Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 104 - 106)

- Nâng trình độ, năng lực quản lý thuế của Hải quan Việt Nam ngang tầm vớ

S aử đổi các quy nh v đị ề đố ượ it ng không chu thu GTGT ,m cthu ế su t thu GTGTấế

3.3.6 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

tin và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu .

Để quản lý thuế tốt, thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải hiện đại và phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu quản lý thuế, cung cấp thông tin nhanh chóng chính xác phục yêu cầu quản lý với chất lượng cao. Theo đó, cần phải:

- Xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng phục vụ thu nộp thuế theo thứ tự thanh toán tiền thuế, bù trừ thuế, cưỡng chế thuế, kiểm tra . Triển khai áp dụng gửi thông báo nợ thuế, cưỡng chế thuế, truy thu thuế.v.v cho tổ chức, cá nhân nộp thuế hoàn toàn qua hệ thống thư điện tử.

- Xây dựng hệ thống thông tin thuế tập trung, tạo lập cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế trong phạm vi ngành và phối hợp kết nối mạng thông tin trao đổi với các cơ quan: thuế, kho bạc nhà nước, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan khác.

- Quản lý hệ thống mạng thông tin về người nộp thuế thông suốt trong toàn ngành từ trung ương đến địa phương. Đảm bảo độ sẵn sàng và an toàn cao, dễ dàng khai thác, chia sẻ, cung cấp thông tin với mức độ bảo mật cao giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.

Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế đáp ứng yêu cầu hải quan hiện đại bao gồm:

- Bổ sung các nguồn thông tin làm có sở xây dựng dữ liệu về trị gia tính thuế ngoài nguồn thông tin do doanh nghiệp khai báo khi kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá.

- Xây dựng danh mục dữ liệu quản lý rủi ro về giá theo nguyên tắc: Chỉ xây dựng các mức giá đối với những mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng quản lý rủi ro theo từng giai đoạn cụ thể trên cơ sở suy luận từ kết quả tính toán, phân tích, tổng hợp và cân đối từ các nguồn thông tin theo trình tự ưu tiên;

- Danh mục dữ liệu quản lý rủi ro về giá được sử dụng như một công cụ để phân tích, đánh giá độ tin cậy của trị giá khai báo, phân loại các lô hàng nghi ngờ để tổ chức tham vấn và thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình kiểm tra, xác định trị giá.

- Xây dựng các tiêu chí để phân loại, đánh giá được mức độ tin cậy của các nguồn thông tin theo mức độ rủi ro trước khi cung cấp cho các Cục Hải quan địa phương sử dụng (Thông tin có độ tin cậy ở mức độ cao dùng để kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá; Thông tin có độ tin cậy trung bình dùng để kiểm tra trị giá khai báo, phân loại các lô hàng; Thông tin có độ tin cậy thấp dùng để tham khảo khi kiểm tra, tham vấn các lô hàng).

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu giá, xây dựng cơ chế thu thập, cập nhật, quản lý và sử dụng các nguồn thông tin nhằm nâng cao chất lượng các nguồn thông tin, đảm bảo thông tin có độ tin cậy cao. Có chế tài xử lý nghiêm những công chức làm việc tắc trách trong tham vấn và cập nhật cơ sở dữ liệu giá. Xây dựng lộ trình và thực hiện nâng cấp phần mềm cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu giá.

- Tập hợp dữ liệu về giá của các mặt hàng có khả năng gian lận cao, từ đó xác định các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận đưa vào diện kiểm tra.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu về nhân thân người nộp thuế

bao gồm các công việc sau: Triển khai các dự án kết nối thông tin với một số đơn vị ngoài ngành hải quan, bắt đầu hình thành kho cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân ngoài ngành (thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

thông tin về tình hình tuân thủ pháp luật, thông tin liên quan đến các hoạt động kinh tế và giao dịch của các tổ chức, cá nhân nộp thuế);

Xây dựng các quy chế phân quyền, phân cấp khai thác và sử dụng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu, xây dựng cơ chế đối chiếu thông tin về nghĩa vụ thuế với người nộp thuế và quy trình xử lý sau khi đối chiếu.

+ Thông tin về hàng hoá, gồm mã số, mô tả tên (Bằng tiếng Việt và tiếng Anh, thành phần cấu tạo, công dụng, tính chất lý hoá, hình ảnh ngoại quan, các tiêu chí để nhận biết, lựa chọn mã số khi phân loại đối với từng mặt hàng.

+ Thông tin về người nộp thuế: về nhân thân, về mặt hàng xuất nhập khẩu chính, nơi làm thủ tục, mã số hàng hoá đã kê khai, tình trạng vi phạm trong phân loại.

+ Thông tin về vi phạm trong phân loại: hành vi vi phạm, những trường hợp dễ lẫn.

Xây dựng danh mục dữ liệu về xuất xứ hàng hoá theo hướng có thể kiểm tra xác định tính đúng đắn, chính xác của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và phần mềm tra cứu hệ thống dữ liệu này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w