1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26//2003 của Quốc hội.
2.2.2.1. Thành tựu và hạn chế
a) Những thành tựu
Sau hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết 10, Quyết định 168 của Thủ tướng Chính phủ và một số chính sách kinh tế xã hội khác, kinh tế Tây Nguyên đã có bước phát triển khá và đạt được các mục tiêu chủ yếu. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt gần 10%. Năm 2008, GDP bình quân đầu người của toàn vùng đạt 11,8 triệu đồng (cả nước là 17,1 triệu đồng), tăng gấp đôi năm 2005 (5,2 triệu đồng), trong đó Kon Tum 10,4 triệu đồng, Gia Lai 10,5 triệu đồng, Đắk Lắk 11,4 triệu đồng, Đắk Nông 13,5 triệu đồng và Lâm Đồng 13,2 triệu đồng [12, tr.295].
Thực hiện Quyết định 168, 132, 134 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay toàn vùng Tây Nguyên đã giao được 19.615 ha đất sản xuất cho 43.890 hộ đồng bào DTTS, đạt 51,4% về diện tích và 52,8% số hộ; giao 486.000 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 26.000 hộ, bình quân 18,6 ha/hộ, trong đó 60% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số; tạo việc làm mới cho 93.810 lao động/năm, trong đó 15% là DTTS bằng các nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ việc làm [15, tr.303].
Chương trình 135 được thực hiện bởi các dự án thành phần với các chính sách tổng hợp về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nói riêng đã tác động lớn đến sản xuất của đồng bào DTTS, trình độ sản xuất, canh tác của đồng bào đã được nâng lên rõ rệt. Kỹ thuật canh tác mới, kết hợp với những giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt đã dần dần thay thế những tập quán sản xuất lạc hậu, điều này đã giúp cho các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn phần nào ổn định lương thực. Lương thực bình quân đầu người khu vực Tây Nguyên đã tăng đáng kể, năm 2001 bình quân lương thực của vùng là 197,38 kg/người/năm, đến năm 2005 đã tăng lên 316,1 kg/người/năm [70, tr.3].
Công tác định canh, định cư, giải quyết đất sản xuất, đất ở, giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đã từng bước làm cho đời sống của đồng bào các dân tộc có nhiều tiến bộ đáng kể. ở tỉnh Đắk Lắk, trong số 52.278 hộ đã định canh, định cư, hiện có 61% hộ giàu và trung bình, trong đó hộ giàu là 5.327 hộ, chiếm tỷ lệ 10,2%; 26.045 hộ trung bình, chiếm tỷ lệ 41,8%. Nhiều hộ đồng bào DTTS đã phát huy tính tự lực, tự cường, tranh thủ sự tương trợ giúp đỡ của Đảng và Nhà nước để đầu tư mở rộng sản xuất. Bố trí lại mùa vụ và cây trồng hợp lý, mạnh dạn chuyển sang sản xuất hàng hóa, hình thành các trang trại với diện tích từ 5-10 ha, thậm chí có hộ 50 ha. Nhờ đó, thu nhập của đồng bào DTTS ngày một cao. Xã Ea Phê, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) có 1.160 hộ, trong đó 768 hộ là đồng bào DTTS sản xuất giỏi, thu nhập hàng năm từ 12 triệu đồng trở lên, có hộ thu nhập trên 100 triệu đồng một năm từ việc làm mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng. Xã Glắc, huyện Mang Yang (Gia Lai) có 7.000 dân với 1.250 hộ đồng bào dân tộc Ba Na trồng lúa đạt năng suất 44,9 tạ/ha, lương thực bình quân đầu người đạt hơn 400 kg; nhiều hộ chăn nuôi bò có từ 30 đến 40 con [29, tr.61].
Chương trình 135 và một số chương trình lồng ghép khác đã đầu tư 1.733,190 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, chợ, trung tâm cụm xã. Thực hiện các dự án khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ về phân bón, giống cây trồng, trợ cước, trợ giá, thu mua nông sản nên sản xuất và đời sống đồng bào DTTS đã có sự cải thiện đáng kể. Hiện nay, ở vùng DTTS đã có 98,6% số xã có đường ô tô đến trung tâm, 97,2% có điện lưới quốc gia, 45% hộ đồng bào được dùng nước sạch, 55% hộ dùng điện sinh hoạt, gần 100% xã có điện thoại, trạm y tế, trường tiểu học, trường mẫu giáo, nhà trẻ, mạng lưới y tế cộng đồng mở rộng đến buôn làng [5, tr.3]. Tỷ lệ nghèo đói trong đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng giảm đi. Đến nay Tây Nguyên đã không còn hộ đói kinh niên. Năm 2006 tỷ lệ hộ đói nghèo trong các DTTS ở Tây Nguyên là 58,8%, đến năm 2007 giảm xuống còn 40,1% [8, tr.114].
Xét về tổng thể, nền kinh tế vùng Tây Nguyên những năm vừa qua đạt được những thành tựu khá ấn tượng. Nông nghiệp mặc dù chịu ảnh hưởng của
hạn hán và thời tiết bất thường, hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ nhưng vẫn duy trì được mức tăng ổn định (6,98%/năm); từng bước nâng dần tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp đã chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành những vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, có lợi thế cạnh tranh trong nội địa và xuất khẩu như: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm, bông vải, mía, ngô lai, sắn... Công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng bình quân 20,82%/năm. Đã hình thành 14 khu, cụm công nghiệp thu hút được một số dự án. Thương mại, dịch vụ tăng trưởng bình quân 14,73%/năm (chỉ tiêu là 12%). Các hoạt động vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hàng có nhiều tiến bộ và phát triển đa dạng hơn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trung bình đạt 10.000 tỷ đồng/năm, sức tiêu dùng xã hội tăng rõ rệt, doanh thu thương mại, dịch vụ 5 năm 2002 - 2007 tăng bình quân 15,5% [5, tr.2]. Cơ cấu GDP theo ngành công - nông - dịch vụ năm 2008 của các tỉnh Tây Nguyên là: Kon Tum: 47% - 19% - 34%; Gia Lai: 47% - 25% - 28%; Đắk Lắk: 64% - 13% - 23%; Đắk Nông: 61% - 20% - 19%; Lâm Đồng: 51% - 19% - 30% (trong khi tỷ lệ này của cả nước là: 22% - 40% - 38%) [12, tr.295-296].
Đến nay, toàn vùng đã đầu tư xây dựng 7 công trình trọng điểm về thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho 20.000 ha, đưa năng lực tưới thực tế của hệ thống thủy lợi lên 57%; nâng cấp 3 sân bay, 13 tuyến quốc lộ, 57 tuyến tỉnh lộ và liên huyện, hàng trăm tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 15.000 km. Có 99,2% số xã có đường ô tô đến trung tâm, 98% số xã có điện lưới quốc gia, 79,18% số hộ được dùng điện, 52,5% số hộ được được dùng nước sạch, 95% số hộ được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, trên 80% số hộ được xem truyền hình, xây dựng được 1.026 điểm phục vụ bưu điện, 484 điểm bưu điện văn hóa xã [5, tr.2].
Về giáo dục có 99,24% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và chống tái mù chữ, gần 32% số xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng hoạt động y tế được nâng lên, hầu hết các xã đều có trạm y tế, 71% số xã có bác sĩ, 1,43 triệu người được cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí [5, tr.2].
So sánh với thực trạng đời sống người DTTS tại chỗ Tây Nguyên trước đổi mới, chúng ta mới thấy hết những thành quả mà những chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước mang lại cho đồng bào Tây Nguyên. Trước Đổi mới tình hình kinh tế - xã hội và điều kiện sống của các hộ DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của các tỉnh Tây Nguyên rất khổ cực, sống chủ yếu dựa vào khai thác và tước đoạt nguồn lợi tự nhiên, sản xuất tự cấp, tự túc; sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, phương pháp canh tác độc canh quảng canh; năng suất cây trồng và thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chắp vá, thiếu đồng bộ, đặc biệt là mạng lưới giao thông từ huyện đến các xã vùng sâu, vùng xa hầu hết là đường đất, đường cấp phối chỉ đi lại được mùa khô. Giao thông liên xã chủ yếu là đường mòn dân sinh, thị trường gần như bị cách biệt, khép kín. Hệ thống thủy lợi hầu hết chỉ đầu tư cụm đầu mối, kênh chính hoặc xây dựng dở dang, kém chất lượng. Chỉ có các công trình thủy lợi nhỏ do người dân tự làm, mang tính thủ công không đảm bảo nhu cầu tưới tiêu. Công tác khai hoang đồng rộng đầu tư chưa đúng mức, diện tích lúa nước ít được phát triển. Mạng lưới văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế cơ sở chưa được phát triển, mọi hoạt động dịch vụ y tế, giáo dục gần như tách biệt với huyện, thị. Đa số con em đồng bào các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) học trong các phòng bằng tranh tre, nứa lá rất tạm bợ, tình trạng học ba ca, bỏ học và tỷ lệ mù chữ cao. Phần lớn các trạm y tế xã chủ yếu mượn nhờ cơ sở để phục vụ cho dân cư. Đa số các buôn, làng vùng sâu, vùng xa khi có người ốm không được đưa đến trạm y tế mà chữa bệnh tại nhà.
Đến nay, không phải mọi vấn đề trên đã được giải quyết, nhưng những thành tựu đạt được là không nhỏ, đồng bào đã cơ bản không còn đói cơm, lạt muối, sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa không ngừng được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên rõ rệt.
Có được kết quả đó trước hết là do đường lối phát triển kinh tế đúng đắn được vạch ra trong Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18 - 10 - 2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010, và một loạt các chính sách khác như 135, 168, 134,... Sự đầu tư của Nhà nước cho miền núi và vùng dân tộc ngày càng
được chú trọng. Chỉ tính riêng nguồn vốn của Chương trình 135 đầu tư cho 5 tỉnh Tây Nguyên trong ba năm 2006, 2007, 2008 đã là 909,6 tỷ đồng [8, tr.21]. Ở đây, nguồn vốn được đầu tư trực tiếp cho các hộ gia đình thông qua các chương trình, dự án như định canh định cư, giao đất giao rừng, hỗ trợ trực tiếp cho các hộ đặc biệt khó khăn, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt... trên thực tế đã góp phần ổn định đời sống đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
Điều đó thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với đời sống đồng bào DTTS. Đó là những chính sách cụ thể, thiết thực, hợp lòng dân, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Những kết quả đạt được không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội ở các xã ĐBKK mà còn góp phần to lớn vào việc củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên, vùng biên giới; góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mặt khác, những thành tựu đạt được không thể thiếu sự chỉ đạo, tổ chức điều hành của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, cũng như sự tham gia tích cực của người dân địa phương. Khi có quyết định của Thủ tướng về thực hiện các chính sách, các tỉnh đều nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo, lập dự án và triển khai thực hiện. Mỗi tỉnh đều có phương án triển khai phù hợp với đặc điểm dân tộc, địa phương. Ví dụ khi thực hiện Quyết định 134, Lâm Đồng giải quyết đất sản xuất cho các hộ thiếu đất với bốn phương án là giao đất, giải quyết việc làm, giao khoán bảo vệ rừng; Đắk Lắk tập trung khai hoang và mua lại đất từ các nông trường; Gia Lai và Kon Tum tập trung khai hoang quỹ đất trống. Nói chung các tỉnh đều nỗ lực thực hiện Quyết định trên cơ sở khai hoang, đầu tư công trình thủy lợi vừa và nhỏ để tăng vụ, mua và thu hồi đất từ các nông lâm trường, chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm để tăng thu nhập cho đồng bào.
Một yếu tố quan trọng nữa tạo nên thành tựu kể trên là trình độ dân trí của đồng bào DTTS đã được nâng lên đáng kể. Đại đa số các hộ khá giả, thoát nghèo đều là những người có đầu óc sản xuất, biết đa dạng hóa cây
trồng, vật nuôi, biết áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp... để nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Nhờ đó họ vươn lên làm chủ mảnh đất của mình, thoát nghèo và dần dần khá giả.
b) Một số hạn chế
Mặc dù thành tựu đạt được là to lớn, nhưng bên cạnh đó sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên trong những năm vừa qua cũng còn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục kịp thời.
Cho đến hiện nay, vùng các DTTS vẫn là vùng sản xuất chậm phát triển, đời sống chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Tỷ lệ hộ nghèo chung tuy giảm, nhưng tỷ lệ nghèo trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn ở mức cao. Theo thống kế của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn vùng là 19,06%, tỷ lệ nghèo trong các DTTS là 40,10% (theo chuẩn mới). Tỷ lệ hộ DTTS nghèo của các tỉnh là: Kon Tum: 42,38%; Gia Lai: 38,73%; Đắk Lắk: 40,87%; Đắk Nông: 28,96%; Lâm Đồng 47,06% [8, tr.111-114].
Trong sản xuất ở vùng DTTS hiện nay, hạn chế nổi bật là cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất chậm đổi mới. Cơ cấu kinh tế ở các DTTS vẫn là nông nghiệp truyền thống, trong đó trồng trọt và chăn nuôi vẫn là hai ngành sản xuất cơ bản tạo ra hơn 80% giá trị tổng thu nhập của người dân, thậm chí có dân tộc tỷ lệ đó còn cao hơn, ví dụ như dân tộc Gia-rai là 99,45%; dân tộc Ba-na là 96,86% [26, tr.70]. Các dịch vụ phi nông nghiệp, nhất là thương mại và dịch vụ mới bắt đầu xuất hiện trong những năm gần đây và cũng chỉ ở một số vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên tỷ trọng giá trị thu nhập còn rất nhỏ bé.
Sản xuất nông nghiệp còn lệ thuộc lớn vào thiên nhiên. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vẫn còn hạn chế. Trong nông nghiệp, cơ cấu giữa hai ngành trồng trọt và chăn nuôi ít có sự đổi mới. Hiện tại trong cơ cấu sản xuất mà biểu hiện trực tiếp trong cơ cấu thu nhập của cư dân các dân tộc thiểu số chủ yếu vẫn là từ trồng trọt, còn chăn nuôi vẫn mang tính chất nghề phụ, nhỏ lẻ. Điều đó đã hạn chế khả năng
phát huy tính đa dạng trong sử dụng các lợi thế so sánh về đất đai, rừng núi, khí hậu... vào phát triển kinh tế.
Nguồn thu chủ yếu của các dân tộc thiểu số vẫn là nông nghiệp, nhưng bản thân nông nghiệp thì không thể tự mình tạo ra sản phẩm hàng hóa mà phải có sự tác động trực tiếp của nhiều ngành, nhất là công nghiệp chế biến, giao thông vận tải... Tuy nhiên, ở Tây Nguyên hiện nay, những điều kiện này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Tỷ trọng công nghiệp của Tây Nguyên so với công nghiệp của cả nước giảm từ 0,97% năm 2000 xuống còn 0,83% năm 2005 [5, tr.4]. Công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản vẫn chưa được chú ý và đầu tư đúng mức, vì vậy chất lượng sản phẩm giảm, sản phẩm làm ra thường được trao đổi ở dạng thô, không qua chế biến nên hàng hóa thường có giá trị kinh tế thấp, điều này hạn chế sự phát triển của sản xuất hàng hóa ở vùng các dân tộc thiểu số trong những năm qua.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn quá nhỏ bé. Các trung tâm cụm xã (TTCX) được đầu tư nhiều nơi chưa phát huy tác dụng. Nhiều nơi có đường giao thông đến xã nhưng chỉ đến được vào mùa khô, còn mùa mưa thì đường lầy, trơn làm cho các phương tiện giao thông không thể lưu thông được. Hệ thống thủy lợi chưa