Khái quát một số chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (Trang 63 - 69)

1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26//2003 của Quốc hội.

2.2.1. Khái quát một số chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tây Nguyên so với các vùng khác của nước ta được khai thác chậm hơn. Người Việt (Kinh) mới khai thác Tây Nguyên từ hơn 200 năm nay, tức là chậm hơn so với vùng Nam Bộ đến một thế kỷ [48, tr.447]. Miền đất Tây Nguyên không được phát triển trong thời kỳ thuộc địa của Pháp và dưới chế độ của chính quyền Sài Gòn. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [39, tr.152], Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số cả nước nói chung và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói riêng.

Tuy nhiên, phải bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thì những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào các DTTS và miền núi mới thực sự đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả rõ rệt. Trước tiên phải kể đến là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc

biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135).

hiện theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi và vùng sâu, vùng xa. Tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Năm nhiệm cụ thể của Chương trình giai đoạn này là: (1) Quy hoạch, bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết; (2) Đẩy mạnh phát triển nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; (3) Xây dựng cơ sở hạ tầng; (4) Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã; (5) Đào tạo cán bộ xã, thôn, buôn.

Để tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong nước, ngày 10 - 01 - 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II).

Chương trình được thực hiện nhằm mục tiêu: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%; trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu/năm vào năm 2010 [9, tr.1-2].

Các nhiệm vụ chính của Chương trình gồm: (1) hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc; (2) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn; (3) Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; (4) Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Chương trình này đang được triển khai trên cả nước,

trong đó địa bàn Tây Nguyên có 541 thôn của 175 xã thuộc diện đầu tư của Chương trình.

Ngày 30 - 10 - 2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001- 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. Mục đích lớn trong giai đoạn 5 năm là: Phát huy đầy đủ những lợi thế địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng của vùng, để tạo ra một sự phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Biến Tây Nguyên thành một vùng kinh tế năng động của cả nước. Dần dần nâng cao mức sống của người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa có người dân tộc thiểu số sinh sống và ở những nơi gặp phải khó khăn đặc biệt. Xây dựng hệ thống chính trị vững chắc và trong sạch, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, đóng góp cho sự bảo vệ an ninh và quốc phòng. Mục tiêu chính về mặt kinh tế của Kế hoạch là: (1) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đến năm 2005 gấp 2,0 lần so với năm 2000, tăng bình quân khoảng 9% năm, trong đó công nghiệp tăng 16% /năm, nông lâm nghiệp tăng 7% /năm, dịch vụ tăng 12%/năm; Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000; (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hoá, chuyên môn hoá, có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng, ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm ngư nghiệp trong GDP. Đến năm 2005 tỷ trọng của các ngành trên là công nghiệp và xây dựng 22%; dịch vụ 25%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 53% trong GDP của vùng. Trong nông nghiệp tập trung phát triển loại nông sản góp phần thay thế hàng nhập khẩu như: ngô, đậu tương, bông, thuốc lá,... đồng thời tiếp tục phát triển các mặt hàng nông sản có lợi thế xuất khẩu như: cà phê, cao su, tiêu, điều, bột giấy, gỗ, rau, quả... theo hướng thâm canh cao, nâng cao chất lượng và hiệu quả góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu, để đến năm 2005 có mức xuất khẩu bình quân đầu người đạt 200 đô la Mỹ/năm; (3) Đến năm 2005 không còn hộ đói, không còn xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 13%; 100% người có công có mức

sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cùng xã nơi cư trú. Cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số.

Đứng trước những vấn đề phức tạp về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng Tây Nguyên, ngày 18 - 01 - 2002 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010. Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là:

Phát triển kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng cường sự chỉ đạo, đầu tư của Nhà nước, đồng thời phát huy tinh thần nỗ lực phấn đấu của đồng bào các dân tộc tại chỗ, tạo sức mạnh tổng hợp, tránh sự thụ động và ỷ lại. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào các vùng sâu, vùng xa. Có biện pháp sớm khắc phục tình trạng một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất để sản xuất, làm ăn sinh sống [4, tr.3].

Từ đó, Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế Tây Nguyên là: (1) Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, coi đây là một nhiệm vụ hàng đầu và có tính chiến lược cả trước mắt và lâu dài đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; (2) Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích cho năng suất và giá trị thấp. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao. Phát huy thế mạnh về rừng, có chính sách để đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có thể sống tốt, ổn định và làm giàu bằng nghề rừng. Bảo vệ diện tích rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ. Phấn đấu đạt tỉ lệ che phủ rừng khoảng 65% vào năm 2010; (3) Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp Tây Nguyên có thế mạnh, như chế biến nông, lâm sản, thuỷ điện, khai khoáng và từng bước phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, kể cả hàng xuất khẩu, tạo tiền đề để ổn định vùng nguyên liệu và sử dụng lao động tại chỗ. Nhà nước tập trung đầu tư những công trình lớn và có ý nghĩa then chốt như: thuỷ điện, công nghiệp giấy và chế biến nông, lâm sản, công nghiệp khai thác khoáng sản, trước hết là khai

thác bô xít và luyện alumin; xây dựng các khu công nghiệp; (4) Phát triển toàn diện nông thôn, từng bước đưa nông thôn Tây Nguyên ra khỏi tình trạng lạc hậu, đi dần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ưu tiên giúp đỡ phát triển kinh tế - xã hội các vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu hoàn thành cơ bản mạng lưới giao thông, nhất là giao thông nông thôn tới các trung tâm cụm xã, các vùng sâu, vùng xa. Hoàn thành vững chắc việc định canh định cư, khắc phục tình trạng di dân không có tổ chức. Bố trí lại dân cư, lao động đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy hoạch để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Bảo đảm đất sản xuất cho đồng bào DTTS là nhiệm vụ quan trọng phải hoàn thành trong 1-2 năm tới đối với tất cả các địa phương ở Tây Nguyên; (5) Tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học tại các tỉnh Tây Nguyên, xây dựng các trung tâm phát triển giống cây trồng, vật nuôi (cà phê, cao su, chè, bông, mía, bò lai, lợn hướng nạc, cây lâm nghiệp …) và làm nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị, ngày 05 - 02 - 2008 Thủ tưởng Chính phủ đã ra Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010. Quyết định đã nêu ra một số mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 là: Tốc độ tăng trưởng GDP của vùng đạt bình quân hàng năm từ 12 - 13%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3 - 4%, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, không để tái đói nghèo; Giải quyết việc làm mới cho từ 12 - 14 vạn lao động/năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 25 - 30%; Tổng diện tích rừng đạt khoảng 3,54 triệu ha (rừng phòng hộ 95 vạn ha), nâng độ che phủ rừng đạt 65%; Tỷ lệ dân dùng nước sạch ở thành phố 95%; ở nông thôn 80%.

Nhằm đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên sống bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp có đất sản xuất và đất ở để ổn định và từng bước nâng cao đời sống, tăng cường khối đoàn kết dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 132/2002/QĐ-TTg ngày 08

- 10 - 2002 về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Mức giao tối thiểu đất sản xuất nông nghiệp và đất ở cho 1 hộ là: 1,0 ha đất nương, rẫy hoặc 0,5 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,3 ha đất lúa nước 2 vụ và 400 m2 đất ở.

Tiếp theo đó, ngày 20 - 7 - 2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Cụ thể là: mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ; mức giao diện tích đất ở tối thiểu 200 m² cho mỗi hộ đồng bào sống ở nông thôn. Căn cứ quỹ đất ở khả năng ngân sách của địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giao đất ở cho hộ đồng bào với mức cao hơn. Về nhà ở, đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ (kể cả đồng bào dân tộc Khơ-me) hiện chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá tạm bợ và đã hư hỏng, dột nát thì thực hiện phương châm: nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ và cộng đồng giúp đỡ. Ngân sách Trung ương hỗ trợ với mức 5 triệu đồng/ hộ để làm nhà ở. Đối với các địa phương có rừng, có quy hoạch, kế hoạch khai thác gỗ hàng năm được duyệt thì cho phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được khai thác gỗ theo quy định để hỗ trợ đồng bào làm nhà ở. Về hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt: Đối với các hộ đồng bào dân tộc ở phân tán vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 0,5 tấn xi măng/hộ để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc hỗ trợ 300.000 đồng/ hộ để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt. Đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên; hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành nhiều quyết định khác nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên như: Quyết định 146/2005/QĐ-TTg ngày 15 - 6 - 2005 về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22 - 9 - 2005 về việc

hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm nghiệp, Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các tỉnh Tây Nguyên; Quyết định số 813/2006/QĐ-TTg ngày 07 - 6 - 2006 về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên.

Riêng Quyết định số 813/2006/QĐ-TTg được thực hiện tại 60 xã thuộc 22 huyện của 6 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, và Phú Yên với tổng mức đầu tư là 83,98 triệu USD. Mục đích của Dự án là giảm tỷ lệ hộ nghèo đói, thu hẹp khoảng cách về thu nhập của các hộ nghèo so với các hộ trung bình ở những địa bàn phải sống dựa vào rừng của 6 tỉnh trong vùng Dự án, trong đó đặc biệt quan tâm đến các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tăng cường năng lực quản lý, sử dụng rừng và đất rừng trong vùng Dự án, đặc biệt năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất lâm nghiệp cho cộng đồng và hộ gia đình. Thời gian thực hiện Dự án là 8 năm, từ năm 2006 đến 2014.

Có thể nói, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nhất là từ năm 2001, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến Tây Nguyên và đã có nhiều chính sách quan trọng, vừa cụ thể vừa thiết thực nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đúng như lời Bác Hồ căn dặn tại Hội nghị tuyên giáo miền núi ngày 31 - 8 - 1963: “Trung ương

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh (Trang 63 - 69)