7. Kết cấu luận văn:
1.1.2. Đặc điểm của quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cũng có những đặc điểm của quản lý thuế nói chung. Đó là:
Thứ nhất, mang tính quyền lực Nhà nước, Nhà nước là người duy nhất có
quyền đặt ra thuế xuất nhập khẩu qua đó để kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và bảo hộ nền sản xuất trong nước, đồng thời để tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, mang tính pháp lý cao, là khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước mà
không có sự bồi hoàn trực tiếp nào, việc nộp thuế được thể chế bằng pháp luật mà mọi pháp nhân và thể nhân phải tuân theo.
Thứ ba, chứa đựng các yếu tố kinh tế xã hội, điều đó được thể hiện ở chỗ thuế
xuất nhập khẩu là một phần của cải của xã hội, mức huy động thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế của đất nước, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước đặt ra trong mỗi thời kỳ.
Bên cạnh đó quản lý quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có một số đặc điểm đặc thù. Đó là:
Thứ nhất, về đối tượng và phạm vi quản lý
Đối tượng liên quan đến hoạt động nhập khẩu là các tổ chức, cá nhân có hoạt động nhập khẩu hàng hoá và các cơ quan, cá nhân được giao quyền tổ chức, quản lý, thực hiện việc quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu . Lĩnh vực hoạt động của các đối tượng liên quan đến việc xây dựng chính sách, tổ chức, quản lý, thực hiện thu nộp thuế nhập khẩu và các cam kết quốc tế về thuế nhập khẩu , có thể xác định thông qua đối tượng và phạm vi điều chỉnh của quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu .
Thứ hai, về phương pháp quản lý
Phương pháp quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của các quan hệ xã hội mà “nó” điều chỉnh cũng như tình hình điều tiết nền kinh tế vĩ mô,quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu sử dụng hai phương pháp điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh quyền uy và phương pháp bình đẳng, hợp tác, đôi bên cùng có lợi giữa nhà nước và đối tượng nộp thuế .
Thứ ba, phải thực hiện là các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết,
do vậy quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có tính thống nhất và phù hợp cao giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.
Để đảm bảo cho quá trình tự do hoá thương mại, thông qua các cam kết trong các Hiệp định thương mại song phương và các chương trình tự do hoá thương mại đa phương, các quốc gia thống nhất cùng cắt giảm thuế nhập khẩu theo một tiến trình nhất định. Thực hiện hài hoà và đơn giản hoá thủ tục hải quan, thực hiện chính sách đối xử bình đẳng giữa hàng hoá sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và giữa hàng hoá nhập khẩu từ các nước khác nhau theo các nguyên tắc cụ thể đã được hình thành như một chuẩn mực quốc tế khi tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế hay các khối mậu dịch khu vực .v.v. . Một số nguyên tắc cơ bản nhất mà từ đó có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ liên quan đến pháp luật thuế XNK đó là các nguyên tắc: không phân biệt đối xử, bảo hộ thông qua hàng rào thuế
quan, công khai và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, có đi có lại, tự do hoá các ràng buộc cắt giảm thuế quan, bảo hộ phòng ngừa bất trắc.
Do vậy, trong quá trình tham gia hội nhập, để phù hợp với các nguyên tắc và thông lệ chung nêu trên các quốc gia phải có những điều chỉnh nhất định về chính sách thuế XNK theo hướng tuân thủ các điều ước quốc tế mà quốc gia mình đã tham gia hoặc là một bên ký kết. Thông qua điều chỉnh đó mà tuỳ theo mức độ và tính chất của sự tham gia, một bộ phận cấu thành của quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã, đang và sẽ chứa đựng các quy phạm của các điều ước quốc tế. Có thể nói đây là một đặc điểm đặc thù và có tính nổi trội của quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu so với các pháp luật về thuế khác (các luật thuế khác cũng có thể có một bộ phận cấu thành là các điều ước quốc tế, nhưng không nhiều hoặc phong phú như pháp luật thuế XNK. Ví dụ: pháp luật thuế TTĐB có các điều ước quốc tế về không phân biệt đối xử quốc gia giữa hàng sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu , nhưng các quy phạm của điều ước quốc tế không nhiều và không phức tạp như các quy phạm liên quan đến thuế XNK).
Điển hình về các quy phạm của điều ước quốc tế đã được nội luật hoá để trở thành quy phạm pháp luật thuế XNK của quốc gia ở Việt Nam hiện nay có thể kể đến là các quy phạm về trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo nguyên tắc của xác định trị giá GATT hoặc các quy định về phân loại hàng hoá theo HS 2002, AHTN 2002.
Thứ tư, quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với thuế
GTGT, thuế TTĐB và Luật Hải quan và Luật Thương mại.
Là một bộ phận hợp thành hệ thống pháp luật Việt Nam, quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có vị trí tương đối độc lập trong toàn bộ chỉnh thể của hệ thống ,có mối quan hệ hữu cơ với nhiều ngành luật trong hệ thống đó.
Sở dĩ quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với hệ thống pháp luật thuế (đặc biệt là Thuế GTGT, Thuế TTĐB), Luật Hải quan, Luật Thương mại vì phạm vi điều chỉnh của chúng đều liên quan đến quản lý hoạt động nhập khẩu và do vậy, các yếu tố cấu thành nên các quan hệ pháp luật thuế XNK .
Để quản lý hoạt động nhập khẩu theo hướng có lợi cho đời sống cộng đồng và cho nền kinh tế, pháp luật thương mại quy định không phải mọi hàng hoá đều được phép nhập khẩu.
Trong Luật Hải quan, để quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hoá, trước khi hàng hoá được NK đều phải kê khai và làm thủ tục hải quan theo những trình tự quy định của pháp luật hải quan, như phải kê khai số lượng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ, phương tiện vận chuyển của hàng hoá nhập khẩu
Bên cạnh đó quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có một số điểm sau: - Đối tượng chịu thuế nhập khẩu là những hàng hóa được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam, những hàng hóa được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới chịu sự ràng buộc về mặt pháp luật quy định về chính sách mặt hàng và các quy định khác tại thời điểm nhập khẩu.
- Tuy nhiên có một số lưu ý: Có những loại hàng hóa có thể là hợp pháp tại nước ngoài nhưng lại không hợp pháp tại Việt Nam thì cũng không được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam .
- Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa phải được vận chuyển qua biên giới và làm đầy đủ thủ tục hải quan theo quy định
Hàng hóa là đối tượng chịu thuế nhập khẩu phải có một hành vi thực tế làm chuyển dịch hàng hóa đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao đổi, tặng, quà biếu v.v. Khái niệm “đường biên giới” trong thuế nhập khẩu không đồng nhất với khái niệm đường biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế, nó không đơn thuần như chúng ta thường nói trong đời sống hàng ngày như: biên giới Việt Nam và Lào, Campuchia, Trung Quốc v.v. “Biên giới” trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế, bất cứ ở đâu, khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài thì đó là biên giới được hiểu theo pháp luật thuế (ví dụ: hàng hóa xuất, nhập làm thủ tục qua khu chế xuất, khu công nghiệp …)
Hành vi nhập khẩu hàng hóa qua biên giới phải là hành vi trực tiếp tác động làm hàng hóa đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam, hành vi đó do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay.