Quan niệm về cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu luận văn:

1.2.1. Quan niệm về cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đã đặt ra.

Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết quản lý nhà nước, Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào các quyết định sản xuất kinh doanh mà tạo ra hành lang pháp luật hoặc các cá nhân tổ chức, hoạt động trong hành lang pháp lý đó, nếu vượt ra khỏi khuôn khổ đó sẽ bị xử lý một cách nghiêm minh.

Đối với hoạt động nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là một nội dung quan trọng nhất thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Như vậy ta có thể hiểu quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là sự tác động của nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế nhập khẩu theo pháp luật, cơ chế chính sách và các văn bản pháp quy về thuế đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại quốc tế, kích thích phát triển sản xuất trong nước, tăng thu cho ngân sách.

Mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là thực hiện thu đúng, thu đủ theo chính sách pháp luật của Nhà nước quy định, tạo sự công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế . Bởi vậy, đảm bảo thu đúng, thu đủ đồng thời tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu là những nhiệm vụ khó khăn đặt ra cho ngành Hải quan trong việc hoàn thành nhiệm vụ. Để thực thi nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình được thực hiện".

Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý.

Như vậy, có thể hiểu cơ chế như sau: Cơ chế là tổng thể các yếu tố có quan hệ hữu cơ, tác động vào sự vận hành của một hệ thống nhất định theo những mục tiêu nhất định. Về cơ bản, cơ chế bao gồm những yếu tố thể hiện những tác động điều khiển của chủ thể quản lý đối với hệ thống như: hình thức, phương pháp, công cụ...và những yếu tố tự phát tác động theo quy luật vận hành khách quan của hệ thống.

- Cơ chế kinh tế được hiểu là cơ chế vận hành của một nền kinh tế thống nhất sao cho phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan của nó.

Khi phân tích cơ chế kinh tế với tư cách là cơ chế vận hành của một nền kinh tế, chúng ta đề cập tới hệ thống quan hệ kinh tế không phải chủ yếu dưới góc độ chiếm hữu tức quan hệ kinh tế - xã hội mà dưới góc độ phương thức điều hành, tổ chức quản lý tức quan hệ kinh tế - tổ chức.

Như vậy, cơ chế kinh tế là cơ chế điều tiết kinh tế với những phương pháp, phương thức nhất định, phù hợp với các quy luật kinh tế và trình độ của lực lượng sản xuất xã hội

- Cơ chế quản lý kinh tế là sự hoạt động có ý thức của con người tác động đến từng bộ phận cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua việc sử dụng tổng hợp và đồng bộ một hệ thống các biện pháp nhằm đạt được mục đích với hiệu quả kinh tế xã hội cao.

Từ những nội dung trên, ta có thể thấy cơ chế quản lý kinh tế có nội hàm hẹp hơn cơ chế kinh tế bởi cơ chế quản lý kinh tế chỉ là những phương thức, phương pháp mà chủ thể quản lý dùng để tác động vào nền kinh tế.

- Quản lý thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là hoạt động của Nhà nước mà Hải quan là cơ quan đại diện để tổ chức, điều hành hệ thống quản lý thu thuế nhằm động viên nguồn thu từ thuế vào ngân sách nhà nước theo những quy định. Việc quản lý thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thông qua một cơ chế, đó là cơ chế quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w