Thực trạng quy trình quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 64 - 68)

- Tổ Kiểm soát với chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục về tình hình

2.2.2.Thực trạng quy trình quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Căn cứ vào Thông tư 194/2010/TT-BTC quy định thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, thuế xuất nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa XNK, việc thực hiện các bước trong quy trình như sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước5 Tiếp nhận HS

-Kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh, vàng) Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan

đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa (luồngđỏ) Thu thuế, lệ phí hải quan đóng dấu “ Đã làm thủ tục hải quan” trả tờ khai cho người hải quan

Phúc tập hồ sơ, (kiến nghị xử lý đối với trường hợp sai sót theo quy định) Kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra bộ hồ sơ hải quan về yếu tố tính thuế, phương pháp tính thuế, giá tính thuế và ra quyết định ấn định thuế nếu phát hiện doanh nghiệp khai báo không đầy đủ, không trung thực số thuế phải nộp.

Trong quy trình quản lý, hồ sơ hải quan sẽ được phân thành ba luồng: xanh, vàng và đỏ. Mục đích của việc phân thành 3 luồng là nhằm quản lý được thuận lợi, chặt chẽ đồng thời đảm bảo được yêu cần nhanh chóng, đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, phân loại được đối tượng quản lý từ đó thúc đẩy được ý thức chấp hành pháp luật hải quan của doanh nghiệp.

Bước 1: Tờ khai thuộc luồng xanh là các doanh nghiệp có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan, không còn nợ thuế quá hạn, hàng hóa viện trợ không hoàn lại, hàng hóa tạm nhập tái xuất có thời hạn, hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện được miễn thuế của dự án đầu tư. Thông thường các loại hàng hóa này không nằm trong danh mục hàng hóa kiểm tra trọng điểm theo tiêu chí quản lý rủi ro được tích hợp sẵn trên hệ thống thông quan điện tử.

Kiểm tra khai báo thuế của doanh nghiệp chỉ tiến hành đối với hồ sơ được phân luồng ở luồng vàng và luồng đỏ. Đối với hồ sơ luồng xanh, nếu phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thì chuyển sang luồng vàng và đỏ để làm rõ các sai phạm,xử lý theo mức độ vi phạm .

Thực tế những lô hàng được phân luồng vàng là những lô hàng phải kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm tra các điều kiện về giấy phép nhập khẩu, kiểm tra về điều kiện đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm tra xuất xứ hàng hóa có phù hợp với khai báo và chữ ký, mẫu dấu theo mẫu đã công bố.v.v..

Việc kiểm tra các điều kiện trên có phù hợp với hồ sơ và quan trọng nhất là giá khai báo có nằm trong danh mục quản lý rủi ro về giá của Cục Hải quan Hà Nội hoặc danh mục của Tổng cục Hải quan để so sánh đối chiếu đặt ra các căn cứ cơ sở nghi ngờ làm khoản đảm bảo bằng tiền hoặc hàng hóa tương ứng để tạm giải phóng hàng trong quá trình tham vấn giá theo quy định. Nếu hàng không nằm trong danh mục quản lý rủi ro về giá , nếu vẫn có cơ sở nghi ngờ giá thì làm thủ tục chuyển Chi

cục Kiểm tra sau thông quan để kiểm tra tại trụ sở hải quan hoặc tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó ,việc kiểm tra mã HS khai báo của doanh nghiệp là then chốt vì do chủ quan hoặc khách quan mà doanh nghiệp thường khai không chính xác mã dẫn tới sai thuế suất thuế NK dễ gây thất thu thuế cho nhà nước.

Kiểm tra khai báo về thuế của hồ sơ luồng vàng và luồng đỏ về cơ bản là như nhau chỉ khác là đối với hồ sơ luồng vàng đến bước kiểm tra khai báo về thuế là giải phóng hàng nhưng đối với hồ sơ luồng đỏ, có thêm bước kiểm tra thực tế hàng hóa nên căn cứ vào thực tế kiểm tra hàng hóa để xác định chính xác số thuế phải nộp rồi sau đó mới tiến hành giải phóng hàng.

Bước 2: Tờ khai thuộc luồng đỏ là loại hàng hóa thuộc mặt hàng trong quản lý rủi ro, doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật hải quan trong vòng 365 ngày với các hình thức gian lận chủ yếu như khai sai mã HS, nhập khẩu sai hàng hóa khai báo,hàng cấm nhập khẩu.v.v.. Hàng hóa p h ả i k i ể m t r a l u ồ n g đ ỏ cũ n g l à t r ọ n g đ i ể m , hàng hóa có thuế suất cao, hàng cần phải kiểm tra để làm rõ hơn vì khai báo của doanh nghiệp chưa đủ cơ sở để áp mã HS hoặc cần làm rõ để xác định giá tính thuế.

Công chức hải quan làm thủ tục hải quan kiểm tra, đối chiếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả giám định hàng hóa, nội dung giải trình và tài liệu bổ sung của người khai hải quan với các qui định của pháp luật về thuế để xác định các yếu tố tính thuế á p m ã H S .

Trường hợp không có sự khác nhau về yếu tố tính thuế và phương pháp tính thuế, số tiền thuế phải nộp do công chức hải quan xác định so với khai báo của người khai hải quan thì kết thúc việc kiểm tra ký thông quan giải phóng hàng hóa.

Khi có đủ cơ sở xác định người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo thuế, không kê khai thuế hoặc khai báo không đầy đủ, chính xác, trì hoãn việc khai báo, khai báo trị giá không đúng với giá trị giao dịch thực tế, không tự tính được số thuế phải nộp thì cơ quan Hải quan căn cứ hàng hoá thực tế nhập khẩu để ấn định số thuế phải nộp.

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan và các khoản đảm bảo trong quá trình tham vấn , đóng dấu “ Đã làm thủ tục hải quan” trả tờ khai cho người hải quan .

Trường hợp có sự khác nhau về số tiền thuế phải nộp do công chức hải quan xác định so với khai báo của người khai hải quan thì làm rõ chuyển CBCC làm bước 1 tính lại số tiền thuế phải nộp của mặt hàng đó.

Bước 4: Phúc tập hồ sơ theo quy định , nếu có sai sót trong vấn đề nào, bước nào trước đó thì đề nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu , ấn định thuế hoặc kiến nghị chuyển Chi cục Kiểm tra sau thông quan làm rõ các vấn đề xử lý theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp có khai báo sai.

Bước 5: Chi cục Kiểm tra sau thông quan với chức năng và nhiệm vụ theo quy định pháp luật sẽ kiểm tra các mặt hàng trọng điểm nổi cộm, kiểm tra tất cả các yếu tố về giá cả, mã HS , giấy phép NK, điều kiện NK .v.v..có trên hệ thống thông quan điện tử hoặc các tờ khai của các chi cục chuyển về theo quy định. Nếu cần thiết có thể kiểm tra doanh nghiệp tại cơ quan Hải quan hoặc tại trụ sở doanh nghiệp tùy theo tính chất , quy mô và sự hợp tác của doanh nghiệp trong việc kiểm tra.

Bên cạnh việc thực hiện quá trình thông quan đó thì công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục thông quan tại chi cục đã được làm thường xuyên liên tục và diễn ra hàng ngày. Theo từng cấp đã được phân quyền theo từng khâu trong quá trình thông quan , có bất cứ vướng mắc nào đều được hướng dẫn tại bước tiếp nhận tờ khai, nếu vượt thẩm quyền sẽ được Cán bộ đội nghiệp vụ và Lãnh đạo chi cục xem xét giải quyết trực tiếp ngay. Chính vì lý do đó cùng với sự phát triển của doanh nghiệp mà lượng doanh nghiệp làm thủ tục tại chi cục Hải quan Nội Bài đã tăng trong những năm gần đây, thống kê sau đây ta thấy điều đó.

Bảng 2.2. Số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài

Năm Số doanh nghiệp Tăng trưởng (%)

2008 2.892

2009 3.093 106,95

2010 3.376 109,15

2012 3.687 107,87

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm từ 2008 – 2012 của Chi cục HQCK SBQT Nội Bài

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 64 - 68)