Hai là, tiến hành thủ tục thông quan, thu nộp thuế và công tác kế toán.
1.3.1. Kinh nghiệm về hoàn thiện cơ chế quản lý thuế hàng nhập khẩu ở một số quốc gia và ở trong nước.
một số quốc gia và ở trong nước.
1.3.1.1. Kinh nghiệm của hải quan Nhật Bản.
Hải quan Nhật Bản bắt đầu xây dựng và thực hiện đề án tin học hóa về hệ thống quản lý thủ tục hải quan tự động ( NACCS/CIS: Nippon Automated Customs Clearance System/Customs Intelligent Systems) từ năm 1978 hệ thống này xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục, chính sách thông qua toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản, thống nhất trong cả nước.
Cho tới nay, Hải quan Nhật Bản là một trong những cơ quan hải quan tiên tiến, hiện đại, ổn định bậc nhất của tổ chức hải quan thế giới (WCO –World Customs Organization). Để đạt được như ngày hôm nay, ngành Hải quan Nhật Bản đã phải nỗ lực từng bước khắc phục khó khăn, trở ngại . Trong thời gian đầu thực hiện, thực tế đa phần các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản lúc đó có những hệ thống thông tin rộng, không đồng nhất với hệ thống của ngành Hải quan. Bên cạnh đó rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp các cảng vụ không quan tâm
nhiều đến việc áp dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công tác, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tin học hóa của Hải quan Nhật Bản. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng về tin học tại các cảng biển và sân bay cũng là vấn đề lớn cần giải quyết, Hải quan Nhật Bản đã thiết kế hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động quản lý và thông quan hàng hóa. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống, Hải quan Nhật Bản phải có một thời gian tuyên truyền, tư vấn và lắp đặt hệ thống cho các doanh nghiệp. Nhờ quyết tâm và khắc phục các vấn đề còn tồn tại nên hệ thống NACCS/CIS của Nhật Bản là một hệ thống đứng đầu thế giới về hệ thống thông quan điện tử.
Khái quát và đặc điểm của hệ thống NACCS/ CIS như sau: + NACCS: là hệ thống thông quan điện tử tự động
+ CIS: là hệ thống thông tin tình báo Hải quan.
+ Hệ thống tập trung vào cả 3 khâu: trước, trong và sau thông quan
+ Mở rộng các thủ tục như đăng ký danh mục miễn thuế, thủ tục áp dụng chung cho cả hàng thương mại lẫn phi thương mại, thủ tục đơn giản đối với hàng trị giá thấp, quản lý hàng hóa tạm nhập – tái xuất .
+ Tăng cường kết nối với các bộ ngành khác bằng cách áp dụng cơ chế một cửa (Single Window)
+ Tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thống tự khai báo của doanh nghiệp, sử dụng tối đa hệ thống thông qua áp dụng chữ ký điện tử
+ Thay đổi căn bản việc quản lý, giám sát hải quan đối với một số loại hình theo hướng tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp.
Cuộc cách mạng tin học hóa trong ngành Hải quan Nhật Bản mang lại lợi ích không chỉ đối với ngành hải quan nói riêng mà còn đối với cả giới doanh nghiệp nói chung.
Quá trình thông quan hàng hóa diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm đáng kể thời gian và tiền bạc cho giới doanh nghiệp, trong khi công tác quản lý của ngành hải quan được chuyển từ quản lý trên giấy tờ sang quản lý trên hệ thống tin học giúp công việc đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Việc áp dụng tin học và phương thức quản lý, hệ thống này được coi là mô hình chuẩn để nhiều nước học tập và áp dụng trong đó có Việt Nam. Hiện Việt nam đang thực hiện đề án này trong toàn ngành Hải
quan, dự kiến cuối năm 2013 đi vào lắp đặt và áp dụng trên cơ sở kế thừa và cải tiến cho phù hợp với Hải quan Việt Nam với tên gọi VNACCS/VCIS (Vietnam Automated Cargo And Port Cosolidated System / Vietnam Customs Intelligent System).
1.3.1.2. . Kinh nghiệm của Hải quan Singapore.
Hải quan Singapore là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, chủ yếu tập trung vào công tác tiếp nhận thông tin khai báo của doanh nghiệp qua hệ thống Trade Net, kết hợp với các thông tin tình báo hải quan và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro để phân luồng hàng hoá. Cơ quan Xuất nhập cảnh Singapore (ICA) sẽ sử dụng thông tin này để kiểm tra, giám sát đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu. Singapore là quốc gia áp dụng hệ thống thông quan điện tử trên diện rộng, hệ thống này đã được áp dụng từ rất sớm. Qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển, hệ thống thông quan điện tử đã hỗ trợ tích cực cho công tác tính và thu thuế của Singapore.
Việc hệ thống tự tính, tự nộp thuế ở Singapore được tổ chức như sau: Thông qua hệ thống Trade Net, người nhập gửi khai báo tới cơ quan hải quan và nhận được lệnh thông quan thông qua hệ thống (theo thống kê thì tới 99.99% việc khai báo hải quan và chấp nhận cho thông quan được thực hiện trên hệ thống Trade Net), theo đó người nhập khẩu sẽ chuẩn bị tờ khai, tự tính thuế trên máy tính tại trụ sở của họ và gửi tới hộp thư của cơ quan hải quan hoặc chuyển tới các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan (trong trường hợp lô hàng nhập khẩu cần phải được cấp giấy phép chuyên ngành). Ngay lập tức chỉ sau vài phút người nhập khẩu sẽ nhận được phản hồi từ cơ quan quản lý. Trong trường hợp chấp nhận cho thông quan, thì lệnh thông quan sẽ được gửi lại cho người nhập khẩu qua hệ thống thư điện tử. Lệnh này sẽ được người nhập khẩu in ra giấy và được coi như là chứng từ hợp pháp cho việc hoàn thành thủ tục hải quan. Toàn bộ quy trình này chỉ diễn ra trong vòng 3 phút và được thao tác hoàn toàn trên hệ thống.
Về chính sách thuế, để đảm bảo việc thu đủ thuế, cơ quan hải quan yêu cầu người nhập khẩu phải có được sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc nộp một khoản tiền bảo hiểm để đảm bảo cho nghĩa vụ nộp thuế. Ở Singapore, 99% việc thu nộp thuế được thực hiện một cách tự động thông qua hệ thống liên ngân hàng Giro (IBG).
Theo quy định của pháp luật thì các đại lý khai thuế và các tổ chức, cá nhân sử dụng hệ thống Trade Net phải sử dụng một tài khoản theo số đã đăng ký tại cơ quan hải quan cho mục đích thanh toán các khoản thuế.
Với mô hình đơn giản kết nối giữa cá nhân, tổ chức trong hệ thống thông quan điện tử của Singapore (tính, nộp thuế), người nhập khẩu gửi tờ khai, nộp thuế, và nhận được lệnh thông quan một cách nhanh chóng. Đồng thời, cơ quan hải quan vẫn đảm bảo được mục tiêu quản lý, có nhiều cơ hội tập trung nguồn lực cho kiểm tra mục tiêu, kiểm tra trọng điểm.
1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý hoàn thuế và áp dụng khai điện tử ở Cục Hải quan TP HCM
Cục Hải quan TP HCM thành lập 11/07/1975 đến nay là một đơn vị lớn nhất thuộc Tổng cục Hải quan Việt nam với 40% khối lượng công việc của toàn ngành đạt số thu thuế cho ngân sách bằng 50% tổng số thu của toàn quốc.
Là một đơn vị gồm 24 chi cục và phòng ban tham mưu, làm thủ tục cho tất cả các loại hình xuất nhập khẩu từ đường hàng không, đường biển, hàng gia công, hàng nhập để sản xuất hàng xuất khẩu, bưu điện, CPN vv…
Do đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng hiện đại hóa, toàn cục đã làm thủ tục khai báo hải quan điện tử đạt tỉ lệ 99,62% trên tổng số tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Bên cạnh đó cục Hải quan TPHCM đang hoàn thiện quy chế thỏa thuận về áp mã, giá trước đối với doanh nghiệp, tuy nhiên để thực hiện được quy chế này thì Cục cho rằng phải có sự đồng bộ giữa quản lý và giám sát tập trung tại Cục là thành lập trung tâm xử lý dữ liệu tự động tập trung. Chính vì vậy cục Hải quan TPHCM đang xây dựng đề án thành lập trung tâm chỉ huy tập trung để quản lý giám sát kiểm tra tại Cục. Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nộp thuế, cục Hải quan TPHCM đã phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu với các ngân hàng tại 4 chi cục hải quan: cảng Sài Gòn KV1, cảng Sài Gòn KV2, Tân cảng và chi cục Hải quan Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Đặc biệt tạo thuận lợi cho việc thực hiện hoàn thuế GTGT cho khách xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất, Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất đã thành
lập bộ phận kiểm tra làm thủ tục hoàn thuế cho khách xuất cảnh nhanh chóng thuận tiện trên cơ sở phối kết hợp với Cảng vụ, Cảng Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất.
Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa thủ tục hải quan thông qua áp dụng chữ ký số, khai báo điện tử tại tất cả các chi cục.
Với rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong suốt thời gian dài, Cục Hải quan TPHCM đã được tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới và rất nhiều huân, huy chương, bằng khen của các cấp từ TW tới địa phương