1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26//2003 của Quốc hội.
2.3.2.5. Thu hút đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vào làm việc ở các nông, lâm trường quốc doanh
nông, lâm trường quốc doanh
Thu hút đồng bào DTTS tại chỗ vào làm việc trong các nông, lâm trường quốc doanh chính là thực hiện sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc theo quan điểm của Hồ Chí Minh.
Việc đưa đồng bào các DTTS tại chỗ vào làm công nhân trong các nông, lâm trường quốc doanh một mặt giải quyết được nguồn lao động cho sản xuất kinh doanh của các đơn vị quốc doanh, mặt khác có ý nghĩa nhiều hơn là góp phần quan trọng giúp đồng bào định canh, định cư, xây dựng quan hệ sản xuất mới ổn định và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào.
Các nông, lâm trường quốc doanh, với sự đầu tư của Nhà nước, với trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật tiên tiến sẽ có khả năng khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai và tiềm năng lao động, trong đó có lao động DTTS tại chỗ đem lại lợi ích cho Nhà nước và đảm bảo đời sống vật chất lâu dài cho đồng bào. Trên cơ sở phát triển sản xuất hàng hóa, tăng cường phúc lợi xã hội, nâng cao trách nhiệm xã hội, các nông, lâm trường quốc doanh sẽ có khả năng chăm lo mọi mặt đời sống cho đồng bào DTTS tại
chỗ, từ giáo dục nâng cao dân trí đến y tế chăm sóc sức khỏe, từ khai thác phát triển vốn văn hóa cổ truyền đến cải biến các phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh cho các buôn làng.
Trong thời gian trước mắt, thu hút đồng bào DTTS vào làm việc ở các nông, lâm trường quốc doanh có thể thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, trên cơ sở xem xét, cân đối đất đai, nguồn lao động, mỗi nông,
lâm trường quốc doanh trên địa bàn Tây Nguyên cần rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất, dân cư, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các mô hình tổ chức sản xuất. Đối với những cơ sở mà nhu cầu thực tế phát triển sản xuất đòi hỏi phải thu hút và sử dụng lao động người dân tộc tại chỗ, thì cần phải lựa chọn phương án thu hút và tổ chức, quản lý sản xuất thích hợp, tránh những sai sót của cách làm cũ như làm ồ ạt kiểu “đánh trống ghi tên”, chạy theo hình thức, không tính toán cụ thể quy mô lao động, đất đai và nhiệm vụ sản xuất của nông, lâm trường. Đối với các nông, lâm trường đã thu hút bà con dân tộc nay đã ổn định và phát triển sản xuất thì tiếp tục củng cố và cải tiến những biện pháp tổ chức và quản lý thích hợp, mang lại hiệu quả cao hơn về kinh tế - xã hội. Nơi các nông, lâm trường đã thu hút bà con vào, nay vì đời sống khó khăn đồng bào bỏ ra ngoài canh tác nương rẫy thì, hoặc là tích cực giải quyết những vướng mắc, tổ chức tốt để bà con quay trở lại sản xuất trong phạm vi nông, lâm trường; hoặc là giao đất, kể cả đất đai đã trồng cây công nghiệp của quốc doanh, để bà con sớm ổn định sản xuất cá thể hay tập thể, dưới sự hỗ trợ của nông, lâm trường.
Thứ hai, xuất phát từ thực tế sản xuất của các nông, lâm trường và trình
độ sản xuất còn thấp và không đồng đều của đồng bào các dân tộc, cần thiết phải đa dạng hóa các hình thức thu hút lao động, đa dạng hóa các hình thức khai thác tiềm năng tự nhiên, xã hội và con người, đa dạng hóa các quan hệ sở hữu, tổ chức sản xuất... sao cho phù hợp với phát triển kinh tế hàng hóa, phát triển văn hóa, xã hội trong bước đi hiện tại và tương lai.
Về các hình thức thu hút đồng bào vào làm việc: ở mức độ thấp có thể hình thành các làng buôn vệ tinh quanh nông, lâm trường cùng hỗ trợ nhau
trong sản xuất và tổ chức đời sống, thông qua hình thức hợp đồng sản xuất theo từng vụ, từng việc, thông qua tổ chức làm dịch vụ trong phát triển kinh tế vườn. ở mức độ cao hơn có thể thu hút cả buôn dân tộc vào nông, lâm trường, nhưng thực hiện phương thức hợp đồng hay khoán sản phẩm cho đồng bào trong việc trồng, chăm sóc cây công nghiệp, giao đất, giao rừng để bà con trồng và khai thác rừng, giúp bà con phát triển kinh tế vườn và làm ruộng nước ở những chỗ có điều kiện... Như vậy, tuy nằm trong phạm vi nông, lâm trường, sản xuất theo quỹ đạo của nông, lâm trường, nhưng các gia đình vẫn tồn tại như một đơn vị kinh tế độc lập, do đó, nó có tính độc lập tương đối và có khả năng phát huy hết năng lực lao động sản xuất, tạo ra hiệu quả cao.
Về đa dạng hóa các hình thức khai thác tài nguyên: cần kết hợp giữa trồng và khai thác rừng, trồng cây công nghiệp với làm ruộng nước, làm nương rẫy theo quy hoạch chung với phát triển kinh tế vườn. Trên cơ sở ấy đa dạng hóa các sản phẩm, trong đó có một vài loại sản phẩm hàng hóa chủ đạo, khai thác tốt nhất tiềm năng đa dạng về tự nhiên, về thói quen và kinh nghiệm sản xuất truyền thống của đồng bào, để vừa tạo ra nguồn hàng hóa có khối lượng lớn, giá trị kinh tế cao, lại vừa tự túc được lương thực và thực phẩm thỏa mãn nhu cầu đời sống của đồng bào.
Về đa dạng hóa các hình thức sở hữu: Bên cạnh sở hữu chủ đạo của Nhà nước về tài nguyên rừng, đất đai và các tư liệu chủ yếu khác (máy móc cơ giới, xăng dầu, vật tư...), về cơ sở hạ tầng lớn (đường sá, công trình thủy lợi, thủy điện...), các thiết chế phúc lợi công cộng (trạm y tế, trường học, nhà văn hóa...), nên mở rộng đến mức cần thiết các hình thức sử dụng cá thể về đất vườn, nương rẫy, ao hồ, các công cụ sản xuất nhỏ.
Về đa dạng hóa các hình thức tổ chức lao động và quản lý sản xuất: nông, lâm trường có thể tuyển dụng lao động vào biên chế, tuyển dụng một bộ phận hay toàn bộ, cũng có thể tuyển dụng theo hợp đồng dài hạn hay ngắn hạn, tổ chức cơ chế khoán từng khâu công việc hay khoán gọn đến từng hộ gia đình. Tùy theo tính chất công việc mà thời gian khoán có thể dài hay ngắn. Ví dụ việc giao đất, giao rừng là phải khoán dài hạn, từ khâu trồng, chăm sóc đến khâu khai thác. Bằng hình thức hợp đồng, khoán sản phẩm của
quốc doanh, người dân có thể đầu tư vượt khoán, tạo nên sự gắn bó lợi ích của người lao động với nông, lâm trường; đồng thời, nông, lâm trường đầu tư, làm dịch vụ cho kinh tế gia đình, tạo nên mối quan hệ hài hòa, phụ thuộc lẫn nhau giữa hai thành phần kinh tế, từ đó thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Thứ ba, để lao động DTTS làm việc trong các nông, lâm trường có hiệu
quả thì cần phải nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ lao động, trình độ quản lý sản xuất cho đồng bào. Lao động các DTTS chủ yếu là lao động cơ bắp, chưa qua đào tạo, còn ở trình độ kinh nghiệm, công cụ sản xuất vừa thiếu vừa lạc hậu. Nay bà con được thu hút vào làm việc ở các nông, lâm trường với cách thức sản xuất mới đòi hỏi được trang bị kiến thức canh tác mới, trang bị kỹ thuật, những hiểu biết về tổ chức quản lý sản xuất. Thiếu những hiểu biết ấy, họ không thể nâng cao hiệu quả sản xuất. Để nâng cao trình độ lao động cho đồng bào có thể thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, đặc biệt cần tiến hành bồi dưỡng kỹ năng lao động bằng cách tập huấn các thao tác sản xuất tại hiện trường lao động, cầm tay chỉ việc.
Thứ tư, trong bối cảnh người Kinh và người các DTTS tại chỗ chung
sống trong một cộng đồng kinh tế xã hội như các nông, lâm trường quốc doanh, là điều kiện tốt cho các cư dân xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn - và xu hướng này là chủ đạo, tuy nhiên điều kiện đó cũng dễ làm nảy sinh va chạm trong đời sống hàng ngày. Cách tốt nhất để đẩy nhanh quá trình hòa hợp và xác lập sự bình đẳng thật sự giữa các dân tộc là nâng cao ý thức tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất và đời sống. Cần trang bị cho cán bộ, công nhân người Kinh những hiểu biết cần thiết về lối sống, phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào tại chỗ, mặt khác cơ bản hơn là đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa, phát triển văn hóa, xã hội, tăng nhanh mức sống về mọi mặt của đồng bào DTTS tại chỗ.