Tầm quan trọng của cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 45 - 48)

Hai là, tiến hành thủ tục thông quan, thu nộp thuế và công tác kế toán.

1.2.4. Tầm quan trọng của cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

khẩu.

Thứ nhất, cơ chế quản lý thuế tạo điều kiện để tổ chức quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu .

Cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu giúp cơ quan quản lý thực thi được nhiệm vụ của mình và qua đó đưa hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và quản lý hàng nhập khẩu nói riêng vào nề nếp, tạo công bằng trong hoạt động xuất nhập khẩu, phòng ngừa trốn, gian lận thuế nhập khẩu, chống nợ đọng, chây ỳ thuế.

Cơ chế quản lý thuế là một trong những quy định bắt buộc do Nhà nước đặt ra để quản lý thu thuế, nhằm buộc các công dân phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Để thu thuế hiệu quả, đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của đất nước, cơ chế quản lý thuế thuế phải đảm bảo các yêu cầu: Công bằng; hiệu quả; minh bạch, rõ ràng; linh hoạt. Và để cơ chế quản lý thuế đạt được các yêu cầu như vậy, đòi hỏi những người xây dựng cơ chế phải thâm nhập thực tế để nắm được những cách thức thực hiện, những diễn biến trong quá trình kinh doanh dù là nhỏ nhất. Tránh việc xa rời thực tế ban hành chính sách không phù hợp với thực tế, dù yêu cầu như vậy, trên thực tế vẫn xảy ra các trường hợp cơ chế quản lý thuế không phù hợp . Dẫn đến việc quản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn, làm cho người nộp thuế và các cán bộ quản lý thuế cấp dưới không biết phải thực

hiện thế nào cho đúng, hoặc vì không sát thực tế dẫn tới thất thu thuế, tạo điều kiện cho các đối tượng lách luật để trốn thuế...

Thứ hai, cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu giúp người nộp thuế hiểu rõ, tuân thủ và thực hiện được nghĩa vụ của mình.

Trong việc kê khai nộp thuế nhập khẩu cho nhà nước, người nộp thuế chính là khách hàng và cơ quan hải quan là người phục vụ. Việc CBCC sách nhiễu, gây khó khăn cho người nộp thuế ở các khâu: khai báo làm thủ tục thông quan, hoàn thuế , chấp hành việc thanh, kiểm tra của cơ quan hải quan... vẫn diễn ra phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu giúp các đối tượng nhập khẩu hàng hóa hiểu rõ, tuân thủ và thực hiện được nghĩa vụ tài chính của mình một cách thuận lợi.

Hệ thống thể chế về quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu đảm bảo quy định rõ ràng, đầy đủ, luật hóa, hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nộp thuế, cơ quan quản lý thuế có đủ quyền, đặc biệt là thanh tra ,cưỡng chế về thuế vv… Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp, cung cấp đầy đủ thông tin số liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan theo đúng pháp luật quy định.

Việc quản lý nguồn thu và kiểm soát công tác kê khai, thu thuế vốn đã rất phức tạp trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển cộng thêm những phức tạp nảy sinh từ tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Việc yêu cầu đơn giản hóa, minh bạch hóa chính sách và cơ chế quản lý thuế nhập khẩu ở Việt nam càng cấp thiết, giảm chi phí nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế.

Thứ ba, đảm bảo việc thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện công bằng, theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế tiêu cực,

Tổ chức quản lý thu thuế là khâu cuối của quá trình thông quan với mục tiêu là thu đúng, đủ thuế. Để đảm bảo việc thu đúng, đủ thuế, đòi hỏi việc kiểm tra việc kê khai thuế của người khai hải quan phải chặt chẽ, phù hợp với thực tế kinh doanh, không phân biệt loại hình nhập khẩu nào. Thực tế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tình trạng thất thu thuế xảy ra còn phổ biến, do gian lận thương mại, do người nộp thuế cố tình trốn tránh, chây ỳ,...gây rất nhiều khó khăn cho công tác thu thuế và quản lý thuế .

Quan lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời kỳ hội nhập luôn phải điều chỉnh theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình càng đòi hỏi phải có chính sách đúng đắn khoa học nhằm hài hòa lợi ích của các bên liên quan .

Hoạt động quản lý của Hải quan theo hướng tạo thuận lợi thông thoáng cho xuất nhập khẩu, đầu tư và du lịch v.v… thủ tục hải quan phải thuận lợi, đơn giản hóa, minh bạch tạo được điều kiện tốt nhất cho lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bởi vậy, hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng triệt để ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý, kiểm soát chặt chẽ được tất cả các đối tượng chịu thuế cũng như tổ chức, cá nhân nộp thuế, giảm thiểu tối đa thất thu thuế, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời nộp vào ngân sách nhà nước.

Thứ tư, cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.

Trước yếu cầu phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế đòi hỏi ngành Hải quan càng phải nâng cao hiệu quả hiệu lực của cơ chế quản lý thuế, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển KT –XH của đất nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn buôn bán vận chuyển hàng cấm có hiệu quả. Ngăn chặn giao dịch bất hợp pháp, đảm bảo nguồn thu ngân sách, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trong nước đảm bảo an ninh, môi trường sống.

Việc hội nhập quốc tế đặt ra cho ngành Hải quan những vấn đề mới mà cần phải tăng cường năng lực quản lý thì mới hoàn thành nhiệm vụ với những thách thức từ sở hữu trí tuệ, chống gian lận thương mại giá, cải cách thủ tục hành chính hội nhập kinh tế quốc tế, cũng đặt ra yêu cầu cấp bách về đảm bảo an ninh xã hội và cộng đồng trước những mối nguy từ quá trình hội nhập như : khủng bố, tuyên truyền phản động, văn hóa phẩm độc hại.

Làm tốt công tác quản lý thuế đối với hàng nhập khẩu góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết của Đảng và Nhà nước nước góp phần tạo được an ninh chính trị và trật tự xã hội.

Nâng cao vai trò Nhà nước trong quản lý thuế là góp phần tạo công bằng xã hội trong nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển trong một hành lang pháp lý chung, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định đời sống dân cư, tạo điều kiện thông thương hàng hoá giữa các vùng miền, góp phần xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, miền núi và miền xuôi. Từ đó góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm bớt được những ảnh hưởng xấu về kinh tế xã hội do khuyết tật của kinh tế thị trường mang lại.

Quản lý thuế có hiệu quả phải gắn liền với mục tiêu nuôi dưỡng nguồn thu. Để các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh được với sự thâm nhập của các tập đoàn quốc tế thì vai trò nhà nước về quản lý thuế phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, sát thực tế đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm điều chỉnh kịp thời những biến động do hội nhập gây ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w