Các bộ phận cấu thành cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu luận văn:

1.2.2. Các bộ phận cấu thành cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu:

định pháp lý, quy trình, các phương thức…cũng như vị trí, vai trò, mối quan hệ hữu cơ của các bộ phận cấu thành đó để thực hiện quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với những điều kiện cụ thể nhất định nhằm đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu ngành Hải quan đã đặt ra trong từng thời kỳ nhất định.

1.2.2. Các bộ phận cấu thành cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu: khẩu:

1.2.2.1. Luật pháp, chính sách và các quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Xây dựng ban hành văn bản qui phạm pháp luật, các chính sách là nội dung mang tính tiền đề cuả quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là hàng lang pháp lý để cơ quan hải quan thực hiện chức năng quản lý của mình, luật pháp, chính sách ban hành phải đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, thuận lợi, cụ thể chặt chẽ để dễ quản lý cũng như các doanh nghiệp thực hiện nghiêm. Việc ban hành văn bản luật pháp phải tiến hành khoa học có tính định hướng, thống nhất. nhằm đảm bảo hiệu lực hiệu quả nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia ký kết một loạt các hiệp định song phương, đa phương và những cam kết quốc tế khi gia nhập nền kinh tế thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu quản lý thuế nói chung và thuế đối với hàng hóa nhập khẩu nói riêng trong từng thời kỳ, giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách pháp luật hữu hiệu.

Hệ thống chính sách pháp luật chỉ mang lại hiệu quả cao khi nó phù hợp với các điều kiện thực tế của nền kinh tế xã hội trong và ngoài nước, khai thác tốt mọi nguồn lực và cơ hội, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực và phải dự tính được xu thế thế phát triển của nền kinh tế xã hội trong nước và quốc tế trong một thời gian nhất định, đồng thời có các phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện phù hợp .

Xây dựng chính sách pháp luật hữu hiệu, có các phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện đúng, phù hợp, đồng thời có các biện pháp kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn xử lý kịp thời các sai phạm và thường xuyên có phân tích đánh giá để điều chỉnh phù hợp là điều kiện cần để thực hiện quản lý thuế nói chung và thuế nhập

khẩu nói riêng thành công. Thực tế nước ta, để hoàn thiện khắc phục những yếu tố lỗi thời, không đồng bộ của cơ chế quản lý thuế nhập khẩu, đòi hỏi phải căn cứ mục tiêu định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước trong các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cả trong nước và quốc tế. Đồng thời có sự phân tích đánh giá một cách tổng thể những vẫn đề đã và chưa đạt được của từng yếu tố của cơ chế quản lý thuế, xác định đúng tầm quan trọng, ảnh hưởng của từng yếu tố trong sự thay đổi tác động qua lại với các yếu tố khác, ngoài ra phải xem xét trong từng hoàn cảnh cụ thể để tính toán các nhân tố ảnh hưởng, để từ đó hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu .

Ngoài ra để việc quản lý thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đồng bộ hiệu quả phải đồng thời thực hiện: thành lập bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế, xây dựng các quy chế khen thưởng xử phạt áp dụng cho đối tượng nộp thuế. Đặc biệt phải chú trọng công tác kiểm tra sau thông quan bằng việc xây dựng chế tài các quy trình biện pháp kiểm tra sau thông quan, nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong nghiệp vụ trong thông quan, phát hiện gian lận thương mại, ngăn chặn hiện tượng tiêu cực giữa chủ hàng với CBCC hải quan nhằm chống thất thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời qua quá trình thực hiện, phân tích đánh giá các vấn đề đã và chưa đạt được của từng khâu nghiệp vụ để xem xét sửa đổi hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ việc xây dựng sửa đổi hệ thống chính sách đến việc cải tiến sắp xếp lại bộ máy quản lý và điều hành thực hiện nhằm đảm bảo mục tiêu của công tác quản lý.

1.2.2.2. Quy trình quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu .

Thứ nhất, tiếp nhận tờ khai, giải thích, tuyên truyền phổ biến, tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.

Thực hiện tiếp nhận tờ khai và tiến hành các thủ tục hướng dẫn, trả lời, giải đáp các vướng mắc của đối tượng nộp thuế trong quá trình thực hiện các quy định hiện hành về chính sách thủ tục hải quan , thuế và lệ phí hải quan thông qua các hình thức tư vấn tại nơi làm thủ tục, qua điện thoại hoặc bằng văn bản theo đúng hướng dẫn về nghiệp vụ tại các quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành .

Chủ trì phối hợp với các bộ phận chức năng tổ chức tiếp xúc thông qua các hình thức hội nghị đối thoại doanh nghiệp , hội thảo, tập huấn để phổ biến hướng dẫn chính sách và thủ tục về hải quan và thuế cho đối tượng nộp thuế thực hiện cơ chế tự khai báo và nộp thuế .

Quán triệt và tổ chức phổ biến chính sách thuế mới, thực hiện việc đào tạo và đào tạo tại chỗ về chuyên môn nghiệp vụ đối với lực lượng CBCC chuyên trách của đơn vị. Lưu trữ và thông báo các nội dung hướng dẫn chính sách thuế đã tiến hành cho đối tượng nộp thuế biết và thực hiện thống nhất trong toàn ngành.

Thực hiện các chế độ về báo cáo với các cấp có thẩm quyền, và cơ quan cấp trên theo quy định các vấn đề phát sinh .

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w