Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 40 - 45)

Hai là, tiến hành thủ tục thông quan, thu nộp thuế và công tác kế toán.

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

lý tiếp theo.

Các bước sau tổ chức thu thuế, lệ phí giao nộp cho bộ phận kế toán, phúc tập cũng được đối chiếu, tổng hợp cụ thể chính xác, việc phúc tập cũng là khâu quan trọng trong quá trình thu thuế đúng đủ theo pháp luật.

Ngoài ra thực tế cho thấy còn có các phòng ban chức năng (phòng Thuế xuất nhập khẩu, Kiểm tra sau thông qua, Điều tra chống buôn lậu v.v..) giám sát đầy đủ trong, sau thông quan từng lô hàng.

Việc kiểm tra được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin dữ liệu liên quan tới người khai hải quan , đánh giá việc chấp hành tốt pháp luật của người khai hải quan , thu thập các chứng từ để xác định hành vi vi phạm về thuế.

Việc gia nhập WTO, cải cách thủ tục hành chính trong đó có vấn đề về thuế luôn được chú trọng tạo điều kiện thông thoáng trong quá trình thông quan hàng hóa, tuy nhiên chính cơ chế chính sách thông thoáng cũng tạo điều kiện để các doanh nghiệp, cá nhân luôn tìm cách gian lận, trốn thuế, buôn lậu.

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. nhập khẩu.

Thứ nhất, quan điểm của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị trong nước, quốc tế và các chính sách thương mại của quốc gia.

Tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế ở một thời kỳ nhất định là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến nội dung chính sách thuế xuất nhập khẩu nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng trong giai đoạn đó. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ suy cho cùng chính sách và pháp luật về thuế chỉ là tấm gương phản chiếu thực trạng tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế . Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích chung của từng quốc gia với lợi ích riêng của từng doanh nghiệp, từng cá nhân nộp thuế, chính sách thuế trong từng thời kỳ có thể được xây dựng thực hiện theo hướng thiên về mục tiêu bảo hộ, tăng thu ngân sách tự do phát triển thương mại hay các mục tiêu khác

Xu hướng và trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến nội dung chính sách thuế xuất nhập khẩu của quốc gia đó trong từng giai đoạn cụ thể. Đối với Việt nam những thay đổi lớn lao và quan trọng trong chính sách thuế xuất nhập khẩu thực sự đã được khởi động từ năm 1998 (để thực hiện cam kết giảm thuế theo quy định của AFTA) và gần đây là thay đổi trong chính sách thuế đối với Hoa Kỳ (Hiệp định thương mại tự do Việt- Mỹ -BTA), ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) ASEAN - Nhật Bản (AJFTA). Hầu hết những thay đổi này đều được thể chế hóa thành các quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu nhằm đảm bảo tính khả thi và tính hiện thực cho các chính sách đó trong thực tiễn.

Chính sách kinh tế của nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với pháp luật về thuế nhập khẩu của Việt Nam, hiện nay với 2 xu hướng chủ yếu là bảo hộ mậu dịch, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước và xu hướng tự do hóa thương mại, cắt giảm hàng rào thuế quan theo lộ trình và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế thuế quan và phi thuế quan.

Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực hội nhập để hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng cơ sở vật chất tiến lên CNXH .Đồng thời đảm bảo tối đa hóa từ các công cụ thuế, tối thiểu hóa các chi phí trong quá trình hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế. Những cam kết về thuế quan mà Việt nam tham gia ký kết là nội dung quan trọng thể hiện mức độ hội nhập của quốc gia. Các cam kết này là cơ sở để điều chỉnh các quan hệ kinh tế tài chính trong nước với nước ngoài và giữ vai trò chi phối đối với nội dung các quy định của pháp luật. Cần phải hoạch định thống nhất và xây dựng phù hợp với các cam kết quốc tế, xây dựng lộ trình cắt giảm phù hợp với thời hạn nhất định. Đảm bảo việc sử dụng thuế quan như một công cụ quan trọng nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế , đồng thời đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Phải hình thành quá trình giảm dần tỉ trọng thuế nhập khẩu theo tỉ lệ gia tăng, tương ứng các nguồn thu từ sắc thuế nội địa.

Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam thì thuế nhập khẩu luôn là nguồn thu quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước (chiếm khoảng 1/3 trong tổng thu) những số liệu về tỷ trọng của số thu hải quan so với tổng thu ngân sách trong những năm gần đây đã thể hiện rõ điều đó.

Khi hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam ký kết và thực hiện các cam kết về thương mại quốc tế, trong đó có những cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu dẫn đến hàng hóa nhập khẩu tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm hàng hóa trong nước. Kết quả là kích thích tiêu dùng, từ đó thu được nhiều loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt… Các nước thành viên khác trong hiệp định cũng phải cắt giảm thuế quan, từ đó dẫn đến việc kích thích các nước khác tăng hàng xuất khẩu, dẫn tới tăng thu ngân sách từ hàng xuất khẩu sang các nước thành viên đó. Như vậy việc cắt giảm thuế nhập khẩu vừa làm tăng thu ngân sách, vừa làm giảm thu ngân sách do đó phải có sự tính toán kỹ lưỡng trong việc cắt giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu.

Thực trạng kinh tế xã hội của nước ta, pháp luật về thuế nhập khẩu có mục tiêu quan trọng là công cụ khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ nền sản xuất trong nước, Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cần phải căn cứ vào tình hình phát triển của sản xuất trong nước, sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các quốc gia cần phải đánh giá những lợi thế so sánh trong từng ngành hàng, xác định mức độ bảo hộ những hàng hóa có uy tín trên thị trường quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao thì không cần bảo hộ mà lấy đó làm cơ sở cho việc đàm phán về thuế quan đối với nước khác.

Thứ ba, trình độ nhân lực của đội ngũ quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Một là, cán bộ công chức là bộ phận quan trọng nhất trong nền hành chính

quốc gia nguồn nhân lực của một tổ chức, một cơ quan quản lý là hệ thống công chức bao gồm số lượng, chất lượng, tiềm năng hiện có của đội ngũ công chức, phù hợp và đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển của đơn vị trong một thời kỳ nhất định.

Tiềm năng đó bao gồm tổng hòa tiềm năng về thể lực, trí lực và tâm lực của công chức có thể đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức đó. Trong thế giới hiện đại vai trò quyết định của nguồn nhân lực càng được khẳng định. Một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, bền vững phải dựa trên 3 trụ cột cơ bản: Áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực, trong đó nguồn nhân lực là quan trọng và then chốt nhất. Nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với cơ sở hạ tầng và công nghệ mới là yếu tố quyết định việc hoàn thành mục tiêu đề ra.

Công tác quản lý thuế trong ngành Hải quan cũng như các cơ quan quản lý nhà nước khác về mặt hành chính thì đòi hỏi nhân tố con người là yếu tố hàng đầu trong việc hoàn thành chỉ tiêu của ngành Hải quan đề ra. Đây là nhân tố thực thi chính sách, chủ trương của Nhà nước tác động tới ý thức của đối tượng được quản lý.

- Trong quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đội ngũ CBCC Hải quan trong toàn bộ quy trình nghiệp vụ là rất quan trọng, nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung quản lý trước trong và sau thông quan. Ngành Hải quan là cơ quan “gác cửa” nền KT, CBCC Hải quan luôn phải tiếp xúc với hàng, tiền nên rất nhạy cảm đòi hỏi bộ máy quản lý về nhân lực càng phải chặt chẽ, khoa học. Mỗi CBCC ngoài năng lực chuyên môn còn phải được giáo dục ,tuyên truyền nâng cao trách nhiệm , có tâm huyết với ngành Hải quan .

Về mặt chất lượng, đội ngũ CBCC làm công tác quản lý thuế có trình độ nghiệp vụ vững vàng sẽ làm cho bộ máy vận hành trơn tru, đúng pháp luật, giải quyết được tất cả các vướng mắc trong công tác tránh, ngăn chặn được các hành vi gian lận trốn thuế của đối tượng nộp thuế.

Hai là, theo quy định của Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế đối với

hàng hóa XNK các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; Kê khai nộp thuế , kế toán thuế; Đôn đốc thu đòi nợ thuế và cưỡng chế thuế; Thanh tra, kiểm tra .

Trên cơ sở tổ chức bộ máy làm công tác quản lý thuế theo chức năng, Tổng cục Hải quan thành lập bộ máy quản lý thuế gồm: Cục Thuế XNK thuộc TCHQ, Phòng Thuế XNK thuộc Cục Hải quan tỉnh thành phố, Đội Quản lý thuế thuộc Chi

cục Hải quan. Trên cơ sở đó phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa các cục ,phòng, đội, bộ phận, giữa cấp Tổng cục và Cục, Chi cục ,trong đó tăng cường vai trò của cấp Tổng cục trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các cục Hải quan địa phương. Tương ứng với việc cải cách về bộ máy tổ chức, cán bộ làm công tác quản lý thuế được đào tạo, có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện kỹ năng quản lý thuế chuyên sâu (tính chuyên nghiệp cao) theo từng chức năng quản lý.

Thứ tư, mức độ ứng dụng khoa học – công nghệ vào quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Cùng với nhân tố con người là yếu tố cơ bản nhất trong bộ máy quản lý thuế thì yếu tố khoa học công nghệ trang thiết bị cũng là không thể thiếu trong công tác quản lý thuế một cách hiệu quả trong cơ chế hiện nay.

Trong lĩnh vực quản lý thuế việc áp dụng một hệ thống quản lý thuế xuất nhập khẩu được tin học hóa sẽ giúp ngành Hải quan giảm bớt gánh nặng công việc bởi làm thủ công, bớt chi phí quản lý một cách đáng kể do tính khoa học và tính hệ thống của nó mang lại.

Ngoài ra còn có một loạt chương trình khác: Netoffice: điều hành công tác văn thư hành chính, nghiệp vụ qua mạng, giao ban trực tuyến…

Bên cạnh đó còn có những trang thiết bị ứng dụng công nghệ tiên tiến khác như hệ thống máy soi hành lý, máy soi container, máy soi người, máy ngửi ma túy .vv.. Tất cả những máy mọc tiên tiến trên là công cụ đắc lực, nhanh chóng chính xác hiệu quả giúp ngành Hải quan hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ hiện nay, xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Thứ năm, trình độ nhận thức và ý thức của đối tượng nộp thuế

Đối với bất kỳ hệ thống quản lý thuế nào đó thì hiệu quả phải đặt hàng đầu, và đối tượng nộp thuế chính là nhân tố quan trọng trong vấn đề đạt được hiệu quả đó. Bên cạnh những yếu tố khác thì nhân tố về trình độ nhận thức, tiêu chuẩn đạo đức hay thái độ về việc tuân thủ nộp thuế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thuế. Ý thức chấp hành nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỷ lệ thuận với ý

thức trách nhiệm của người nộp thuế, công tác tuyên truyền giáo dục và chế tài xử lý đủ mạnh.

Khi luật thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể, rõ ràng có tính định hướng, chặt chẽ thì đối tượng nộp thuế sẽ khó lợi dụng kẽ hở trong luật pháp để lợi dụng trốn lậu thuế. Trốn thuế là: khai báo sai trọng lượng hàng hóa, khai báo sai xuất xứ, khai giá thấp hơn giá thực tế v.v.. nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

Do đó, đối tượng nộp thuế có ý thức, kinh doanh chính đáng đóng vai trò quan trọng và là nhân tố chủ yếu tác động đến công tác quản lý thuế của cơ quan Hải quan. Việc trốn tránh, gian lận thuế, chây ỳ, không tự giác tuân thủ pháp luật thì việc hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ thu thuế của Ngành Hải gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w