- Tổ Kiểm soát với chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục về tình hình
2.2.3. Thực trạng phương pháp quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Thứ nhất, phương pháp kinh tế
Để nâng cao năng lực của CBCC trong việc thực hiện biện pháp kinh tế, tránh rủi ro, Tổng cục Hải quan đã tiến hành trang bị thêm các phương tiện, thiết bị hỗ trợ công việc hệ thống máy vi tính đồng bộ có nối mạng internet để truyền và nhận thông tin giữa các cấp trong ngành, máy soi hàng hóa và các thiết bị giám sát hàng hóa hiện đại khác… Với sự giúp sức của các phương tiện hiện đại này, các thao tác nghiệp vụ được cải thiện theo hướng nhanh hơn, chính xác hơn. Việc trang bị cũng được tính toán cụ thể, chi tiết, phù hợp với yêu cầu công việc nhằm giảm bớt rủi ro trong việc quản lý nhằm thông quan hàng hóa ở cửa khẩu nhanh chóng thuận tiện .
Công nghệ thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện quản lý thuế, không chỉ là công cụ hữu ích nhằm hiện đại hóa các khâu nghiệp vụ hải quan mà còn góp phần phân tích, dự báo, lưu giữ, thống kê các cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và các đối tượng khác có liên quan, tạo cơ sở thông tin cho QLRR góp phần phân loại doanh nghiệp , phân loại hàng hóa trọng điểm trong quá trình thông quan điện tử .
Hiện nay Chi cục đã được trang bị hệ thống máy tính hiện đại có mạng kết nối khu vực diện rộng (WAN) để kết nối với cơ quan Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan TP Hà Nội. Một số chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ đa chức năng đã được triển khai như : Chương trình thông quan điện tử đối với hàng hóa (Ecus 4); Chương trình quản lý kế toán thuế (KT559); Chương trình quản lý giá tính thuế (GTT01); Chương trình quản lý thông tin vi phạm (Riskman); Chương trình quản lý rủi ro áp dụng các tiêu chí phân loại hàng hóa trọng điểm, phân loại doanh nghiệp .v.v... Việc triển khai thực hiện các phần mềm quản lý đã phát huy được hiệu quả, giảm bớt thao tác thủ công truyền thống, đơn giản hóa các thao tác nghiệp vụ, giảm được thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp tham gia hoạt động NK.
Chi cục Hải quan Nội Bài đã xây dựng và sử dụng có hiệu quả chương trình quản lý và xử lý văn bản trên mạng (Net.office) góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong hoạt động chỉ đạo hàng ngày. Trang Web của Cục Hải quan TP Hà Nội được sử dụng để cập nhật và phổ biến các văn bản chính sách chế độ, quy định và các thông tin có liên quan đến hoạt động quản lý hải quan nhằm tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình áp dụng công nghệ thông tin vẫn còn bộc lộ những bất cập như: các chương trình phần mềm của từng nhóm nội dung công tác nghiệp vụ hải quan chưa tương thích với nhau và khó tích hợp để phục vụ mô hình quản lý mới. Chương trình tự động hoá phục vụ thủ tục hải quan điện tử còn lúng túng trong triển khai thực hiện, khả năng kết nối mạng với đối tác cũng như các cơ quan có liên quan gặp khó khăn, hạ tầng mạng chưa ổn định chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, không đảm bảo an ninh an toàn. Do đầu tư máy móc, trang thiết bị, phần mềm trên nền phân tán nên chi phí cao, khó quản lý, khó bảo hành bảo trì, nâng cấp; phần mềm và dữ liệu cho quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế.
Thứ hai, phương pháp hành chính
Để thực hiện mô hình quản lý hải quan hiện đại, việc duy trì các thủ tục hành chính quản lý tập trung toàn bộ các công việc xử lý trực tiếp tại cấp Chi cục như hiện nay (từ đăng ký làm thủ tục hải quan, thu nộp thuế, thông quan hàng hoá trong đó có miễn thuế, quản lý theo dõi nợ thuế trong đó có thanh khoản, hoàn thuế, cưỡng chế thuế.v.v) đều do chi cục thực hiện.
Tất cả các thủ tục hành chính liên quan trong quy trình thông quan được quy
định rõ trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành,việc khai báo đúng đủ chính xác thì doanh nghiệp sẽ mau chóng được thông quan ,nếu không thì tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo tính chất và mức độ vi phạm. Nhẹ thì bị lập Biên bản chứng nhận, nặng hơn thì lập Biên bản vi phạm hành chính hoặc hơn nữa thì xử lý hình sự.
Thực tế do quá nhiều việc, trong khi trình độ cán bộ lại có những hạn chế nhất định, nên nhiều việc bị quá tải gây sức ép lên CBCC (ví dụ:trong công tác tham vấn xác định trị giá thì Tổng cục Hải quan phân cấp cho Cục Hải quan TP Hà nội nhưng
trên thực tế Cục Hải quan Hà Nội lại dồn gần như toàn bộ việc tham vấn cho Chi cục HQ Nội Bài).
Cục Hải quan TP Hà nội do không trực tiếp làm thủ tục và cũng không trực tiếp tham mưu về chính sách nên một số việc chi cục hỏi lại “ùn đẩy” tiếp lên Tổng cục. Mặt khác, một số việc giao Chi cục làm nhưng phải theo cơ chế uỷ quyền nên vẫn chưa thật sự cải cách hành chính, thậm chí phiền hà hơn, thời gian kéo dài hơn đối với những việc Chi cục “đẩy” lên Cục, Cục “đẩy” tiếp lên Tổng cục.. Nhưng theo quy định về uỷ quyền, những trường hợp uỷ quyền phải đóng dấu của cơ quan uỷ quyền nên vẫn không giảm phiền hà do vậy Chi cục lại có công văn hỏi Cục, Cục lại có công văn hỏi Tổng cục.
Bộ phận phúc tập hồ sơ thuộc cơ cấu tổ chức của Chi cục hải quan cửa khẩu là chưa thật hợp lý so với yêu cầu. Theo chức năng nhiệm vụ vụ hiện hành, bộ phận này chịu trách nhiệm rà soát lại các công việc trong thông quan đã làm để xác định việc đã làm có đúng, chính xác chưa là vấn đề . Các vấn đề tồn tại nêu trên cần nghiên cứu, giải quyết khắc phục khi hoàn thiện tổ chức bộ máy của ngành.
Thứ ba, phương pháp tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn doanh nghiệp .
Công tác này là nhiệm vụ thường xuyên liên tục,diễn ra hàng ngày trong quá trình làm thủ tục thông quan ,bất cứ thắc mắc hoặc sai sót nào của doanh nghiệp đều được CBCC hướng dẫn chỉnh sửa cho phù hợp với chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật.
Các văn bản đều được niêm yết công khai tại nơi làm thủ tục, các văn bản về các lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm trong quá trình làm thủ tục hải quan,về chính sách mặt hàng ,thuế ,lệ phí,thủ tục nộp thuế qua tài khoản .v.v. Hàng năm 2 lần tổ chức đối thoại doanh nghiệp tại Chi cục nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp,lắng nghe các ý kiến đóng góp về mọi mặt nhằm giúp CBCC có cái nhìn khách quan từ phía doanh nghiệp nâng cao năng lực của bộ máy tại Chi cục. Xây dựng tác phong CBCC theo đúng tiêu chí của ngành “chuyên nghiệp- minh bạch- hiệu quả” trong việc thực thi nhiệm vụ, coi doanh nghiệp là đối tác.
Nhìn chung công tác này tại Chi cục được làm tốt không có vướng mắc nào mà không được tháo gỡ giải quyết ,tại mỗi đội nghiệp vụ đều có bộ phận giải quyết
vướng mắc, cả chi cục có Tổ giải quyết khiếu nại và vướng mắc để kịp thời giải quyết vướng mắc của cả Chi cục.