Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 72 - 76)

- Tổ Kiểm soát với chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục về tình hình

2.3.1. Những thành tựu đã đạt được

Thứ nhất, về thực hiện pháp luật, chính sách và các quy định quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005 được Quốc hội thông qua và văn bản hướng dẫn của Chính phủ và Bộ Tài chính quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của đối tượng nộp thuế, cơ quan quản lý thuế nhằm tăng

cường các hoạt động quản lý hoạt động XNK nói chung và quản lý thuế NK nói riêng.

Góp phần làm minh bạch, luật hóa thủ tục chính sách thuế XNK thúc đẩy hoạt động XNK phù hợp với các hiệp định kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia theo lộ trình, cũng như trong khối ASEAN và các hiệp định quốc tế khác.

Thông qua việc tập hợp và quy định thống nhất các quy phạm về quản lý thuế từ nhiều văn bản chồng chéo khác nhau thành Luật Quản lý thuế (mới sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ ngày 01/7/2013), có một số ưu điểm:

- Tính pháp lý của các quy định về quản lý thuế đã được luật hóa, giảm tối đa sự mâu thuẫn chồng chéo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thống nhất pháp luật về thuế, hạn chế và phòng ngừa các hành vi vi phạm.

- Quyền hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia quản lý thuế đã được quy định rõ ràng, đầy đủ. Quản lý thuế là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân, mọi công dân chứ không phải là trách nhiệm của đối tượng nộp thuế và cơ quan quản lý thuế. Đề cao vai trò và quyền của đối tượng nộp thuế và cơ chế đảm bảo thực thi các quyền ấy, đặc biệt là quyền được cơ quan quản lý thuế hướng dẫn, giải thích pháp luật, cung cấp thông tin về chính sách và thủ tục hành chính về thuế.

Tương ứng với mỗi quyền của người nộp thuế là một trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế. Ngoài việc sửa đổi, bổ sung quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế, của cơ quan quản lý thuế (Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính), Luật Quản lý thuế đã quy định bổ sung trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, của các cơ quan bảo vệ luật pháp, báo chí, v.v. trong việc quản lý thuế.

Các quy định về thuế tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện hơn theo hướng ngày càng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, công nghệ quản lý, cơ chế quản lý hiện đại, văn minh, khoa học. Điển hình là Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 thông qua ngày 20/11/2012 đã khoa học hơn, giảm chi phí, giảm gánh nặng việc quản lý thu đòi nợ thuế khi đối tượng phải nộp thuế trước khi giải phóng hàng, trừ hàng nhập để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng nhập gia công cho nước ngoài thời hạn ân hạn là 275 ngày. Song song với đó thì cũng đã áp dụng một hệ thống thông quan điện tử

với phiên bản ngày càng được nâng cấp hiện đại, khoa học, giảm thiểu rủi ro cho cán bộ công chức, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp (hệ thống thông quan điện tử - E-Customs phiên bản ECUS 4).

Thứ hai, về vận dụng quy trình quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Ưu điểm của các quy trình đang thực hiện trong việc quản lý thuế đối với hàng hóa đã tạo ra một hệ thống liên hoàn các bước công việc phải làm trong quá trình thông quan hàng hóa, kiểm tra sau thông quan, quy định rạch ròi trách nhiệm của từng khâu.

Từ khâu tiếp nhận tờ khai, kiểm tra thực tế hàng hóa, tính thuế, giải phóng hàng, v.v… đã tạo ra một quy trình khép kín, mỗi khâu có mối liên hệ, là tiền đề để các khâu sau thực hiện.

Từng bước chuyên môn hóa quản lý thuế theo chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, Tổ bán chuyên trách (Tổ Quản lý rủi ro, Tổ phân tích phân loại hàng hóa, Tổ tham vấn xác định trị giá).

Khâu tiếp nhận tờ khai được chuyển kiểm tra hồ sơ giấy theo chương trình khai từ xa, cập nhật thủ công dữ liệu vào hệ thống sang khai báo điện tử phiên bản mới được tự động toàn bộ từ việc quản lý rủi ro, tự hệ thống phân luồng, cán bộ tiếp nhận kiểm tra đối chiếu, xác định kết quả kiểm tra.

Hiện nay, với tỉ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa chỉ khoảng 5% đến 10% trên tổng số tờ khai còn lại là luồng xanh và luồng vàng. Công tác tham vấn xác định trị giá theo trị giá GATT từng bước đi vào quy củ, nề nếp, luôn đảm bảo giá tính thuế theo đúng thực mua thực thanh dựa trên bảng giá kiểm tra của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan thành phố Hà Nội.

Công tác thu thuế đạt được kết quả khả quan mặc dù nhiệm vụ thu thuế không phải quan trọng nhất trong các nhiệm vụ chính trị của tầm vóc Chi cục Hải quan Sân bay thủ đô.

Năm Chỉ tiêu giao (tỷ đồng) Số thuế thựcthu(tỷ đồng) Tỷ lệ(%) 2008 950 1.218 128,20 2009 1.300 1.336 102,70 2010 1.000 1.427 142,70 2011 1.300 1.301 100,07 2012 1.215 1.121 92,30

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi cục HQCK SBQT Nội Bài

Thứ ba, về vận dụng phương pháp quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Quản lý thuế theo phương pháp hiện hành, căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Về cơ bản, đã quy định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế trước cơ quan quản lý thuế hải quan. Doanh nghiệp phải tự kê khai đầy đủ tất cả các yêu cầu về bản thân doanh nghiệp, về mặt hàng, mã số HS của hàng hóa, thuế suất, v.v… Cơ quan Hải quan căn cứ khai báo, kiểm tra việc tính và nộp thuế của doanh nghiệp thông qua hệ thống khai báo hải quan điện tử.

Việc tự khai tự nộp, tự chịu trách nhiệm về khai báo của mình này buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, để doanh nghiệp chủ động về hành vi của mình, vì cơ quan quản lý thuế của hải quan có nhiều hình thức kiểm tra và phòng ban chức năng kiểm tra, kiểm tra sau thông quan, v.v… Song song với việc thực hiện quản lý thuế thì bên cạnh đó công tác giáo dục tuyên truyền và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo phương thức này. Hướng dẫn thực hiện từ khâu đăng ký khai báo điện tử, hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật, khai báo điện tử, trợ giúp trong việc truyền nhận dữ liệu trong quá trình thông quan, thực hiện việc theo dõi quản lý nợ thuế, nộp thuế qua tài khoản ngân hàng, xác nhận hồ sơ qua khu vực giám sát và thông quan. Hướng dẫn việc khai báo mã số HS của hàng hóa NK, xem hàng hóa trước khi khai báo nhằm tránh sai sót trong quá trình khai báo.

Đề cao trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong suốt quá trình thông quan và kiểm tra sau thông quan, doanh nghiệp được tự khai báo bổ sung thuế nếu trong vòng 60 ngày tự phát hiện ra sai sót thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính và chịu chế tài phạt.

Thứ tư, về thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Việc áp dụng chương trình thủ tục hải quan điện tử trong quá trình làm thủ tục hải quan cũng như kiểm tra sau thông quan thực sự là một bước tiến, tiếp cận dần với trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc kiểm tra, giám sát hàng hóa được áp dụng quản lý rủi ro dựa trên mức độ chấp hành tốt pháp luật của doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài hoạt động có vi phạm hành chính hay không, chủng loại hàng hóa nhập khẩu có “nhạy cảm” và thuộc những loại hàng hóa có thuế suất cao dễ bị lợi dụng hay không, v.v… Việc kiểm tra, làm thủ tục thông quan đã được chuẩn hóa phân định trách nhiệm từng cấp từ cấp công chức tiếp nhận đến lãnh đạo Đội và lãnh đạo Chi cục. Việc luân chuyển tờ khai và kết hợp làm thủ tục giữa các Đội trong Chi cục cũng theo quy định , có sự bàn giao cụ thể.

Việc kiểm tra giám sát, thanh tra, kiểm tra trong nội bộ Ngành cũng được đi vào nề nếp theo định kỳ hoặc theo vụ việc từ cấp Tổng cục Hải quan đến cấp Cục Hải quan thành phố Hà Nội trên các mặt công tác: thuế, giám sát quản lý, chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính, v.v…

Việc làm thủ tục hải quan từ khai báo từ xa đến hoàn thành viện thí điểm và áp dụng 100% tờ khai được thực hiện thủ tục hải quan điện tử từ ngày 01/7/2012 đến nay là một sự cố gắng lớn của cán bộ công chức Chi cục cũng như chỉ đạo quan tâm của lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội.

Bảng 2.5. Thống kế số lượng tờ khai nhập khẩu hoàn thành thủ tục

Năm Số lượng tờ khai

thông quan thông quan điện tửSố lượng tờ khai Tỷ lệ thông quan điện tử (%)

2008 60.308 0 0

2009 66.232 0 0

2010 69.731 3.490 5

2011 85.670 14.735 17,2

2012 84.620 54.158 64

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Chi cục HQCK SBQT Nội Bài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w