Phòng học bộ môn (PHBM), hiểu một cách nôm na là nơi xếp các thiết bị dạy học theo đúng “bộ” của nó một cách khoa học nhất. Thiết bị dạy học (TBDH) có một chỗ đứng cố định tại lớp học để được sử dụng và bảo quản. Lớp học, TBDH và giáo viên bộ môn không di chuyển, còn học sinh thì di chuyển lớp học theo thời khoá biểu. Mô hình đó chính là mô hình PHBM.
Theo Tiến sĩ Trần Đình Châu, Giám đốc Ban điều hành Dự án phát triển giáo dục THCS II, dạy học theo PHBM là một hình thức dạy học khá quen thuộc với nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, mô hình này có tù những năm 50-60 của thế kỷ 20 ở các nước Đông Âu. Các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… đều triển khai mô hình này ở các mức độ khác nhau. Dạy và học theo mô hình PHBM phải là tất yếu trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đây cũng chính là giải pháp cho tình trạng “Dạy chay, học chay”
* Mục đích:
Khai thác tối đa TBDH hiện có. TBDH được phân loại theo bộ môn nên đảm bảo được các nội dung: Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, sắp xếp theo từng chuyên môn an toàn, đảm bảo thẩm mỹ và TBDH có tên cho từng danh mục đồ dùng.
*Tổ Chức thức hiện:
điện, ánh sáng, giá để thiết bị, nơi treo thiết bị…) để khi GV triển khai TBDH vào bài giảng được thuận lợi và dễ dàng.
- Đầu tư xây dựng các phòng học chuẩn có đầy đủ TBDH hiện đại, đặc biệt là các thiết bị nghe, nhìn có thể sử dụng một cách thuận lợi.
- Trong quá trình sắp lớp nên biên chế số HS trong một lớp giảm xuống từ 40 đến 35 HS, để thuận lợi trong việc thực hành thí nghiệm của HS và GV thì thuận lợi hơn trong việc hướng dẫn các em.
- Phòng học phải đảm bảo đủ ánh sáng, chống ồn, chống ẩm, bố trí chỗ ngồi hợp lí.
- Nội dung các đề kiểm tra, đề thi của nhà trường cần phải có những nội dung gắn với việc sử dụng TBDH. Cải tiến công tác thi cử, đánh giá, cần đưa nội dung các kì thi có sử dụng kết quả sử dụng TBDH.
- Tổ chức cho CBQL, GV và nhân viên phụ trách TBDH học tập kinh nghiệm sử dụng TBDH từ các tiết dạy có kết quả cao.