Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 76 - 85)

- Tổ Kiểm soát với chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục về tình hình

2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, hạn chế về thực hiện pháp luật, chính sách và các quy định quản lý thuế đối với hàng hóa nhập

Bên cạnh những thành tựu đạt được về công tác quản lý thuế đối với hàng hóa NK trong việc thực hiện pháp luật, chính sách và các quy định, vẫn còn một số hạn chế như sau:

Một là, một số quy định về thuế và quản lý thuế NK vẫn còn phức tạp, chưa

tương thích và khoa học như chuẩn mực quốc tế và khu vực mà ta đang trong quá trình hội nhập với mục tiêu: “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả”.

Với mục tiêu cụ thể như hiện đại hóa hải quan, doanh nghiệp tự khai, tự tính thuế, tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm, tự chịu rủi ro do hệ thống quản lý rủi ro được Hải quan tích hợp trong quá trình thông quan và kiểm tra sau thông quan. Các mặt đó được biểu hiện qua các góc độ sau:

- Luật Quản lý thuế (trước thời điểm ngày 01/7/2013) quy định nhiều thời hạn nộp thuế khác nhau giữa hàng tiêu dùng nộp thuế ngay với hàng nhập khẩu để sản xuất, hàng nhập để sản xuất hàng xuất khẩu, gia công, v.v… Quy định này đáp ứng được mục tiêu giúp cho doanh nghiệp khắc phục được tình trạng thiếu vốn nhưng lại gây khó khăn rất lớn cho ngành Hải quan trong việc quản lý, đôn đốc, thu đòi nợ thuế, v.v…, không phù hợp với mục tiêu hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Một số quy định về chính sách thuế (đặc biệt là Biểu thuế nhập khẩu) luôn thay đổi, chưa ổn định và không hệ thống hóa kịp thời nên gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện và kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chính sách thuế đối với hàng hóa NK còn nhiều nội dung phức tạp, chưa phù hợp với tính chất và đặc điểm XNK. Chẳng hạn máy móc, thiết bị NK, trong quá trình thông quan, hải quan không thể phát hiện máy móc, thiết bị NK đó về để làm tài sản cố định của DN hay để bán. Nếu để làm tài sản cố định thì không nộp thuế GTGT , việc này chỉ phát hiện được khi thanh tra, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp;

Một vướng mắc nữa là, rất khó xác định đối tượng hàng hóa là sản phẩm cơ khí là hàng tiêu dùng hay phục vụ sản xuất. Bởi vì, nếu là hàng tiêu dùng sẽ chịu thuế GTGT là 10% , còn phục vụ sản xuất là 5%

- Do có sự thay đổi thường xuyên theo lộ trình hội nhập quốc tế nên các dòng thuế phải cắt giảm cũng như thay đổi về mã số HS loại 10 số nay chuyển sang 8 số. Do đó, mã số HS của Biểu thuế NK khác với mã số HS thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (Biểu thuế Tiêu thụ đặc biệt) hoặc Biểu thuế GTGT.

Hai là, chính sách quản lý thuế đối với hàng hóa NK hiện hành vẫn dùng công

cụ thuế để thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong đó có chức năng đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội. Với khía cạnh này, tuy đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tế trong điều kiện chúng ta đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng lại mất đi tính trung lập của thuế và phức tạp thêm các quy định về quản lý thuế. Ví dụ: hàng hóa NK phục vụ an ninh quốc phòng, hàng phục vụ cho mục đích giáo dục đào tạo, v.v… là đối tượng được xét miễn thuế, sẽ rất khó khăn trong việc quản lý vì kéo theo cả hệ thống quản lý từ khâu thông quan – xét miễn giảm – theo dõi nợ đọng thuế - đôn đốc, thu đòi nợ thuế, v.v…

Ba là, Luật Quản lý thuế và Luật Hải quan đều áp dụng trong quy định chung

về tiến hành thủ tục hành chính về hải quan trong quá trình thông quan. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì có sự khác giữa khai hải quan với khai thuế, hồ sơ hải quan với hồ sơ thuế, kiểm tra hải quan với kiểm tra thuế, thông tin hải quan với thông tin thuế, v.v… Điều đó một mặt làm phức tạp và mặt khác gây phiền hà, không minh bạch, có thể tùy tiện áp dụng và cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở quá trình cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế.

Bốn là, thông thường hàng hóa NK là đối tượng chịu 02 sắc thuế là thuế NK và

thuế GTGT (trừ một số loại hàng hóa chịu thuế TTĐB). Do vậy, để hiệu quả chính sách thuế và thủ tục quản lý thuế của các sắc thuế này phải tương đồng nhau. Tuy nhiên, một số quy định hiện nay về chính sách và quản lý thuế của 02 sắc thuế này lại khác nhau, gây khó khăn trong việc thực hiện. Ví dụ: Hàng NK để sản xuất hàng XK, hàng hóa tạm nhập – tái xuất không chịu thuế GTGT trong quá trình thông

quan, chỉ chịu thuế NK, hết thời hạn tạm nhập khẩu thì phải tái xuất, nếu không phải kê khai và nộp thuế.

Năm là, một số quy định về chính sách thuế hoặc quản lý thuế chưa tương

thích hoặc không phù hợp với thông lệ quốc tế, cần phải thay đổi ngay để cơ quan hải quan có thể xử lý dữ liệu trên hệ thống điện tử, quản lý theo doanh nghiệp, áp dụng quản lý rủi ro, được biểu hiện dưới một số góc độ sau:

- Việc dịch thuật tên hàng hóa của Biểu thuế NK và hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa của WCO (HS) còn chưa phù hợp nên gây ra một số vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Việc phân loại theo đặc thù của Việt Nam tuy đáp ứng được mục tiêu bảo hộ, khuyến khích đầu tư, phù hợp và đáp ứng với thực tiễn quản lý của Việt Nam về mặt kinh tế nhưng đang gây hiểu lầm và còn tùy tiện trong công tác phân tích phân loại hàng hóa.

Thứ hai, hạn chế về quy trình quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Nội dung của một số quy trình đã ban hành hoặc chưa phù hợp với thực tế, còn chồng chéo, khó thực hiện, cần sửa đổi lại nội dung cho phù hợp. Một số quy trình đáng lẽ phải được gắn liền với quy trình, thủ tục hải quan thì lại được quy định riêng biệt, tách rời là chưa hợp lý, gây chồng chéo, không có cơ sở để phân biệt, xác định từng công việc và các bước thích hợp của từng công việc. Ví dụ: xét miễn thuế là một phần việc được thực hiện trong quá trình thông quan hàng hóa nên quy trình xét miễn thuế phải được quy định gắn liền với quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại thì hiện nay hai quy trình này được quy định ở hai văn bản khác nhau. Cả hai quy trình này đều quy định việc tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ, trong khi việc tiếp nhận hồ sơ hải quan của hàng hóa miễn thuế, nộp thuế phải là một.

Thứ ba, hạn chế về thực hiện phương pháp quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Một là, hạn chế trong phương thức áp dụng quản lý rủi ro: Việc đưa phương

thức quản lý rủi ro vào quá trình thông quan, kiểm tra sau thông quan là một phương thức đúng đắn khoa học, tiên tiến mà các nước trên thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi một quá trình từ yếu tố cơ sở vật chất, con

người vận hành, cơ sở dữ liệu tích hợp trên hệ thống thông quan đầy đủ, cập nhật kịp thời.

Mặt khác, chế tài xử lý không đủ mạnh, là lực lượng thuộc Bộ Tài chính nên không có nhiều quyền , trừ được khởi tố hai tội: buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới; còn hành vi trốn thuế, ẩn lậu thế, chây ỳ nợ thuế, v.v… chỉ xử phạt hành chính hoặc chuyển hồ sơ phối hợp với cơ quan công an giải quyết.

Hai là, hạn chế trong phương thức quản lý hành chính trong quá trình thông

quan: Với chức năng được quy định của mình, quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan bằng các văn bản quy phạm pháp luật bằng các biện pháp quản lý hành chính: ra các quyết định hành chính liên quan tới thủ tục hải quan. Ví dụ: ấn định thuế, quyết định thông quan, quyết định xử phạt, v.v…Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp luôn tìm cách trốn tránh nghĩa vụ thuế, khai sai tên, mã số, giá, v.v. Hải quan luôn phải đấu tranh với doanh nghiệp dựa trên văn bản quy định, mà thực tế văn bản luôn có kẽ hở pháp luật để doanh nghiệp lợi dụng.

Ba là, hạn chế về phương pháp tuyên truyền hướng dẫn, đối thoại doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp: hiện nay có những lúc, những nơi chưa làm tốt công tác này, chưa tuyên truyền công khai cho doanh nghiệp biết để thực hiện đúng. Hoặc có những khi Hải quan công khai văn bản, thông báo hướng dẫn nhưng do ý thức của một số cá nhân đã tự ý lấy hoặc sử dụng các văn bản thông báo làm của riêng, v.v…

Bên cạnh đó, công tác đối thoại doanh nghiệp một năm cũng chỉ hai tới ba lần, trong cuộc đối thoại nhiều khi là hình thức vì doanh nghiệp không nói rõ các vướng mắc chính yếu, chỉ nêu khó khăn nhưng khi được Hải quan chỉ ra thì không thực hiện hoặc thực hiện không được.

Thứ tư, hạn chế về kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

- Chưa coi trọng khâu phúc tập kiểm tra hồ sơ sau khi đã hoàn tất thủ tục thông quan, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, khả năng phát hiện các chứng từ bất hợp pháp và gian lận trong phúc tập còn thấp.

- Việc phát hiện gian lận qua mã HS, qua giá còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của phúc tập và trong toàn bộ quy trình kiểm tra thông quan.

Chưa xây dựng và sử dụng chung trong toàn Ngành cẩm nang hải quan về giá, mã HS, hoặc có xây dựng nhưng mới ở giai đoạn đầu, chưa thực sự được khai thác (hệ thống phân loại và xác định trị giá hải quan - MHS1.0). Cán bộ làm công tác xác định giá, tham vấn còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, còn liên quan tới công tác luân chuyển nên không có chiều sâu về thuế, giá, mã HS.

- Mức xử phạt đối với một số hành vi còn thấp mặc dù đã được điều chỉnh nâng cao mức phạt và thẩm quyền, chưa có tác dụng răn đe, phòng ngừa vi phạm: Việc lập biên bản vi phạm hành chính đôi khi còn áp dụng điều khoản chế tài sai quy định, sai thẩm quyền và đối tượng , v.v…

- Công tác đôn đốc, thu đòi nợ thuế còn rất khó khăn, hệ lụy từ Luật Quản lý thuế cũ cho doanh nghiệp áp dụng thời hạn nộp thuế theo từng loại hình NK, gây tốn kém về tiền bạc, công sức và các nguồn lực khác trong việc theo dõi đôn đốc thu đòi nợ thuế.

Bảng 2.6. Số nợ thuế tại Chi cục Hải Quan CKSBQT Nội Bài

Đơn vị tính: VNĐ

Năm Số thuế nợ đọng

Chuyên thu Tạm thu Tổng số

2008 67.445.679.545 630.040.175 68.075.719.7202009 76.964.410.621 1.898.912.930 78.863.323.551 2009 76.964.410.621 1.898.912.930 78.863.323.551 2010 82.048.674.478 2.930.252.875 84.978.927.353 2011 40.808.777.686 149.577.644.805 190.386.422.591 2012 36.885.281.891 90.406.739.105 127.292.020.996

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi cuc HQCKSBQT Nội Bài

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Một là, hệ thống văn bản và các chế tài về quản lý thuế còn chồng chéo, bất

cập. Nội dung các sắc thuế còn phức tạp (đặc biệt là thuế GTGT tại khâu NK đối với hàng không thuộc đối tượng chịu thuế hoặc 5% GTGT (như: trang thiết bị y tế, mặt hàng nông lâm sản, hàng phục vụ giáo dục, v.v…), cơ chế quản lý thuế chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tục hành chính trong công tác quản lý thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động NK hàng hóa , đôi khi còn chồng chéo trong quy định chức năng nhiệm vụ của các cấp.

Trình độ hiểu biết về thuế và cơ chế quản lý thuế, giá, mã HS của đối tượng nộp thuế không đồng đều, nhiều khi không nắm rõ quy định nên khó khăn cho cơ quan quản lý thuế là hải quan.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân cố tình khai báo sai, trốn thuế, ẩn lậu thuế dựa vào quy định thiếu chặt chẽ trong văn bản quy phạm pháp luật về thuế.

Hai là năng lực của bộ máy quản lý thuế, chất lượng của đội ngũ cán bộ công

chức làm công tác thuế còn một số hạn chế

Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý thuế, xác định trị giá, tham vấn giá còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nặng nề trong thời kỳ hiện nay, gia nhập các hiệp định trị giá GATT, WCO, WTO. Do quy định về thời gian và hạn luân chuyển CBCC nên không có CBCC chuyên sâu làm công tác giá, tham vấn giá, để làm được tốt công tác này đòi hỏi cả một quá trình học hỏi, tích lũy.

Thái độ, phong cách ứng xử trong giao tiếp với doanh nghiệp, cá nhân. Một số trường hợp còn chưa công tâm, tận tụy, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước và quyền lợi của doanh nghiệp, cá nhân.

Bên cạnh đó, do trang thiết bị phục vụ cho công tác thông quan hàng hóa, công tác quản lý thuế còn thiếu và hay bị trục trặc (ví dụ: hệ thống thông quan điện tử hay gặp sự cố đường truyền nhận dữ liệu, hệ thống danh mục QLRR về giá trên mạng GTT01 chạy chậm hoặc không tra cứu được cơ sở dữ liệu.

Ba là, công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đối thoại với doanh nghiệp chưa được

coi trọng đúng mức.

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn được thực hiện thường xuyên, liên tục và diễn ra hàng ngày đối với doanh nghiệp và các nhân làm thủ tục hải quan, kê khai thuế nhưng cũng vẫn còn hạn chế:

- Do trình độ, khả năng của cán bộ công chức trong việc tiếp xúc, hướng dẫn kê khai thuế, hải quan còn một số không đồng đều dẫn tới tình trạng hướng dẫn không đầy đủ, chính xách.

- Do trình độ tiếp nhận thông tin, khả năng hiểu biết về chính sách mặt hàng, thuế, mã HS, trị giá của doanh nghiệp, cá nhân còn hạn chế nên dẫn tới hiểu sai và thực hiện sai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn đôi khi không kịp thời, đầy đủ, làm cho doanh nghiệp, cá nhân gặp phải khó khăn.

Việc đối thoại doanh nghiệp có gặp gỡ định kỳ, tháo gỡ vướng mắc khó khăn. Tuy nhiên, một năm hai lần tổ chức đối thoại doanh nghiệp ở Chi cục thì không đủ vì vụ việc mang tính cấp bách, việc phản ánh các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp về chính sách, thuế không mang tính thời sự nên gây khó cho doanh nghiệp.

Bốn là, sở vật chất và hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế đối

với hàng hóa nhập khẩu còn thiếu thốn.

Trong quá trình làm thủ tục hải quan hiện đại hiện nay thì vai trò của cơ sở vật chất và hệ thống trang thiết bị có vị trì cực kỳ quan trọng, nhất là trong hệ thống thông quan điện tử (ECUS 4); hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống quản lý thông tin vi phạm (Riskman); hệ thống trị giá tính thuế (GTT01); hệ thống kế toán thuế (KTT59), v.v…Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đầu thì các hệ thống đó đều hoạt động tốt. Nguyên nhân là do trang thiết bị phần cứng của hệ thống không được bảo trì, nâng cấp thường xuyên nên gây ra những trục trặc hỏng hóc. Ngoài ra, còn do ý thức sử dụng hệ thống của cán bộ công chức, của nhân viên kỹ thuật IT chưa có đủ tâm huyết, tận lực cho công việc được giao dẫn tới bị trì trệ.

Hệ thống trang thiết bị máy soi, máy kiểm tra ma túy, v.v.. không được trang bị đầy đủ dẫn tới khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát làm thủ tục cho hàng hóa XNK, phương tiện XNC, v.v…

Do thực hiện hải quan điện tử, nhưng đường truyền hiện nay chưa tốt do không được nâng cấp kịp thời nên hay bị trục trặc dẫn tới tỉ lệ tờ khai phải hủy rất nhiều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 76 - 85)