1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26//2003 của Quốc hội.
2.2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển kinh tế trong các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên
dân tộc thiểu số ở Tây nguyên
Khó khăn lớn nhất mà các hộ đồng bào DTTS ở Tây Nguyên gặp phải trong phát triển kinh tế hiện nay là thiếu đất sản xuất. Hiện nay, đất đảm bảo cho sản xuất của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên rất thấp. Theo thống kê tại thời điểm năm 2004, cho thấy: bình quân đất nông nghiệp ở vùng DTTS tại chỗ thấp hơn ba lần so với các dân tộc mới đến, và thấp hơn 15 lần so với các nông trường quốc doanh. Cụ thể là vùng DTTS tại chỗ 2.100 m²/người; vùng dân tộc mới đến 6.800 m²/người; các nông trường quốc doanh là 30.000 m²/người [15, tr.360]. Hiện nay 20.833 hộ đồng bào DTTS có nhu cầu bức thiết về đất sản xuất với tổng diện tích 6.024 ha. Chúng ta thấy có một nghịch lý: ở một vùng đất rộng, người không đông như Tây Nguyên mà đồng bào lại thiếu đất sản xuất, thậm chỉ cả đất ở. Tại sao lại có nghịch lý này ? Điều này liên quan đến chính sách xây dựng các nông, lâm trường quốc doanh ở Tây Nguyên sau ngày giải phóng (1975). Chỉ tính riêng ở Đắk Lắk, hệ thống nông, lâm trường quốc doanh đang quản lý một diện tích đất canh tác lớn, xấp xỉ 1,7 triệu ha, chiếm 86% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, và dân số nằm trong khu vực quốc doanh chiếm 21%, trong khi đó 79% dân số còn lại chỉ quản lý, sử dụng 14% diện tích. Nếu phân theo cấp quản lý thì các đơn vị kinh tế trung ương hiện đang bao trùm lên trên 50% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất lâm nghiệp là 75 vạn ha [73, tr.13]. Mặt khác, việc di dân tự do đến Tây Nguyên trong nhiều năm qua cũng tác động lớn đến việc thu hẹp diện tích đất sản xuất của đồng bào DTTS tại chỗ. Sự thật là đất đai đã dần dần chuyển sang tay người Kinh trong nhiều năm qua, trong đó có không ít cán bộ và người dân không chỉ đang sinh sống ở Tây Nguyên mà còn ở các thành phố lớn và ở các tỉnh khác. Lợi dụng khó khăn, lòng chân thật của bà con người DTTS nên người Kinh đã mua với giá rẻ, xin đất làm thuê trên mảnh đất của người dân
tộc thiểu số. Người Kinh càng đến nhiều thì người DTTS tại chỗ càng lùi vào rừng sâu. Cuối cùng là họ thiếu đất, thậm chí có nơi không còn đất canh tác.
Việc thiếu đất canh tác gây nên bức xúc lớn trong đồng bào DTTS, và đây chính là kẽ hở để các thế lực thù địch tuyên truyền, kích động đồng bào biểu tình, bạo loạn gây rối trật tự công cộng.
Giải quyết đất sản xuất (tư liệu sản xuất quan trọng nhất của các DTTS) cho đồng bào DTTS Tây Nguyên là vấn đề cấp thiết, tuy nhiên đây không hề là một việc dễ dàng. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có một loạt quyết định phải nói là rất đúng đắn và kịp thời để giải quyết vấn đề này như: Quyết định 132 ngày 8 -10 - 2002 về giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào DTTS tại chỗ Tây Nguyên; Quyết định 134 ngày 20 - 7 - 2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn; Quyết định 146 ngày 15 - 6 - 2005 về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào DTTS nghèo. Nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để và vì thế vẫn là nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị vùng Tây Nguyên. Ví dụ như tại Kon Tum, phần lớn quỹ đất giao cho hộ đồng bào là đất khai hoang, nhưng hiện nay quỹ đất chưa khai hoang còn lại rải rác, manh mún, ở vùng xa, vùng sâu và khó khăn. Đất do các nông, lâm trường bàn giao lại cho địa phương không đáng kể. Đất nghèo kiệt hoặc đất để hoang đã có người dân xâm canh sản xuất lâu năm nên khi làm thủ tục hợp thức hóa thì không thể thu hồi để giao cho các đối tượng thuộc Quyết định 134 được. Vì vậy, tiến đỗ hỗ trợ đất sản xuất còn chậm, đến nay số hộ còn lại chủ yếu chuyển sang hình thức hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, tạo nghề... Tại tỉnh Đắk Lắk thiếu quỹ đất để giải quyết đất sản xuất cho đồng bào, trong khi đó các nông, lâm trường đang quản lý một khối lượng đất đai quá lớn, mà chủ yếu là đất tốt, cho dù trong số này nhiều diện tích đã được cho thuê hoặc liên kết (ước khoảng trên 4.000 ha). Còn một khối lượng diện tích khá lớn nữa tuy manh mún, phân tán, song lại thuộc vào đất đã được quy hoạch là đất lâm phần từ nhiều năm trước đây, nhưng do vướng cơ chế nên ủy ban nhân dân Tỉnh không thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng, mặc dù trên đó đồng bào di cư tự do đã trồng cà phê,
cao su từ nhiều năm nay. Đây là một thực tế mà không phải không còn có cách nào giải quyết.
Tình trạng thiếu đất canh tác là nguyên nhân dẫn tới việc tranh chấp đất đai ở nhiều nơi. Mâu thuẫn do tranh chấp đất đai làm cho quan hệ giữa người Kinh với các DTTS, giữa các DTTS với nhau, giữa nhân dân địa phương với các nông, lâm trường quốc doanh, thậm chí quan hệ anh em, họ hàng, làng bản ở nhiều nơi xấu đi rõ rệt. Tình hình đó không những gây ra nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội cho đồng bào sở tại, mà còn gây ra những trở ngại lớn cho công tác an ninh và quốc phòng.
Ngoài việc thiếu đất sản xuất, đồng bào DTTS ở Tây Nguyên còn thiếu khoa học, kỹ thuật, chưa tiếp cận được nhiều với sản xuất hàng hóa do họ còn đang ở trình độ phát triển kinh tế thấp. Đây là một thực tế không thể phủ nhận. Trước năm 1975, về cơ bản xã hội các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đang trong quá trình chuyển biến từ giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. Nền tảng kinh tế là trồng trọt lúa, hoa màu trên dẫy. Công cụ sản xuất còn thô sơ, năng suất lao động thấp chỉ đủ tái sản xuất giản đơn. Phân công lao động theo tuổi tác, giới tính, phân phối lao động theo kiểu bình quân. Các ngành nghề chưa phát triển, sản xuất chỉ đáp ứng nhu cầu tự cấp, tự túc. Trao đổi hàng hóa kém phát triển, ở nông thôn hầu như chưa có chợ, hình thức trao đổi vật đổi vật là chủ yếu, tiền tệ sử dụng hạn chế. Khi cả nước chuyển sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì nhìn chung ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số chuyển biến chậm, vẫn tồn tại nền kinh tế mang nặng tính chất tự cấp, tự túc. Những nơi đã có sản xuất hàng hóa thì trình độ sản xuất thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, do đó sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, việc tiêu thụ sản phẩm dưới dạng nguyên liệu, hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bào kinh và vùng đồng bào DTTS còn ở mức cao. Mức thu nhập của người dân tộc Kinh so với người DTTS trong vùng cao hơn từ 4 - 6 lần, nếu so với người Kinh ở đồng bằng, thành phố, thị xã thì mức chênh lệch còn cao hơn [26, tr.65]. Tỷ lệ hộ nghèo đói trong các dân tộc thiểu số cũng cao hơn gấp đôi so với mức chung của khu vực. Khi người dân chưa đủ ăn thì
chưa thể đầu tư cho sản xuất, vì vậy họ khó có thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
Mâu thuẫn trong phát triển ở đây chính là các DTTS Tây Nguyên đi từ trình độ phát triển xã hội còn thấp và không đồng đều, có nơi còn rất thấp, mà trong thời gian không dài phải phát triển rút ngắn đi lên CNXH. Sự cách quãng của hai trình độ phát triển xã hội này thể hiện không chỉ ở lĩnh vực sản xuất, quan hệ sản xuất, mà cả ở dân trí, tư tưởng, tâm lý, thói quen và nếp sống xã hội. Từ đó, đặt ra vấn đề phát triển kinh tế trong các DTTS ở Tây Nguyên là một mặt phải tạo ra được động lực nội tại của mỗi dân tộc thiếu số, phát huy tố chất con người về thể lực, khơi dậy truyền thống để phát triển lực lượng sản xuất, tổ chức lại sản xuất, mở rộng kinh tế hàng hóa, giải phóng con người, xã hội khỏi sức ỳ của thói quen, tập quán lạc hậu. Mặt khác phải có những động lực bên ngoài đủ mạnh, thể hiện ở sự hỗ trợ, tác động của Nhà nước, của các dân tộc đã phát triển, ở sự đầu tư ưu tiên của Nhà nước cho khu vực dân tộc, miền núi, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đưa các DTTS Tây Nguyên dần dần hòa nhập vào quỹ đạo phát triển chung của cả nước.
Một vấn đề lớn đặt ra trong phát triển kinh tế các dân tộc Tây Nguyên hiện nay là tình trạng di dân tự do, hay di dân tự phát. Đây là dòng di dân khá phức tạp, đa số hướng về vùng sâu, vùng xa còn đất, còn rừng. Thành phần các dân tộc di cư tự phát đến Tây Nguyên (nhiều nhất là đến Đắk Lắk, nơi có tiềm năng về đất, rừng lớn) bao gồm người Kinh ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung chiếm khoảng 50%. Các dân tộc khác như Tày, Nùng, Dao, H’mông từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh... chiếm khoảng 30 - 35%, còn lại là các dân tộc khác [2, tr.130]. Tác động kinh tế của di dân tự phát đến Tây Nguyên trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực. Tích cực là những người dân mới đến đã bổ sung nguồn lực lao động cho vùng đất mới, khơi dậy tiềm năng, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cà phê, điều, cao su, quy mô chăn nuôi tăng, hình thành các loại hình kinh tế sản xuất, dịch vụ theo cơ chế thị trường. Thông qua họ, những người DTTS tại chỗ có dịp giao lưu, học hỏi được phương
pháp canh tác, làm ăn mới, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói, giảm nghèo. Mặt tiêu cực là di dân tự do đến làm phá vỡ quy hoạch của vùng kinh tế, làm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế (liên quan đến dân cư và trình độ lao động) gặp nhiều khó khăn. Dân số tăng tạo ra áp lực về đất đai, việc phá rừng làm nương dẫy gây nên lũ lụt, sói mòn đất, làm suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên động thực vật. Ngoài ra di dân tự do còn làm thu hẹp không gian sống của người DTTS tại chỗ, nảy sinh tranh chấp về đất đai như đã phân tích ở trên.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phân bố lại lực lượng lao động trong phạm vi toàn quốc, việc di dân từ miền xuôi lên miền núi phát triển kinh tế là cần thiết. Nhưng phải có chiến lược tổng thể, có kế hoạch cho từng thời kỳ trên cơ sở điều tra, khảo sát kỹ càng, và phải ngăn chặn được làn sóng di cư tự do từ các miền đất khác đến Tây Nguyên. Có như thế mới hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực của di dân đến phát triển kinh tế của vùng.
Vấn đề nữa đặt ra trong phát triển kinh tế Tây Nguyên là sự hủy hoại môi trường sinh thái, tình trạng suy giảm vốn rừng và diện tích đất trống đồi núi trọc tăng nhanh. Theo tài liệu công bố của Cục Kiểm lâm Việt Nam, đến ngày 31 - 12 - 2004, diện tích đất có rừng ở Tây Nguyên là 2.982 nghìn ha, chiếm 54,8% diện tích tự nhiên của vùng và 24,8% diện tích rừng cả nước. Tuy nhiên, trong điều kiện mùa khô kéo dài, người dân còn có tập quán đốt nương làm rẫy nên nguy cơ cháy rừng ở Tây Nguyên là rất lớn, mỗi năm thiệt hại vài trăm ha. Năm 2004 diện tích rừng bị cháy là 510 ha, riêng tỉnh Kon Tum cháy 346,7 ha. Đáng lo ngại là tình trạng phá rừng bừa bãi ở Tây Nguyên những năm gần đây còn hết sức nghiêm trọng, nhất là ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chỉ tính trong 3 năm 2000 - 2002, tổng diện tích rừng bị cháy ở Tây Nguyên là 4.926 ha, trong đó Đắk Lắk (nay là Đắk Lắk và Đắk Nông) là 2.358 ha và Lâm Đồng là 1.443 ha [28, tr.151].
Thời gian qua, nhất là giai đoạn 2000 - 2005 bên cạnh chính sách chung của Nhà nước, các tỉnh Tây Nguyên đã bổ sung nhiều cơ chế, chính sách tương đối phù hợp và đã tạo được bước chuyển biến tích cực trong công
tác tổ chức quản lí, bảo vệ và phát triển vốn rừng, như: Đã chú ý xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng, trang bị những phương tiện kỹ thuật cần thiết để đảm bảo phục vụ công tác này, đào tạo, bổ sung lực lượng nhân viên phòng cháy chữa cháy có chuyên môn kỹ thuật; bước đầu ngăn chặn có hiệu quả nạn chặt phá rừng, đốt rừng để làm nương rẫy hoặc khai thác gỗ, củi trái phép. Chú trọng quan tâm hơn tới quyền lợi của người dân sinh sống trong khu vực có rừng, đặc biệt là đồng bào DTTS.
Về phát triển rừng, thực hiện chương trình trồng mới, theo Quyết định số 661/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhận thức của các địa phương cũng đã có sự chuyển biến tích cực, việc triển khai công tác trồng rừng đã có kết quả. Tuy nhiên, công tác quản lí bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều thiếu sót tồn tại cần phải được khắc phục. Đó là, tình trạng xâm hại tài nguyên rừng vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có biểu hiện ngày càng phức tạp. Nạn phá rừng để làm nương rẫy, ăn cắp lâm sản tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức nghiêm trọng.
Nguyên nhân là do trình độ dân trí còn quá thấp, nhận thức của người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc quản lí bảo vệ rừng chưa cao. Mặt khác, do đời sống của một bộ phận dân cư, đặc biệt là đồng bào dân tộc, đồng bào kinh tế mới gặp nhiều khó khăn, sản xuất chưa ổn định, sống dựa vào rừng, chặt phá rừng làm rẫy, thậm chí khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái phép.
Về mặt quản lí Nhà nước, các chính sách về lâm nghiệp của Nhà nước nói chung và của địa phương nói riêng chưa đồng bộ, việc giao đất giao rừng tiến hành quá chậm. Các địa phương, tuy có thực hiện đổi mới một bước về cơ chế chính sách và tổ chức lại các lâm trường, nhưng về cơ bản chưa động viên được sức mạnh của nhân dân, chưa gắn quyền lợi và trách nhiệm của người dân và các thành phần kinh tế trong công tác tổ chức quản lí, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Trên thực tế, người dân chỉ là người làm thuê trong từng thời gian và từng việc cụ thể, vì vậy họ chưa có trách nhiệm trong quản lí, bảo vệ. Người nhận đất để trồng rừng hoặc nhận quản lí bảo vệ rừng trồng chủ yếu là lo khâu tận thu lâm sản và khai thác phần đất nông nghiệp theo tỷ lệ
cho phép để trồng các cây ngắn ngày sớm có thu nhập, mà chưa thực sự quan tâm đến việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo yêu cầu. Tình trạng đồng bào di cư tự do, đồng bào kinh tế mới chặt phá rừng để trồng cây lương thực, cây công nghiệp và tình hình sang nhượng mua bán đất rừng kiếm lời vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa chấm dứt. Nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản của nhân dân để xây dựng nhà ở, đồ gia dụng, làm hàng xuất khẩu, củi than đốt… ngày càng nhiều, cung chưa đáp ứng cầu. Giá gỗ trên thị trường ngày một cao, nhất là gỗ quý hiếm, trong khi đó sản lượng gỗ của địa phương giảm mạnh, nên