Hoàn thiện phương pháp quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 99 - 102)

- Nâng trình độ, năng lực quản lý thuế của Hải quan Việt Nam ngang tầm vớ

3.3.3.Hoàn thiện phương pháp quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

S aử đổi các quy nh v đị ề đố ượ it ng không chu thu GTGT ,m cthu ế su t thu GTGTấế

3.3.3.Hoàn thiện phương pháp quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Để quản lý thuế có hiệu quả, giám sát được việc thực thi pháp luật thuế với sự hỗ trợ của hệ thống thống thông quan điện tử đồng bộ với các chương trình có sẵn trong hệ thống nghiệp vụ của Hải quan phải áp dụng một loạt các biện pháp quản lý mang tính quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan, cần phải hoàn thiện các mặt sau:

Thứ nhất, phương pháp kinh tế.

Bắt buộc thực hiện nghiêm túc việc xây dựng tiêu chí QLRR một cách đầy đủ và dựa trên cơ chế kê khai thông tin của doanh nghiệp, có sự kiểm tra đánh giá các tiêu chí rủi ro để xây dựng bộ tiêu chí QLRR nhằm minh bạch hóa và công bằng hóa đối với mỗi doanh nghiệp thông qua sự chấp hành pháp luật của họ. Doanh nghiệp nào kinh doanh nghiêm túc , khai báo đúng sẽ được đối xử tốt thể hiện qua việc được đánh gía tốt sẽ được hệ thống phân luồng tờ khai vào luồng xanh , nếu không thì sẽ phân vào luồng vàng hoặc đỏ. Việc được đánh giá tốt , tờ khai được hệ thống phân vào luồng xanh hoặc vàng sẽ giảm chi phí cũng như thời gian trong quá trình thông quan,giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế , mau chóng đưa hàng hóa vào lưu thông.

Đối với các doanh nghiệp có kim ngạch XNK lớn , số thu nộp thuế vào ngân sách hàng năm cao , ý thức chấp hành tốt pháp luật phải có chế độ ưu tiên đặc biệt trong quá trình làm thủ tục hải quan như: Chỉ phải kê khai đầy đủ các thông tin và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, giải phóng hàng ngay khi làm đầy đủ nghĩa vụ thuế.

Việc áp dụng các tiêu chí QLRR trong thông quan đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan phải đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp có số thu

ngân sách lớn, tạo mọi điều kiện tối đa.

Thứ hai , phương pháp hành chính.

Phải xây dựng chương trình mã HS và thuế suất thuế nhâp khẩu chung cho toàn ngành , chương trình này bắt buộc và phải tích hợp đầy đủ vào hệ thống thông quan điện tử , việc thực hiện được chương trình này sẽ là tiền đề để giảm bớt thủ tục hành chính cũng như tranh cãi không cần thiết giữa hải quan và doanh nghiệp trong vấn đề mã HS . Vì như hiện nay việc áp mã HS là việc khó khăn ngay cả với CBCC hải quan chứ chưa nói là với doanh nghiệp, mặt khác cũng dựa vào tính chưa đầy đủ và thống nhất nên doanh nghiệp hay lợi dụng để gian lận thuế qua mã HS.

Nâng cấp và hoàn thiện các chương trình như : Quản lý giá tính thuế(GTT01) Quản lý thông tin vi phạm (Riskman),Chương trình kế toán thuế (KTT59) để sử dụng một cách có hiệu quả nhất, làm sao các chương trình đó phục vụ đắc lực cho việc thông quan chứ không phải là một gánh nặng trong một loạt các thủ tục hành chính rườm rà , tổn hao công sức và thời gian của CBCC và doanh nghiệp.

Cải cách thủ tục hành chính trong quá trình thông quan cần phải sửa Luật Quản lý thuế trong việc hoàn thuế và xét không thu thuế vì như tình trạng hiện nay doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế rất công phu ,đôi khi rườm rà. Chưa kể đến thời gian hoàn thuế quá lâu trong khi doanh nghiệp cần vốn để kinh doanh sản xuất, việc hoàn thuế từ ngân sách là cả một quá trình dài vì còn liên quan tới kho bạc nhà nước nên càng khó khăn . Để thực hiện được ngoài sửa Luật còn phải có Thông tư hướng dẫn, theo đó quy định rõ trách nhiệm , thời gian và các chế tài đối việc hoàn thuế và không thu thuế cho các trường hợp được phép.

Cải cách thủ tục hành chính phải thực hiện xuyên suốt và có chỉ đạo tích cực từ Tổng cục Hải quan xuống tới từng CBCC , phải tạo được phong trào thi đua và quy định cụ thể chứ không hô hào khẩu hiệu , không hiệu quả như hiện nay.

Thứ ba , phương pháp tuyên truyền giáo dục , hướng dẫn doanh nghiệp.

Triệt để thực hiện theo Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn tới từng CBCC về việc hướng dẫn doanh nghiệp trong quá trình thông quan vì đã quy định là :trách nhiệm của Hải quan là phải hướng dẫn doanh nghiệp trong quá trình thông quan, luôn coi doanh nghiệp là đối tác trong quá trình làm thủ tục.

Có hình thức tuyên dương trên phương tiện thông tin đại chúng đối với các doanh nghiệp có kim ngạch lớn , số thuế nộp ngân sách cao , thưởng “ điểm” trong tiêu chí QLRR ,tạo điều kiện tuyên truyền trong cộng đồng doanh nghiệp là một cách làm hay và hiệu quả.

3.3.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Để sử dụng các công cụ kiểm tra giám sát trong quá trình thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế với hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu hải quan hiện đại, trong thời gian tới cần đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng sau :

Thứ nhất, xây dựng hệ thống chương trình sử dụng chung cho toàn

ngành trong đó tổng hợp các tình huống kiểm tra mẫu phân tích phân loại hàng hóa, mã HS , mức thuế nhằm đảm bảo một mặt hàng chỉ có một mã HS và tên gọi chung , có thuế suất chung.

Một trong những mặt yếu nhất của lực lượng kiểm tra, giám sát hiện nay là khả năng chuên môn nghiệp vụ, có nhiều nguyên nhân của tình hình này, như: tình hình luân chuyển CBCC, hệ thống văn bản chưa đầy đủ hệ thống, cán bộ mới chưa cọ sát nhiều với thực tế.

Thứ hai, xây dựng lực lượng kiểm tra, giám sát trong quá trình làm thủ

tục thông quan theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra phát hiện gian lận thương mại qua giá, xuất xứ hàng hóa, các kỹ năng hành chính (lập biên bản, xác định hành vi phạm, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, ra quyết định truy thu) và kỹ năng xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện , kinh nghiệm kiểm tra hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, phát hiện mâu thuẫn trong công tác tham vấn xác định trị giá thuế .

Thứ ba, thực hiện kiểm tra theo phương pháp tự chọn ngẫu nhiên của máy

tính, không có sự can thiệp chủ quan của con người để đảm bảo tính khách quan trong lựa chọn đối tượng kiểm tra, kết quả phân loại được đưa vào cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro.

Trên cơ sở phân loại và cơ sở dữ liệu có được, sẽ tập trung xác định và kiểm tra đối với những doanh nghiệp, loại hình và mặt hàng trọng điểm (rủi ro cao,

chưa tuân thủ), trong đó chú trọng kiểm tra về giá, mã số hàng hoá, xuất xứ hàng

hóa, các ưu đãi về thuế.

Thứ tư, tăng cường mối quan hệ phối hợp với ngân hàng, cơ quan thuế,

kho bạc, cơ quan pháp luật; xây dựng chương trình hợp tác với doanh nghiệp. Cụ thể là:

- Xây dựng mối quan hệ phối hợp, cung cấp thông tin, giao ban định kỳ, với ngân hàng, cơ quan thuế, kho bạc, cơ quan pháp luật để phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

- Tăng cường hơn nữa hợp tác với hiệp hội ngành hàng, các phòng thí nghiệm, tổ chức giám định để phát hiện được những vi phạm, gian lận (nhất là về

mã số, xuất xứ hàng hóa). Vì đây là những đơn vị có thông tin, sự hiểu biết về mặt hàng, công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất, giá thành sản phẩm, giá cả thị trường cả ở trong nước, khu vực, thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, nâng cao năng lực phát hiện chứng từ giả, khả năng kiểm tra

chứng từ thanh toán, xuất xứ hàng hóa, khả năng phát hiện gian lận qua giá. Để khắc phục tình trạng yếu kém của chi cục và công chức hải quan về việc không có khả năng nhận biết các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan là thật hay giả, chính xác hay không, dù biết rất rõ nội dung có dấu hiệu giả, nhất là về giá, cần trang bị cho CBCC hải quan khả năng phát hiện ban đầu các chứng từ này. Để thực hiện giải pháp này, cần:

- Tổ chức đào tạo cho một số công chức hải quan các kiến thức về phát hiện chứng từ giả, khả năng kiểm tra chứng từ thanh toán, xuất xứ hàng hóa.

- Trang bị máy móc, thiết bị phát hiện chứng từ giả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 99 - 102)