1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26//2003 của Quốc hội.
2.3.2.4. Xây dựng các mô hình hợp tác sản xuất trong nông nghiệp
Với canh tác nương rẫy truyền thống, người nông dân DTTS không có nhu cầu hợp tác sản xuất, mà chỉ bước đầu có hình thức hợp tác lao động giản đơn như đổi công, tương trợ nhau làm nương rẫy, nhất là lúc thời vụ phát rẫy, gieo hạt và thu hoạch đòi hỏi. Hiện nay và thời gian tới, cùng với việc định canh định cư, làm ruộng nước, nhất là phát triển kinh tế vườn và kinh doanh nghề rừng tạo ra sản phẩm hàng hóa thì cũng xuất hiện các tiền đề và nhu cầu không chỉ của hợp tác lao động giản đơn mà còn của hợp tác sản xuất nữa. Rõ ràng động lực của sự hợp tác sản xuất này là sự phát triển của lực lượng sản xuất, của sản xuất hàng hóa.
Hợp tác sản xuất là một nhu cầu thực tế đang đặt ra đối với các hộ gia đình cá thể đồng bào DTTS. Việc làm thủy lợi, khai phá ruộng nước, từng gia đình không thể đảm đương được, đòi hỏi từng buôn làng phải hợp sức lại với nhau dưới sự hỗ trợ của Nhà nước, địa phương. Đặc biệt trong phát triển kinh tế vườn, nhu cầu hợp tác sản xuất càng tăng, thông qua các dịch vụ về làm đất, ươm giống, tưới nước, chống sâu bệnh, chế biến sản phẩm và trao đổi... Ngoài ra việc phát triển nghề rừng, chăn nuôi, làm nghề thủ công theo hướng tạo ra sản phẩm hàng hóa đã và đang thực sự mở đường cho hợp tác sản xuất phát triển. Mặt khác, sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước cũng đòi hỏi hình thành hình thức hợp tác khác nhau của người sản xuất cá thể, đó là sự đầu tư xây dựng cơ bản như đường sá, thủy lợi, các dịch vụ sản xuất... Ở đây, mục tiêu của sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước là tới từng hộ cá thể, tuy nhiên để có hiệu quả và thích hợp với trình độ của bà con thì nhiều khi phải thông qua các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện của người dân để tiếp nhận sự hỗ trợ và đầu tư của Nhà nước.
Vậy đối với các vùng dân tộc miền núi nên phát triển các hình thức hợp tác sản xuất như thế nào? ở đây chúng ta cần và có thể trở lại với những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng phát triển hợp tác xã ở nông thôn miền núi. Đó là: phải làm dần dần từ tổ đổi công tiến lên hợp tác xã; quy mô hợp tác xã không nên quá to; cách quản lý phải công bằng, công khai, dân chủ, phải phù hợp với tâm lý, tập quán của đồng bào các dân tộc,...
Do đó, phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đối với các DTTS Tây Nguyên hiện nay cần:
Đối với các buôn làng dân tộc, nhất là với vùng xa xôi, hẻo lánh, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, nên nghiên cứu sử dụng và phát triển các hình thức hợp tác lao động truyền thống là vần công, đổi công, lao động tương trợ lúc thời vụ làm nương, làm ruộng... miễn là các hình thức hợp tác lao động này còn là nhu cầu và mang lại lợi ích thiết thực. Quy mô và hình thức hợp tác, tương trợ lao động này sao cho thật mềm dẻo, sinh động, diễn ra giữa một số gia đình sống cạnh nhau, nơi canh tác gần nhau, có quan hệ huyết thống hay vừa mới tách ra từ một ngôi nhà dài. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nên nâng dần mức độ từ hợp tác lao động giản đơn lên từng bước của hợp tác sản xuất khi nhu cầu sản xuất đòi hỏi. Trong sự hợp tác này đòi hỏi sự điều phối theo tập tục truyền thống và uy tín của những người già làng.
Nên mở đường cho các quan hệ hợp tác lao động và hợp tác sản xuất giữa hai hay một số gia đình cá thể với nhau trên nguyên tắc có nhu cầu đòi hỏi và hoàn toàn tự nguyện. Hình thức hợp tác này đặc biệt phù hợp với các hộ cá thể làm kinh tế vườn, trong các khâu làm đất, ươm giống, tưới nước, bón phân, thu hoạch. Khuyến khích hộ cá thể có điều kiện bỏ vốn ra mua sắm máy móc, vật tư để vừa làm cho gia đình mình, vừa làm dịch vụ cho một số gia đình khác trong buôn. Hình thức thanh toán trả các dịch vụ này có thể là trả công lao động, tiền hay sản phẩm tiêu, cà phê sau khi thu hoạch. Cách làm này sẽ là một trong những nhân tố thúc đẩy kinh tế vườn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa của các hộ trong buôn, là tiền đề cho sự phân công lao động giữa những người nông dân cá thể.
Nhà nước, thông qua chính quyền địa phương nên hình thành những trạm dịch vụ kỹ thuật tổng hợp đặt ở các cụm xã, đầu mối giao thông qua lại, đứng ra làm các dịch vụ về năng lượng (xăng dầu), máy móc kỹ thuật, giống, mua bán, trao đổi... phục vụ cho phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc. Thông qua hệ thống trạm dịch vụ này và một số hình thức tổ chức kinh tế khác, Nhà nước thực hiện sự hỗ trợ và tác động tới sản xuất của bà con DTTS, nhất là vùng xa xôi hẻo lánh. Sự hỗ trợ và tác động ấy có thể thông
qua đầu tư xây dựng cơ bản như đường sá, thủy lợi, trường học, trạm xá; đầu tư kỹ thuật như máy móc, giống, kỹ thuật sản xuất; cấp vốn, cho vay vốn, ưu tiên bán nguyên liệu, máy móc, kỹ thuật và mua sản phẩm của bà con với giá khác mức bình thường.
Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi dân tộc, mỗi vùng (ven đô thị, trục giao thông, nơi xa xôi hẻo lánh...) có những đặc thù khác nhau, do đó, cần điều tra, nghiên cứu và áp dụng những hình thức, quy mô hợp tác sản xuất sao cho thật phù hợp, tránh rập khuôn, gò ép, áp đặt. Mục tiêu của sự phát triển các hình thức hợp tác này là làm sao cho lực lượng sản xuất phát triển, hiệu quả kinh tế nâng lên, đời sống bà con được nâng cao. Đó là tiêu chuẩn đánh giá chính xác nhất chất lượng mỗi mô hình hợp tác sản xuất.