Thực trạng thực hiện pháp luật, chính sách và các quy định quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 60 - 64)

- Tổ Kiểm soát với chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục về tình hình

2.2.1.Thực trạng thực hiện pháp luật, chính sách và các quy định quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu.

Mọi nguồn thu từ thuế và lệ phí ở Việt Nam đều do Quốc hội Việt Nam hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh và được thu qua Tổng cục thuế (thuế trong nước) và Tổng cục Hải quan (thuế XNK). Về danh nghĩa, mức thuế suất do Quốc hội Việt Nam quy định, song trên thực tế các mức thuế suất do Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Tài chính ra mức thuế áp dụng chung trên toàn quốc.

Việc thực hiện cơ chế quản lý thuế hiện nay theo Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Quản lý thuế; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các luật này bao gồm: Nghị định, Thông tư, Quyết định từ Chính phủ đến Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng và điều chỉnh theo chính sách kinh tế vĩ mô và các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia.

Đứng trước yêu cầu của tình hình mới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN từ tháng 7/1995 cam kết thực hiện kế hoạch CEPT để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA từ 1996, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO…để tạo nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế khu vực và thế giới, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 và Luật sửa đổi bổ sung năm 1993 đã bộc lộ những mặt hạn chế cần được sửa đổi bổ sung kịp thời, đó là:

Về thuế suất: Theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế

suất đối với hàng nhập khẩu bao gồm thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi. Thuế suất ưu đãi là thuế suất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam với điều kiện phải ghi rõ từng mặt hàng với số lượng cụ thể, trong khi đó Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định thương mại với nhiều nước, trong đó đều có điều khoản dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc theo danh mục cụ thể. Theo quy định của GATT thì ưu đãi tối huệ quốc là việc một nước dành cho nước khác ưu đãi giống như ưu đãi dành cho nước thứ ba, trừ những ưu đãi khu vực hoặc ưu đãi mà các nước có chung biên giới dành cho nhau.

Thuế suất được quy định tại biểu thuế có mức thuế suất bảo hộ cao đối với hầu hết những mặt hàng trong nước sản xuất được và mức thuế suất thấp đối với những

sản phẩm đầu vào của các ngành sản xuất trong nước, tuy đã góp phần hỗ trợ cho sản xuất trong nước trong thời kỳ đầu phát triển nhưng đã gây nên những lệch lạc trong định hướng đầu tư. Những năm qua đầu tư nước ngoài chủ yếu được thu hút vào những ngành sản xuất ra sản phẩm có mức thuế suất bảo hộ cao phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước chứ không nhằm vào xuất khẩu, do đó chưa thực sự góp phần phát huy tiềm lực xuất khẩu, mức thuế suất nhập khẩu cao cũng là một khó khăn trong việc tính toán để thực hiện cắt giảm thuế theo cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên của ASEAN phải thực hiện, đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế gây thất thu ngân sách nhà nước.

Về thời hạn nộp thuế: Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qui định thời hạn

nộp thuế đối với hàng xuất khẩu là 15 ngày, đối với hàng nhập khẩu là 30 ngày, đối với hàng là vật tư nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu , hàng nhập gia công là 275 ngày. Qui định này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh không phải vay lãi Ngân hàng để nộp thuế, nhưng do không kèm theo điều kiện ràng buộc nào nên đã bị một số doanh nghiệp lợi dụng tạo nên tình trạng nợ đọng thuế kéo dài và ngày càng lớn.

- Thiếu những quy định về kiểm tra sau khi nộp thuế và truy thu thuế trong trường hợp phát hiện số thuế đã tính không đúng do sai sót của cơ quan Hải quan hoặc do nguyên nhân khác.

- Những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu về các vấn đề như: xử lý vi phạm, khiếu nại, tổ chức thực hiện… có những khác biệt với những luật thuế mới được ban hành như: Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế thuế tiêu thụ đặc biệt gây vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Để khắc phục các tồn tại này ngày 14/6/2005 Quốc hội đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 thực hiện từ ngày 1/1/2006, bổ sung thêm một số quy định về: khu phi thuế quan (bao gồm khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu); các quy định hàng hoá

nhập khẩu được miễn thuế sau đó thay đổi mục đích sử dụng; hàng hóa nhập khẩu bán vào cửa hàng miễn thuế được phép tiêu thụ nội địa; nguyên liệu, sản phẩm gia công xuất khẩu nhưng tiêu thụ tại Việt Nam; quy định cụ thể về ân hạn thuế; quy định về miễn thuế (đã tập hợp hết các quy định hiện hành về miễn thuế từ các Luật

có liên quan).

Ngày 29/11/2006, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, quy định về việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế và cơ quan hải quan quản lý thu theo quy định của pháp luật thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007.

Để triển khai thực hiện Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày quy định về việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 98//2007/NĐ-CP ngày quy định về việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực thuế. Liên quan đến quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 59/2007/TT-BTC hướng dẫn về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 62/2007/TT-BTC hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Ngoài ra, còn một loạt các văn bản điều hành về chính sách mặt hàng, các văn bản của các Bộ, Ngành quy định trong lĩnh vực quản lý của Bộ, Ngành mình quản lý có ảnh hưởng đến cơ chế quản lý thuế NK. Thực tế trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong quản lý, chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp và Hải quan trong quá trình làm việc từ thông quan hàng hóa, giám sát, theo dõi, quản lý thu nộp thuế, cưỡng chế thuế…

Trong lĩnh vực phân tích phân loại và áp mã HS, do văn bản quy định cũng như biểu thuế HS chưa rõ ràng nên doanh nghiệp dễ lợi dụng để trốn, gian lận thuế thông qua cố tình khai báo mã có thuế suất thấp.

Có một vướng mắc cụ thể như sau: Luật Thuế xuất nhập khẩu có cho phép doanh nghiệp đối với những mặt hàng không nằm trong danh mục hàng trên phải nộp thuế ngay, thì được hưởng ân hạn thuế trong 30 ngày. Tuy nhiên, doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi trên đã chây ỳ không nộp thuế, thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh, thậm chí bỏ trốn dẫn tới số thuế bị cưỡng chế, khó đòi, không có khả năng thu hồi là khá lớn.

Tuy nhiên, tình trạng này đã được khắc phục và giảm gánh nặng trong việc quản lý, theo dõi, thu đòi nợ thuế trong những năm qua bằng Luật Quản lý thuế mới số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012, có hiệu lực từ ngày 01/7/2103. Theo đó, tất cả các loại hình XNK (trừ hàng hóa nhập gia công cho nước ngoài, nhập sản xuất – xuất khẩu được ân hạn 275 ngày) đều phải nộp thuế ngay trước khi giải phóng hàng. Đó thực sự là cuộc cách mạng trong lĩnh vực quản lý thuế nói chung và ngành Hải quan nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 60 - 64)