL và ý thức của GV được nâng cao.

- Hệ thống văn bản pháp qui hiện hành về công tác TBDH tương đối hoàn chỉnh.

- TBDH ở các trường THPT huyện Yên Định hiện nay trang bị tương đối đảm bảo theo mức yêu cầu tối thiểu của Bộ GD&ĐT quy định. Nguồn kinh phí được đầu tư tăng nhiều lần so với thời gian trước đây. Công tác xã hội hóa đã được đa số Hiệu trưởng quan tâm và làm tốt hàng năm.

2.4.2 Hạn chế:

b. Hạn chế:

Về nhận thức của cán bộ thiết bị và GV đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của TBDH đối với quá trình dạy học. Nhưng mức độ nhận thức còn chưa sâu sắc, chưa biến nhận thức thành hành động. Đa số GV vẫn còn chưa tự giác, tích cực, học tập nghiên cứu sử dụng TBDH. Cán bộ thiết bị chưa được đào tạo cơ bản (Chủ yếu là được đào tạo về tin học văn phòng và cao đẳng sư phạm kỹ thuật nên am hiểu về công tác quản lý TBDH còn hạn chế. CBQL đôi khi chưa chỉ đạo quyết liệt trong việc sử dụng TBDH và hiệu quả chưa đạt như mong muốn (Đặc biệt là đội ngũ tổ trưởng chuyên môn). Đôi khi còn cả nể trong nhắc nhở phê bình GV của tổ mình quản lý trong việc sử dụng, bảo quản TBDH. Những vấn đề sai sót hay chưa thực hiện đúng chủ yếu chỉ có BGH nhắc nhở.

Về tình hình sử dụng TBDH của GV trong giảng dạy tần suất còn thấp, mang lại hiệu quả chưa cao, việc sử dụng không đảm bảo theo yêu cầu của chương trình quy định, phần lớn GV chưa tự giác tích cực sử dụng. Một bộ phận CBQL và GV còn xem nhẹ vai trò, tác dụng của TBDH trong công tác giảng dạy nên chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Đội ngũ GV còn ngại khó khi sử dụng TBDH, phương pháp và kỹ năng sử dụng TBDH còn lúng túng, nên hiệu quả chưa cao. GV chỉ thường xuyên sử dụng TBDH trong những giờ dạy có GV dự giờ và đánh giá, còn những giờ dạy bình thường thì

thỉnh thoảng mới sử dụng. Trong việc sử dụng thì GV thường lựa chọn những TBDH đơn giản, ít tốn thời gian chuẩn bị để sử dụng. Đặc biệt các dụng cụ thí nghiệm đôi khi GV còn sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên khi nào có sự giám sát chặt chẽ của CBQL thì GV mới tích cực sử dụng. Khi nào công việc quản lý bận rộn Ban Giám hiệu bận không giám sát thì sử dụng mang tính chiếu lệ, thiếu tính tự giác.

Công tác quản lý việc sử dụng TBDH: Công tác quản lý chỉ đạo việc sử dụng TBDH chưa chặt chẽ và khoa học từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra, đánh giá. Tuy đề ra các quy định về quản lý và sử dụng TBDH nhưng việc giám sát thực hiện vẫn còn thiếu chặt chẽ (Cán bộ thiết bị đôi khi còn biểu hiện quan điểm làm việc cả nể GV, chưa giúp BGH quản lý tốt việc sử dụng, bảo quản TBDH). Việc ứng dụng công nghệ thông tin của CBTB vào quản lý TBDH còn hạn chế (Chủ yếu là BGH sử dụng trong khâu quản lý). Việc tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng sử dụng TBDH cho CBTB và GV thực hiện chưa thường xuyên và mang lại hiệu quả chưa cao.

Phương pháp và kỹ năng sử dụng TBDH đôi khi còn lúng túng, đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại.

Kinh phí đầu tư cho việc trang bị TBDH và xây dựng CSVC trường học mặc dù tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Hiện nay việc đầu tư chỉ quan tâm đến xây dựng các phòng học để giải quyết nhu cầu học cho HS, còn các phòng chức năng, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, kho chứa thiết bị chưa được quan tâm đúng mức.

Phong trào làm đồ dùng dạy học chưa thu hút được GV trong việc đầu tư thời gian, trí tuệ và công sức. Vẫn còn biểu hiện làm cho có phong trào. Phòng học bộ môn đã triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Chất lượng phòng học và các trang thiết bị chưa đạt yêu cầu.

Công tác tập huấn sử dụng TBDH cho GV chưa được tổ chức thường xuyên và đồng bộ. Việc kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của GV và học tập của HS chưa đề cập cụ thể đến khâu sử dụng thiết bị.

Công tác quản lý TBDH của một số CBQL còn nhiều bất cập, hạn chế từ khâu lập kế hoạch đến chỉ đạo thực hiện và kiểm tra. Một số CBQL chưa tập trung cho công tác quản lý TBDH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w