phổ thông:
TBDH là công cụ quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh, nhất là các TBDH có ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông. Việc quản lý TBDH trong trường THPT nhằm mục đích làm cho TBDH trở thành người bạn đồng minh trung thành của giáo viên trong việc cải tiến chất lượng giảng dạy, cũng chính là làm cho TBDH trở thành công cụ cho học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, nâng cao nhận thức tu dưỡng đạo đức và để thực hiện mục tiêu bao trùm là nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. Việc quản lý TBDH tốt sẽ giúp phát huy tối đa vai trò và tác dụng của TBDH trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT.
1.4.2. Các nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học trong trường trung học phổ thông: phổ thông:
Lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà trường cho thấy, quản lý tốt các TBDH đòi hỏi người quản lý TBDH trường học cần nắm vững một số yêu cầu sau:
- Các yêu cầu về nội dung chương trình và phương pháp bộ môn, quy định các TBDH cho từng môn học và các hoạt động giáo dục khác.
- Biết cách phân loại và nắm vững nội dung quản lý TBDH. - Phải có phương pháp xây dựng, trang bị và tổ chức sử dụng.
- các TBDH có hiệu quả cao. Giữ gìn và bảo quản tốt các TBDH đã được trang bị dạy học.
- Phải có lộ trình đầu tư ngắn hạn và dài hạn để trang bị TBDH để đáp ứng yêu cầu nêu trên, người quản lý phải tuân thủ một số nguyên tắc quản lý TBDH trong trường học.
Quản lý TBDH là một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý trường học. Quản lý TBDH để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của người Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
* Nguyên tắc tính hai mặt hành chính và chuyên môn trong quản lý TBDH:
Quản lý TBDH phải đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa công tác quản lý hành chính và chuyên môn. Kế hoạch và nội dung quản lý chuyên môn phải đồng bộ và ăn khớp với kế hoạch quản lý hành chính. Ngược lại kế hoạch và nội dung quản lý hành chính nhằm phục vụ tốt nhất cho dạy và học. Việc trang bị, sử dụng, bảo quản các TBDH phải tuân thủ các thủ tục quản lý hành chính Nhà nước.
* Nguyên tắc tính khoa học và thực tiễn trong quản lý TBDH:
Việc trang bị, sử dụng, bảo quản TBDH phải xuất phát từ nhu cầu của việc thực hiện nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học cùng các điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Đồng thời nó cũng là những căn cứ và cơ sở để kiểm tra và đánh giá công tác quản lý TBDH của nhà trường. Nhà trường cần bố trí sắp xếp nhân lực, vật lực và tài lực phục vụ một cách tốt nhất cho công tác này.
* Nguyên tắc tính đầy đủ và đồng bộ trong quản lý TBDH
TBDH đầy đủ và đồng bộ không chỉ cho từng bộ môn mà còn cho tất cả các phân môn trong cùng một môn. Bao gồm các thiết bị chứng minh lý thuyết và thí nghiệm thực hành. Đảm bảo sự đồng bộ, đầy đủ giữa các thiết bị cấp phát và thiết bị do giáo viên và học sinh làm. Đảm bảo đầy đủ, đồng bộ giữa các thiết bị truyền thống với các thiết bị hiện đại. Điều quan trọng là phải đảm bảo đầy đủ, đồng bộ cơ cấu nhân sự quản lý TBDH.
* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý TBDH:
Quản lý TBDH nhằm đảm bảo thực hiện tốt nội dung chương trình và đổi mới phương pháp dạy học. Các TBDH được trang bị phải có chất lượng tốt, việc sử dụng phải đơn giản tiện lợi và có hiệu quả cao.
Việc sử dụng TBDH phải hợp lý đúng tính năng tác dụng và tính mục đích.
Việc bảo quản TBDH phải chu đáo, đúng cách. Cần có phương án bảo vệ sửa chữa tránh hỏng hóc do thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến tính chính xác của TBDH khi sử dụng.