.Xu hướng của hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 88 - 89)

- Tổ Kiểm soát với chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục về tình hình

3.1.2.Xu hướng của hàng hóa nhập khẩu

Nhìn chung chính sách thuế quan của các nước khi gia nhập WTO đều bị ràng buộc chặt chẽ trong đó có lộ trình phải giảm dần và dẫn tới đưa thuế suất thuế nhập khẩu = 0%. Việt Nam cũng là quốc gia đang phát triển nên không phải ngoại lệ, ta cũng phải thực hiện các cam kết ràng buộc về thuế nhập khẩu đối với các nước trong khu vực ASEAN, GATT/WTO .

- Cam kết với Hoa Kỳ trong hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA) Hiệp định Thương mại Việt -Mỹ được ký kết năm 2001, là bàn đạp để Việt Nam gia nhập WTO, là hiệp định song phương đầu tiên của Việt Nam được ký kết và cam kết trên diện rộng dựa trên nguyên tắc và qui định của WTO.

- Cam kết thực hiện AFTA (Asean Free Trade Area) hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong khu vực thương mại tự do ASEAN- CEPT/AFTA. Hiệp định này do các Bộ trưởng khối ASEAN ký tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV (Singapore ngày 28/01/1992) theo đó khi tham gia AFTA đều phải tiến tới mục tiêu tự do hóa hoàn toàn (cắt giảm thuế suất xuống 0% và không duy trì hàng rào bảo hộ cản trở thương mại theo lộ trình)

- Cam kết cắt giảm thuế quan thuế nhập khẩu trong APEC (Asia – Pacific Economic Cooperation)- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương . Khi gia nhập APEC ,Việt Nam phải cắt giảm mạnh thuế quan và công khai các chế độ thuế quan với các nước thành viên, tiến tới xóa bỏ những biện pháp phi thuế quan chính đáng đối với hàng hóa nhập khẩu .Các nước phải làm rõ chính sách thuế quan, các biện pháp phi thuế quan cũng như thực hiện cắt giảm thuế quan và các

biện pháp phi thuế quan theo lịch trình, đối với các nước đang phát triển là năm 2020. Đến thời điểm đó thuế suất thuế nhập khẩu ở các nước trong APEC cơ bản là 0%.

- Cam kết thực hiện trong khu vực mậu dịch tự do: ASEAN – Trung Quốc (ACFTA); ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA); ASEAN - Ấn Độ (AIFTA)

- Cam kết về thuế khi gia nhập WTO. Mức cam kết cụ thể có hơn 1/3 dòng thuế bị cắt giảm , chủ yếu các dòng thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm. đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép , vật liệu xây dựng, ôtô- xe máy,vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.

Các ngành có mức thuế giảm nhiều nhất bao gồm: hàng dệt may, cá và các sản phẩm ngư nghiệp, gỗ, giấy, máy móc thiết bị điện, điện tử. Chúng ta đạt được mức thuế cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất và các phương tiện vận tải. Bên cạnh đó cũng cam kết cắt giảm xuống 0% đối với một số ngành theo cam kết hoặc mức thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 88 - 89)