Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định cư

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (Trang 92 - 94)

1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26//2003 của Quốc hội.

2.3.2.2. Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định cư

Nền kinh tế truyền thống của đồng bào DTTS Tây Nguyên là kinh tế nương rẫy với phương thức canh tác hỏa canh, quảng canh, luân khoảnh. Phương thức canh tác này dù muốn hay không thì nó cũng gắn liền với tình trạng du canh, du cư. Khi rừng và đất rừng chưa có ai chiếm giữ, hay những đất đai tự do còn rộng lớn, mật độ dân cư thấp thì phương thức du canh, du cư vẫn đảm bảo đời sống cho đồng bào trong một chừng mực nhất định. Tuy nhiên, sự tăng lên của dân số (tự nhiên và cơ học) càng làm bộc lộ nhược điểm của phương pháp canh tác nương rẫy cổ truyền. Rừng bị phá ngày càng nhiều, độ phì nhiêu của đất giảm, diện tích đất trống đồi núi trọc tăng nhanh, các nguồn nước bị cạn, sự cân bằng sinh thái ban đầu bị phá vỡ không tạo lập lại, các điều kiện đảm bảo cho sản xuất ngày càng khó khăn hơn, ngặt nghèo hơn. Phương pháp canh tác nương rẫy hạn chế đối với việc cải tiến nông cụ; và đến lượt nó việc không cải tiến nông cụ lại duy trì phương pháp canh tác nương dẫy, cả hai cái đó không tạo được bước tiến về năng suất lao động và duy trì tình trạng chậm phát triển của cộng đồng dân cư. Do đó, nếu không định canh, định cư thì đời sống của đồng bào không thế thay đổi theo hướng văn minh, tiến bộ. Khi nói chuyện với đồng bào tỉnh Yên Bái ngày 25 - 9 - 1958, Bác có nhấn mạnh đến định canh định cư, và khẳng định muốn no ấm đồng bào phải làm ăn định canh kết hợp với thâm canh tăng vụ, cải tiến kỹ thuật sản xuất.

Vấn đề trung tâm để định canh, định cư là tạo ra một cơ sở kinh tế bền vững và không ngừng được nâng cao để tăng dần mức thu nhập cũng như mức sống của cư dân so với khi còn du canh du cư. Cơ sở kinh tế bền vững và

không ngừng được nâng cao đó dựa trên cơ sở một nền nông nghiệp thâm canh, nâng cao dần trình độ chuyên môn hóa; chuyển nền nông nghiệp từ trạng thái kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Định canh quyết định định cư. Bởi vậy, đối với công cuộc định canh, định cư, điểm then chốt nhất là tạo ra được những địa bàn sản xuất ổn định, với việc duy trì, bồi dưỡng làm tăng độ phì nhiêu của đất đai, tạo ra nền nông nghiệp thâm canh, năng suất cao, trên cơ sở đó tạo ra sự định cư bền vững.

Hướng chủ yếu của việc định canh định cư là khai thác những tiềm năng có ưu thế của vùng. Tây Nguyên là vùng có diện tích đất bazan lớn nhất nước ta. Đây là loại đất thích hợp với các loại cây công nghiệp cả dài ngày và ngắn ngày. Tiềm năng về lâm nghiệp cũng rất lớn. Bởi vậy hướng chính để thực hiện định canh định cư ở đây phải dựa vào việc khai thác các tiềm năng có ưu thế, trên cơ sở đó mà phát triển tổng hợp các ngành để tăng thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư. Yêu cầu tồn tại của hướng này là phải thiết lập được mối giao lưu kinh tế, mối liên hệ với thị trường mà trước hết là thị trường lương thực và thị trường sản phẩm cây công nghiệp, lâm nghiệp không chỉ trong nội bộ vùng mà còn với ngoài vùng Tây Nguyên và cả với thị trường quốc tế.

Việc định canh định cư ở trình độ nào, có vững chắc hay không là do trình độ kinh tế, mức thu nhập quyết định. Bởi thế nó là vấn đề cốt lõi nhất mà ở các điểm định canh định cư cần tập trung sức tạo ra bằng được. Không tạo ra được một cơ sở kinh tế vững bền và ngày một nâng cao, không tạo ra được mức thu nhập cao thì không thể tạo ra được sự định cư vững chắc và quá trình du canh du cư vẫn có thể tiếp diễn. Việc đầu tư vốn, trong điều kiện ít vốn cũng nên tập trung chủ yếu cho khâu then chốt này. Tính chất chung mà ở bất kỳ điểm định canh định cư nào cũng cần phải có là tạo ra một kết cấu sản xuất đa dạng, đi dần vào chuyên môn hóa, đồng thời phát triển tổng hợp các ngành như nông nghiệp bao gồm trồng cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi; phát triển lâm nghiệp, ngành nghề thủ công, nông lâm kết hợp.

Để giảm bớt nương dẫy du canh, thay đổi phương thức canh tác... ngoài những biện pháp mở rộng diện tích và tiến hành thâm canh, trao đổi, điều phối lương thực giữa các vùng trong nước, một chính sách cần thiết là nhà nước nên miễn thuế nông nghiệp, và nên dành một quỹ lương thực cung cấp cho khu vực đồng bào dân tộc đang trong quá trình định canh, định cư.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (Trang 92 - 94)