Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 52 - 54)

Hai là, tiến hành thủ tục thông quan, thu nộp thuế và công tác kế toán.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

đối với hàng hóa nhập khẩu.

Sau khi tham khảo một số kinh nghiệm trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, giám sát, thủ tục hải quan điện tử, cải cách thủ tục hành chính, ta có một số bài học rút ra về cơ chế quản lý thuế nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan nói chung trong xu thế hội nhập quốc tế như sau:

Thứ nhất, công tác quản lý thuế hàng hóa nhập khẩu trong thời kỳ hội nhập phải dựa vào công nghệ thông tin và các phần mềm quản lý tiên tiến.

Công tác quản lý thuế không thể thực hiện trong thời kỳ hội nhập nếu không dựa vào tin học hóa, vì tất cả các khâu trong quá trình thông quan từ trước, trong và sau thông quan đều dựa vào cơ sở dữ liệu, qua máy tính để quản lý làm thủ tục hải quan và khai thác. Từ khâu mở tờ khai , truyền nhận dữ liệu, quản lý rủi ro, xác định trị giá, cập nhật dữ liệu, theo dõi nợ đọng thuế, cưỡng chế thuế, kế toán thuế, phúc tập, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu…đều dựa vào hệ thống máy tính và các phần mềm công nghệ thông tin.

Thứ hai, nhân tố nguồn lực là nhân tố quyết định sự thành công trong tất cả

quá trình làm thủ tục hải quan thì con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của cơ chế quản lý, cải cách hành chính.

Việc CBCC Hải quan được đào tạo cơ bản, có nghiệp vụ vững vàng có giáo dục đạo đức tốt kết hợp với trang thiết bị công nghệ sẽ tạo tiền đề trong việc quản lý thuế nói riêng và lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan nói chung

Đối tượng quản lý của hải quan là hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và cá nhân, thì luôn coi là đối tác nhằm mục đích cao nhất là hoàn thành nhiệm vụ, thông quan đúng theo quy định, thu nộp thuế đúng, đủ, đúng thời gian theo quy định . Muốn đạt được như vậy thì luôn coi doanh nghiệp là đối tác : từ vận động, tuyên truyền, gặp gỡ trao đổi tạo điều kiện thuận lợi cho DN làm đúng theo quy định, kịp thời thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

Thứ tư, chủ động kiến nghị rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực

hải quan .

Việc này phải làm thường xuyên liên tục có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách về quản lý nhà nước về hải quan , tránh chồng chéo tạo điều kiện thuận lợi nhất, công bằng nhất cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại.

Bên cạnh đó cũng tránh để doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở trong các văn bản quy phạm pháp luật để trốn, ẩn lậu thuế thông quan về giá, mã HS, chế độ ấn hạn thuế.vv…

Thứ năm, tăng cường kiểm tra giám sát hải quan.

Tình hình gian lận thương mại, buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, vũ khí, hàng cấm nhập khẩu .vv… ngày càng phức tạp trong xu thế hội nhập quốc tế, đòi hỏi việc quản lý nói chung càng phải chặt chẽ nhưng cũng tạo được cho DN trong việc thông quan hàng hóa, hành lý, cho hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch .vv…

Việc áp dụng các tiêu chí quản lý rủi ro là cần thiết vì trên cơ sở các dữ liệu thu thập được sẽ phân loại doanh nghiệp , phân loại hàng hóa để tạo điều kiện tốt nhất việc quản lý.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 52 - 54)

w