1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26//2003 của Quốc hội.
2.3.2.1. Giải quyết vấn đề đất đa
Đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Vì nhiều lý do như chính sách di dân kinh tế mới, xây dựng các nông, lâm trường quốc doanh, rồi nạn di dân tự do,... làm cho diện tích đất sản xuất cũng như đất ở của đồng bào DTTS Tây Nguyên ngày càng bị thu hẹp. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã hết lòng đi theo Đảng, theo cách mạng để đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, vậy mà khi đất nước đã có hòa bình, độc lập, tự do rồi thì một bộ phận đồng bào DTTS lại thiếu đất sản xuất. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Tây
Nguyên, đến cuối năm 2008 toàn Tây Nguyên vẫn còn 4.365 hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất và 1.456 hộ thiếu đất ở. Do đó, để phát triển kinh tế trong các DTTS ở Tây Nguyên hiện nay, vấn đề trước tiên là phải giải quyết đất sản xuất cho đồng bào, xác lập quyền làm chủ trên mảnh đất cho người sử dụng. Quyền làm chủ phải được thể hiện công bằng, bình đẳng và cụ thể đối với mọi công dân.
Muốn vậy, trước hết cần quy hoạch lại ranh giới các xã, các buôn làng cho thích hợp với hiện tại và nhu cầu của tương lai, có chiếu cố nhất định đến ranh giới cổ truyền, nhưng không theo ranh giới ấy, vì không còn phù hợp với những biến đổi hiện tại. Cần đảm bảo cho mỗi làng có đủ thổ cư, đủ đất giành cho những sinh hoạt công cộng; rừng cấm, nghĩa địa, nguồn nước, khu sinh hoạt cộng đồng,..; có đất canh tác ruộng, rẫy, vườn tùy theo quỹ đất của địa phương. Tích cực vận động khai thác các quỹ đất hoang đưa vào sử dụng.
Đối với các nông, lâm trường quốc doanh, Nhà nước cần kiên quyết yêu cầu tính toán lại khả năng sản xuất kinh doanh, định lại diện tích, quy mô cho hợp lý, bàn giao lại đất đai dư thừa cho địa phương, cho các xã, buôn làng đang thiếu đất. Cần tôn trọng ranh giới của các buôn làng nằm trong địa bàn quốc doanh quản lý. Phạm vi đất đai do các đơn vị sử dụng, quản lý phải được đưa vào sản xuất. Không để tình trạng đất hoang hóa, vô chủ.
Các đơn vị sản xuất quốc doanh cũng như các xã có trách nhiệm về toàn bộ đời sống của các thành viên lao động sinh sống trên địa bàn mình đảm nhiệm. Riêng về mặt quản lý hành chính cần nghiên cứu, tốt nhất là nên quy vào một mối, nhất là giữa các xã và các nông lâm trường, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt do tính chất của cơ quan quy định như quân đội, xí nghiệp công nghiệp.
Muốn thực hiện những việc làm trên, cần mở đầu bằng việc tổ chức một cuộc vận động để khẳng định quyền làm chủ của người dân trên mảnh đất họ sinh sống, khẳng định quyền sử dụng, quản lý đất đai của các đơn vị một cách hợp lý. Cuộc vận động trước hết xác định lại ranh giới các buôn làng, các đơn vị tập thể, các cơ sở quốc doanh. Dứt khoát không giao đất, giao
rừng cho các nông, lâm trường chưa có khả năng sử dụng. Ngược lại phải cung cấp đất đai, rừng, ruộng, rẫy cho đồng bào DTTS tại chỗ cũng như đồng bào di cư mới đến. Cuộc vận động này phải kết hợp với cải tạo và phát triển nông thôn, định canh, định cư, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Có như vậy, mỗi người, mỗi đơn vị mới thấy mình thực sự làm chủ trên mảnh đất quê hương, nơi mình đang sinh sống, mới phấn khởi, an tâm lao động sản xuất, bảo vệ đất, rừng.