Nhóm cư dân chuyển đến Tây Nguyên trong thời kỳ lịch sử muộn hơn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (Trang 61 - 63)

1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26//2003 của Quốc hội.

2.1.3.1. Nhóm cư dân chuyển đến Tây Nguyên trong thời kỳ lịch sử muộn hơn

muộn hơn

Nhóm cư dân mới chuyển đến Tây Nguyên trước hết phải nói đến người Kinh. Hiện nay người Kinh đã trở thành dân tộc đa số ở Tây Nguyên, chiếm 66,8% dân số toàn vùng [28, tr.137]. Người Kinh phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Tây Nguyên, nhưng tập trung đông nhất ở các khu vực thuận lợi, đặc biệt ở ven

trục đường giao thông, các thị trấn, thị xã. Ví dụ: ở thành phố Plâycu (Gia Lai), họ chiếm 93,84% số dân; ở thị trấn Bảo Lộc (Lâm Đồng): 94,54%; ở thành phố Đà Lạt: 96,12%; ở thị trấn An Khê (Gia Lai): 96,6%, v.v..[13, tr.269]. Đây là lực lượng lao động quan trọng nhất đối với sự phát triển Tây Nguyên. Họ là lực lượng tham gia tích cực vào đời sống chính trị, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có khả năng và kinh nghiệm thâm canh các loại cây công nghiệp, tiếp cận nhanh với sản xuất hàng hóa, với thị trường, với khoa học kỹ thuật.

Ngoài người Kinh, một số cư dân thuộc các dân tộc thiểu số miền Nam và miền Bắc trong những giai đoạn lịch sử khác nhau cũng chuyển cư cưỡng bức hoặc tự nguyện đến Tây Nguyên. Năm 1968, chính quyền Sài Gòn dùng máy bay cưỡng bức hơn 3000 hộ, gần 10 vạn đồng bào từ vùng Trường Sơn vào Tây Nguyên. Trong số này có hơn 2000 người Bru - Vân Kiều. Sau năm 1975, một số đã trở về quê cũ [13, tr.269-270].

Các DTTS gốc miền Bắc, một số di cư vào Nam từ năm 1954, nhưng phần lớn mới chuyển đến Tây Nguyên từ sau năm 1979, trong đó người Tày, Nùng, Dao... thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh... chiếm số dân đông hơn cả. Ngoài ra, còn một số cư dân thuộc các dân tộc khác như: Thái, Mông, Mường, Hoa,.v.v.. Nhóm cư dân này chiếm 6,5% tổng dân số Tây Nguyên [14, tr.34].

Trong cơ cấu DTTS ở Tây Nguyên, 4 dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Cơ-ho vẫn giữ được vị trí là các dân tộc có số dân đông nhất, còn các dân tộc Xơ-đăng và Mơ-nông đã nhường vị trí cho các dân tộc Nùng, Tày. Sự di cư của các DTTS từ miền núi Trung du phía Bắc tới Tây Nguyên trong những thập kỷ qua là một xu hướng khá nổi bật. Chỉ tính riêng 5 dân tộc Nùng, Tày, Thái, Mường và Dao ở Tây Nguyên đã chiếm 5,87% dân số toàn vùng (gần 300.000 người) [28, tr.140].

Đồng bào các DTTS ở miền Bắc vào Tây Nguyên phần lớn là người nghèo. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, gắn liền với phương thức canh tác nông nghiệp phá rừng làm rẫy, sống du canh du cư. Do vậy, diện tích rừng bị phá và tỉ lệ đói nghèo ở Tây Nguyên cũng tăng lên, tỉ lệ dân tộc thiểu

số tại chỗ giảm xuống. Điều này làm cho vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên vốn đã phức tạp lại ngày càng phức tạp hơn.

Những vấn đề dân cư, dân tộc nêu trên đòi hỏi Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương các tỉnh Tây Nguyên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải có chính sách phù hợp với từng nhóm dân cư, dân tộc, làm cho cư dân các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời có chính sách đầu tư về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS để tạo điều kiện cho các DTTS vươn lên cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (Trang 61 - 63)