Xu hướng phát triển kinh tế trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (Trang 85 - 87)

1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26//2003 của Quốc hội.

2.2.3. Xu hướng phát triển kinh tế trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay

Tóm lại, có nhiều vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh tế trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, trong đó tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu khoa học kỹ thuật, nạn di dân tự do, phá rừng và hủy hoại môi trường sinh thái là những vấn đề nổi cộm cần được nghiên cứu, cân nhắc thấu đáo để đề ra những chính sách kinh tế phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao đời sống các dân tộc Tây Nguyên.

2.2.3. Xu hướng phát triển kinh tế trong các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay Nguyên hiện nay

Qua nghiên cứu sự phát triển kinh tế trong các DTTS ở Tây Nguyên những năm vừa qua, chúng tôi thấy tồn tại hai xu hướng cần được nhìn nhận, tính toán trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, đó là:

Xu hướng thứ nhất: các dân tộc thiểu số Tây Nguyên tích cực vươn lên hòa nhập với sự phát triển chung của vùng và cả nước.

Thực hiện chủ trương định canh, định cư của Nhà nước, từ sau ngày giải phóng, các tỉnh Tây Nguyên đã triển khai công cuộc định canh, định cư cho bộ phận đồng bào DTTS còn du canh, du cư, góp phần tổ chức lại sản xuất và đời sống cho đồng bào. Đến năm 2004, toàn vùng đã có 160.440 hộ, 913.185 nhân khẩu cơ bản hoàn thành định canh, định cư, chiếm 82,7% số hộ đồng bào DTTS tại chỗ thuộc diện định canh, định cư, trong số đó 51,5% đã định canh, định cư vững chắc [15, tr.385].

Trong đồng bào DTTS tại chỗ, nền kinh tế tự cung tự cấp đã bước đầu chuyển sang phát triển theo định hướng sản xuất hàng hóa. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế vườn, kinh tế hộ gia đình, đồng bào các dân tộc đã phát huy tính tự lực, tự cường chăm lo sản xuất, mở rộng diện tích, bố trí lại mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý. Phát huy thế mạnh của điều kiện tự nhiên trong vùng, đồng bào đã chuyển sang trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su, bông, hồ tiêu, ca cao... Chăn nuôi gia đình được chú ý phát triển. Sản xuất

của đồng bào DTTS đã tạo ra lượng hàng hóa nông sản thương phẩm dồi dào, phong phú cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ở những vùng giao thông thuận lợi, kinh tế hàng hóa phát triển và nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh tế chung của khu vực và cả nước. Cho đến nay 30% số hộ đồng bào DTTS đã chuyển sang sản xuất hàng hóa [15, tr.387].

Việc thay đổi phương thức sản xuất đã kéo theo những biến đổi trong nếp sinh hoạt của đồng bào các dân tộc. Nhiều buôn làng đã giải thể những nhà dài, làm nhà theo từng hộ, xây dựng nếp sống văn hóa buôn làng lành mạnh. Các tập tục lạc hậu dần dần được xóa bỏ.

Những thành tựu đạt được đó chứng tỏ khả năng vươn lên của các dân tộc thiểu số trên con đường hướng tới văn minh, tiến bộ. Tuy nhiên, những thành tựu đó mới chỉ thể hiện ở những vùng thấp xung quanh các thị trấn, thị tứ và những vùng có giao thông thuận lợi dọc các trục đường quốc lộ.

Xu hướng thứ hai: một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn giữ nếp sống cũ, co cụm, biệt lập trước xu thế phát triển chung nên ngày càng tụt hậu xa hơn.

Hiện nay còn một bộ phận cư dân các DTTS đời sống chưa ổn định, kỹ thuật canh tác còn thô sơ, nếp sinh hoạt còn lạc hậu, chậm thay đổi, đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Một số nơi mặc dù đã được tổ chức lại sản xuất và đời sống nhưng đồng bào chưa quen với lối sống và phương thức sản xuất mới, nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận tiếp tục du canh, du cư, đi đến những vùng rừng sâu phát rừng làm rẫy, sống theo lối cũ.

Ở vùng cao biên giới, vùng sâu, vùng xa, do núi rừng hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, việc cung cấp hàng hóa không kịp nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào còn rất thiếu thốn. Hằng năm, thời gian thiếu ăn từ hai đến ba tháng. Nhiều buôn làng tồn tại chơ vơ, biệt lập với thế giới bên ngoài. Do đời sống vật chất thiếu thốn, lại bị bệnh tật hoành hành nên số dân ngày càng ít đi. Các chương trình xóa đói, giảm nghèo chậm đi vào cuộc sống của đồng bào những nơi này. Vật chất đã thiếu thốn, đời sống tinh thần cũng thiếu thốn. Các giá trị truyền thống bị mai một. Tình trạng học sinh bỏ học nhiều,

chất lượng giáo dục thấp. Đồng hành với thiếu thốn vật chất là bệnh tật, sức khỏe của đồng bào ngày càng giảm sút, tình trạng hữu sinh vô dưỡng còn phổ biến. Đây là một thực tế đáng buồn ở vùng đồng bào DTTS Tây Nguyên. Tiếc thay nó vẫn tồn tại và không có chiều hướng thay đổi mà vẫn tiếp tục tái diễn bất chấp những nỗ lực hành động của Nhà nước và chính quyền địa phương. Xu hướng này cần phải được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương nhận thức một cách sâu sắc để có giải pháp hạn chế, tiến tới chấm dứt trong 10 năm tới.

Vấn đề đặt ra ở đây là Đảng, Nhà nước ta phải bằng mọi cách từ tuyên truyền, vận động đến thực hiện những chính sách cụ thể tạo điều kiện cho xu hướng thứ nhất phát triển và hạn chế, ngăn chặn sự phát triển của xu hướng thứ hai, giúp cho đồng bào DTTS thoát khỏi tối tăm, lạc hậu, hòa nhập vào sự phát triển chung của khu vực và cả nước.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (Trang 85 - 87)