Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế cho đối tượng nộp thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 106 - 112)

- Nâng trình độ, năng lực quản lý thuế của Hải quan Việt Nam ngang tầm vớ

S aử đổi các quy nh v đị ề đố ượ it ng không chu thu GTGT ,m cthu ế su t thu GTGTấế

3.3.7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế cho đối tượng nộp thuế.

đối tượng nộp thuế.

Đổi mới phương thức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật và hỗ trợ người khai hải quan trong việc kê khai thuế, nộp thuế là một trong những nội dung quan trọng trong việc hoàn thiện phương thức quản lý thuế ở Việt nam. Để khắc phục những tồn tại của việc tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, đáp ứng yêu cầu của cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế, cần đổi mới công tác này theo hướng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, như:

Tăng cường hình thức tuyên truyền bằng tờ rơi;

Tổ chức nhiều hơn nữa đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp: định kỳ 1 tháng/lần đối với Chi cục; 3 tháng/lần đối với Cục; 6 tháng lần/đối với Tổng cục; 1 năm /lần đối với Bộ Tài chính;

Xây dựng một tổng đài điện thoại (tương tự như tổng đài 108) để giải đáp các câu hỏi về pháp luật hải quan, pháp luật thuế.

Tăng số lượng các cuộc hội thảo với doanh nghiệp, nhà nghiên cứu về pháp luật thuế, hải quan đặc biệt là trước khi ban hành chính sách mới.

Nội dung tuyên truyền trên trang điện tử phải được cập nhật thường xuyên kịp thời với những thay đổi của pháp luật thuế, hải quan.

Gắn khen thưởng tuyên dương người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật, xử phạt người nộp thuế chấp hành chưa tốt pháp luật với công tác tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của việc chấp hành tốt pháp luật.

Việc đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế để mọi người dân hiểu biết đầy đủ các chính sách thuế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục, cơ quan quản lý thu và dưới nhiều hình thức phong phú khác sẽ nâng cao hơn nữa sự hiểu biết vai trò, bản chất, mục đích của thuế, việc nộp thuế là nghĩa vụ nhưng đồng thời cũng là quyền lợi của mỗi thành viên trong xã hội, từ đó nảy sinh ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Việc mở rộng hình thức đối thoại, hội thảo với doanh nghiệp sẽ tháo gỡ được vướng mắc cho doanh nghiệp đồng thời tiếp nhận được những ý kiến góp ý, vướng mắc của pháp luật thuế, của hoạt động quản lý thuế để sửa đổi, bổ sung quy định và hoạt động điều hành của cơ quan hải quan.

Khi tuyên truyền phải lựa chọn nội dung, cách thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, thời điểm tuyên truyền, theo kế hoạch cụ thể rõ ràng. Đào tạo cán bộ, bố trí lực lượng cán bộ chuyên trách đủ để tham mưu, chỉ đạo, thực hiện việc tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác hỗ trợ tuyên truyền pháp luật nói riêng, toàn thể công chức hải quan nói riêng, đảm bảo phải là người nắm vững pháp luật hải quan, quy trình thủ tục hải quan, pháp luật thuế và các pháp luật khác có liên quan; có kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết trình tốt và có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao, chủ động hệ thống, phân loại, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật có liên quan.

Để mỗi một cán bộ công chức hải quan đều có thể tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật thuế cho người nộp thuế được kịp thời; mỗi cơ quan hải quan phải có đầy

đủ văn bản để tra cứu, chọn lọc thông tin nhanh chóng, thuận lợi và chính xác, có trang bị đầy đủ máy móc, phần mềm, mạng.v.v.

Quy định thời gian hẹn trả lời chính thức đối với những vấn đề cần có thời gian nghiên cứu (ví dụ không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu).Chú trọng các thủ tục hành chính trong tất cả các khâu và từng thủ tục hành chính riêng lẻ, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp XNK.

Áp dụng QLRR với các tiêu chí theo hướng chi tiết theo chiều sâu chống lại các hành vi buôn lậu có tổ chức , hành vi rửa tiền, buôn bán hàng cấm ,ma túy…

Từ khi trở thành thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, nền kinh tế Việt Nam chính thức hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế , một mặt sẽ đem lại những cơ hội phát triển, mặt khác cũng đặt ra những thách thức để tồn tại và phát triển . Trong điều kiện kinh tế Việt nam là nước đang phát triển hiện nay, việc hoàn thiện cơ chế quản lý thuế xuất nhập khẩu nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế là một đòi hỏi khách quan. Luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay. Tuy chưa thật đầy đủ và toàn diện, song đã đạt được một số kết quả sau:

- Tổng hợp và khái quát hóa những vấn đề cơ bản về thuế quản lý và cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu : khái niệm, đặc điểm, bản chất, vai trò, mục tiêu và nội dung của thuế và cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu .

- Hệ thống hóa một số quan điểm, nhận thức về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trình bày rõ các vấn đề thuộc khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA , AKFTA ,ACFTA, AJFTA ,BTA đặc biệt là những tác động của AFTA đối với Việt Nam.

- Trên cơ sở phân tích những tác động của AFTA đối với nền kinh tế của Việt Nam, dựa vào nền tảng lý luận về thuế và quản lý thuế đối hàng hóa nhập khẩu, luận văn đã phân tích làm rõ sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, đồng thời đặt ra những vấn đề quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cần được xem xét kể từ khi Việt Nam gia nhập AFTA.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng theo từng nội dung của việc hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của ngành Hải quan; luận văn đã khái quát hóa những thành tựu và hạn chế, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân của hạn chế trong cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.

- Trên cơ sở nghiên cứu công tác quản lý thu thuế thuế nhập khẩu và thủ tục thông quan điện tử của Cục Hải quan lớn trong nước và một số nước trên thế giới, luận văn đã đưa ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc áp dụng thủ tục thông quan điện tử và thực hiện quản lý thuế đối với hàng hóa NK.

- Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011–2015 và tầm nhìn đến năm 2020, luận văn đã chỉ rõ những yêu cầu đặt ra đối với việc thực hiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời gian tới.

- Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp với mong muốn góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời gian tới ở nước ta.

Do cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là một vấn đề nhạy cảm phức tạp, bao trùm nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều lĩnh vực , nhiều cấp, với trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học để nội dung của luận văn hoàn thiện hơn, đáp ứng phần nào yêu cầu đặt ra từ công tác quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w