1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26//2003 của Quốc hội.
2.1.2. Nhân tố đị a chính trị
Tây Nguyên không chỉ là vùng đất giàu tiềm năng kinh tế mà còn có tầm quan trọng chiến lược về an ninh quốc phòng của đất nước. Với vị trí của mình, Tây Nguyên được ví như mái nhà của Đông Dương, từ đây có thể phát triển xuống vùng duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ, Đông Bắc Campuchia và Nam Lào. Cho nên có nhà quân sự Pháp đã nhận định: ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ cả miền Nam Đông Dương. Điều đó nói lên tầm quan trọng chiến lược của vùng Tây Nguyên.
Thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp thi hành chính sách chia để trị, bao gồm hai nội dung chủ yếu sau: chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số; chia rẽ giữa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên với nhau để làm suy yếu lực lượng cách mạng của nhân dân các dân tộc và nuôi dưỡng mầm mống ly khai, hòng tách Tây Nguyên ra khỏi quốc gia Việt Nam, thể hiện rõ nhất trong âm mưu và hành động lập “Xứ Tây kỳ tự trị” trước kia.
Thay chân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tay sai đã thi hành một loạt chính sách và biện pháp nhằm dụ dỗ cũng như khuất phục các dân tộc Tây Nguyên như chính sách “Kinh Thượng đề huề”, “Quân dân nhất trí”, “Dân tộc hòa đồng - đồng tiến trong một quốc gia thống nhất”, “Quy chế đặc biệt nâng đỡ đồng bào sắc tộc”,...
Do vị trí chiến lược của Tây Nguyên, các thế lực thực dân, đế quốc luôn tìm cách tranh giành ảnh hưởng bằng cách kích động tư tưởng ly khai, đòi tự trị cho người Tây Nguyên. Ngoài những biện pháp quân sự địch còn dùng các thủ đoạn chính trị, kinh tế để dụ dỗ, mua chuộc, dùng tôn giáo để lôi kéo các dân tộc Tây Nguyên.
Dù đã thất bại trong chiến tranh Việt Nam, nhưng đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch vẫn chưa cam chịu thất bại. Chúng triển khai chiến lược “diễn biến hòa bình”, tìm mọi cách để phá hoại sự nghiệp hòa bình, xây dựng đất nước của nhân dân ta. Trong những năm gần đây, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta, nhiều phần tử phản động núp dưới danh nghĩa truyền giáo để lôi kéo đồng bào dân tộc theo đạo Tin lành, thực hiện âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, xuyên tạc đường lối và chính sách dân tộc của Đảng. Một bộ phận phản động trong chức sắc tôn giáo đã kích động những người dân tộc thiểu số thiếu hiểu biết, gây nên cuộc bạo loạn chính trị tháng 2 - 2001 và tháng 4 - 2004, nêu khẩu hiệu đòi thành lập “nhà nước Đề Ga” của người Tây Nguyên.
Do đó, vấn đề phát triển kinh tế trong các dân tộc ở Tây Nguyên luôn bị tác động bởi yếu tố chính trị nêu trên. Thực hiện phát triển kinh tế ở Tây Nguyên đòi hỏi chúng ta phải luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, kết hợp giải quyết tốt các vấn đề dân tộc, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được nâng cao, cải thiện không ngừng, đó là đảm bảo chắc chắn để các dân tộc Tây Nguyên ngày càng gắn bó với Đảng, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.