Nguyên tắc quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (Trang 31 - 35)

Để quản lý kinh tế đạt hiệu quả, Hồ Chí Minh nêu ra một số nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc dân chủ tập trung thể hiện ở tầm vĩ mô là việc tôn trọng và thừa nhận các loại hình sở hữu và các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân thống nhất phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa. Sự tôn trọng và thừa nhận này tạo nên sự nhất trí căn bản về lợi ích của các giai tầng trong xã hội, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mọi thành phần kinh tế, đưa nền kinh tế đất nước phát triển đến một tráng thái mới cao hơn.

Trong một đơn vị sản xuất, nguyên tắc dân chủ tập trung bảo đảm cho đông đảo người lao động tham gia vào quá trình quản lý. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: quản lý phải dân chủ và nêu lên những nội dung căn bản về quyền làm chủ của người lao động tham gia quản lý, trước hết ở khâu đầu của quá trình sản xuất là xây dựng kế hoạch. Kế hoạch sản xuất của đơn vị phải được bàn bạc dân chủ, có sự tham gia của đông đảo người lao động nhằm tạo nên sự nhất trí cao trong quá trình thực hiện. Sự nhất trí đó là động lực trong sản xuất, tăng cường trách nhiệm của người lao động, thúc đẩy phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên.

Mặt khác, Người luôn nhắc nhở cán bộ quản lý phải: dân chủ, chí công vô tư; tài chính phải công khai, minh bạch. Tài chính công khai là vấn đề luôn được Hồ Chí Minh đặt ra khi bàn về quản lý kinh tế ở nước ta và là một vấn đề trọng tâm của phong trào cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật do Người phát động trong những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc. Suy cho cùng, mọi nguyên nhân lãng phí, tham ô là bắt đầu từ việc không thực hành dân chủ trong quản lý, mà biểu hiện là không công khai, minh bạch về tài chính. Do đó, công khai tài chính là một nội dung dân chủ trong quản lý kinh tế.

Hai là, nguyên tắc kế hoạch hóa

Về vấn đề này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta phải làm tốt công tác kế hoạch hóa kinh tế của ta và thực hiện đầy đủ kế hoạch Nhà nước nhằm phát triển kinh tế và văn hóa, nâng cao dần đời sống của nhân dân, trước hết là của nhân dân lao động” [43, tr.2]. Làm tốt công tác kế hoạch hóa kinh tế đòi hỏi người quản lý phải vạch ra một cách có hệ thống và cụ thể về cách thức, trình

tự, thời hạn tiến hành những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với mục tiêu nhất định.

Kế hoạch sản xuất phải được vạch ra trên cơ sở tình hình thực tế, phải nhìn xa, thấy rộng, phải thống nhất từ trên xuống, từ dưới lên, nghĩa là Chính phủ trung ương có kế hoạch cho toàn quốc, và địa phương căn cứ theo kế hoạch toàn quốc mà xác định kế hoạch thích hợp với địa phương mình, cho đến mỗi ngành, mỗi gia đình, mỗi người sẽ có kế hoạch riêng của mình, ăn khớp với kế hoạch chung. Mặt khác, Người cũng chỉ ra xây dựng kế hoạch dù rất quan trọng nhưng đó chỉ là bước đầu, việc thực hiện kế hoạch mới là yếu tố quyết định để biến kế hoạch thành hiện thực. Do đó, “khi đi vào thực hiện thì mỗi ngành mỗi nghề phải rất tỉ mỉ, chu đáo, thật sát với cơ sở”, “kế hoạch 10 phần thì biện pháp cụ thể phải 20 phần, chỉ đạo thực hiện sát sao phải 30 phần. Có như thế mới chắc chắn hoàn thành tốt kế hoạch” [45, tr.368].

Ba là, nguyên tắc hạch toán kinh tế

Nguyên tắc hạch toán kinh tế đòi hỏi trong quản lý kinh tế phải tính toán sao cho chi phí bỏ ra để sản xuất kinh doanh hợp lý nhất và thu được lãi cao nhất. Người chỉ rõ: “Phải thực hiện hạch toán kinh tế cho tốt; phải đảm bảo các bộ phận sản xuất cân đối, tiến hành ăn khớp nhịp nhàng” [44, tr.51]. Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Chính phủ ngày 1 - 1 - 1953, Người nói: “Quản lý một nước cũng như quản lý một doanh nghiệp: phải có lãi. Cái gì ra, cái gì vào, việc gì phải làm ngay, việc gì chờ, hoãn, hay bỏ, món gì đáng tiêu, người nào đáng dùng: tất cả mọi thứ đều phải tính toán cẩn thận” [34, tr.82- 83]. Người thường chỉ ra những khuyết điểm phổ biến của chúng ta trong quản lý kinh tế là lủng củng, thiếu nền nếp, kém hiệu quả, người thì làm không hết việc, người thì ngồi chờ việc và yêu cầu chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt cho hợp lý, để một người có thể làm việc như hai người, một ngày có thể làm việc như hai ngày, một đồng có thể dùng bằng hai đồng. Có như vậy mới đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình lao động sản xuất, phân phối sản phẩm có tác động rất lớn, nó kích thích sản xuất nếu phù hợp và phá hoại sản xuất nếu không phù hợp. Nguyên tắc công bằng, hợp lý, theo Hồ Chí Minh không phải là bình quân mà là làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, những người già yếu, tàn tật, trẻ em được Nhà nước giúp đỡ, chăm nom. Trong công tác lưu thông phân phối, Người lưu ý hai điều quan trọng: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên” [46, tr.187].

Nguyên tắc công bằng, hợp lý thể hiện rõ nhất bằng việc thực hiện phân phối theo lao động, căn cứ vào sự đóng góp sức lao động của người sản xuất để làm thước đo phân phối kết quả sản xuất kinh doanh, hình thành thu nhập cá nhân cho người lao động. Phân phối theo lao động là căn cứ vào tính chất, đặc điểm, điều kiện và môi trường lao động, căn cứ vào số lượng, chất lượng và kết quả đóng góp của mỗi người vào thành quả chung của tập thể. Phân phối theo lao động bảo đảm sự hợp lý và công bằng nhất trong điều kiện bình đẳng trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

Năm là, nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích

Để thúc đẩy sản xuất phát triển, trong quản lý kinh tế phải biết kết hợp hài hòa các lợi ích, giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích: Nhà nước, tập thể và cá nhân. Tôn trọng và khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động trên cơ sở kết hợp hài hòa ba lợi ích trên. Người chỉ rõ: “Chúng ta phải thực hiện chính sách công và tư đều được chiếu cố, chủ và thợ đều có lợi” [41, tr.361].

Coi trọng lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động, nhưng Hồ Chí Minh luôn luôn đặt nó trong mối quan hệ thống nhất với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Người nói:

Lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thỏa mãn. Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với

lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể [43, tr.299].

Theo Người phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu chính là điều kiện để thực hiện kết hợp hài hòa các lợi ích, phát huy tất cả lực lượng kinh tế của nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Người cho rằng chế độ khoán thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay. “Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng” [42, tr.341]. Chế độ khoán khuyến khích người công nhân luôn luôn tự đổi mới chính mình, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, vì thế làm cho nhà máy luôn tiến bộ. Do đó, cần khuyến khích áp dụng chế độ khoán để thúc đẩy sản xuất phát triển. Đi liền với khoán là thưởng phạt nghiêm minh để nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động và kích thích phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w