Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 54 - 56)

Hai là, tiến hành thủ tục thông quan, thu nộp thuế và công tác kế toán.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài.

2.1. Khái quát vềChi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài. Sân bay Quốc tế Nội Bài.

Sau ngày 02/09/1945 Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 10/09/1945, Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu , ngày đó là ngày chính thức thành lập ngành Hải quan.

Sau khi hoà bình được lập lại, ngày 15/11/1954, Bộ Tài chính và Bộ Công thương ký Nghị định 121-TC/CT/NĐ chuyển ngành thuế xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Bộ Tài chính sang Bộ Công thương. Ngày 14/12/1954, Bộ Công thương đã ra Nghị định 136/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan trung ương thuộc Bộ Công thương. Ngày 02/04/1955 Bộ trưởng Bộ Công thương (ông Phan Anh) đã ký Nghị định số 34/BCT/KB/NĐ ngày 02/4/1955 thành lập Sở Hải quan Hà Nội, trực thuộc Sở Hải quan trung ương để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan trên địa bàn thủ đô và vùng lân cận .

Thời kỳ 1960 – 1975, công tác ngoại thương được tăng cường thêm một bước, phục vụ nhiệm vụ bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của CNXH . Đặc biệt những năm 1965-1975, là giai đoạn đế quốc Mỹ leo thang, Thủ đô Hà Nội phải tiếp nhận số lượng rất lớn hàng viện trợ qua tuyến đường sắt liên vận quốc tế, Sở Hải quan trung ương, sau này là Cục Hải quan trung ương (được đổi tên theo Quyết định số 490/BNT-QĐ-TCCB ngày 17/02/1962 của Bộ Ngoại thương).

Từ năm 1976 - 1985, sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Bộ Ngoại thương quyết định hợp nhất lực lượng Hải quan hai miền, đánh dấu sự mở đầu một giai đoạn phát triển mới của ngành Hải quan. Lúc này, quan hệ ngoại giao và ngoại thương giữa nước ta với các nước XHCN đang trên đà phát triển. Hà Nội, với vị trí

là thủ đô của cả nước thống nhất, từng bước khẳng định là trung tâm đầu não chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, lực lượng Hải quan trên địa bàn thủ đô cũng được tăng cường và mở rộng.

Ngày 03/08/1985 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (ông Nguyễn Tài) đã ký Quyết định số 101/TCHQ/TCCB thành lập Hải quan thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng cục Hải quan để thống nhất quản lý toàn bộ các đơn vị Hải quan trên địa bàn Hà Nội.

Thời kỳ đầu công cuộc đổi mới đất nước (1986-1990), Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý kinh tế, trọng tâm là quản lý xuất nhập khẩu và đầu tư (Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật đầu tư nước ngoài, Điều lệ quản lý ngoại hối, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và một loạt quy định cụ thể về xuất nhập khẩu phi mậu dịch, kiểm tra chất lượng hàng hoá…). Để đáp ứng yêu cầu quản lý, Hải quan thành phố Hà Nội được bổ sung tăng cường biên chế lấy từ nhiều nguồn, khối lượng công tác nghiệp vụ Hải quan cũng tăng lên đáng kể.

Từ năm 1990 sau khi đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, các nước EU và ASEAN nước ta thoát khỏi thế bao vây, cô lập, đường lối đổi mới và hội nhập của Đảng ta đã thúc đẩy quan hệ đối ngoại đặc biệt là quan hệ kinh tế, thương mại phát triển nhanh chóng. Cùng với sự ra đời của Pháp lệnh Hải quan (24/12/1990) ngành Hải quan cũng bước vào thời ký đổi mới và hội nhập.

Từ khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2002 mọi quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội được tiếp tục đẩy mạnh. Luật đầu tư sửa đổi đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước tăng cường đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN). Các khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội (KCN Bắc Thăng Long, KCN Gia Thụy - Sài Đồng, KCN Hà Đông, các khu KCN Bắc Ninh, Việt Trì, Vĩnh Phúc…) .

Cũng trong bối cảnh phát triển chung của ngành Hải quan ,Chi cục Hải quan Cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài (Chi cục HQCK SBQT Nội Bài) được thành lập từ năm 1978 với tên gọi Trạm Hải quan Sân bay Nội Bài, thuộc Cục Hải quan Trung ương. Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, hiện nay Chi cục có trên 200 cán bộ

công chức công tác tại 10 Tổ, Đội nghiệp vụ, nay thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu của Chi cục là làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý của khách xuất cảnh, nhập cảnh, bưu phẩm bưu kiện theo đường chuyển phát nhanh qua đường hàng không. Giám sát làm thủ tục cho phương tiện xuất nhập cảnh (máy bay), làm thủ tục tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển cảng. v.v..

Sân bay Nội Bài nằm ở vị trí cửa ngõ thủ đô, ngoài vị trí là nơi đón tiễn các nguyên thủ quốc gia và các đoàn khách quốc tế thì mỗi năm làm thủ tục hải quan cho khoảng 5.000.000 hành khách xuất nhập cảnh, trên 40.000 lượt máy bay xuất nhập cảnh, với hàng trăm ngàn tấn hàng hóa, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 4 tỷ USD, với số thu thuế hàng năm đạt trên 1000 tỉ VNĐ.

Do vị trí địa lý nằm sát các khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Quang Minh, gần địa bàn Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, với tập trung các khu công nghiệp, chế xuất, là tuyến đường chính nối quốc lộ 18, quốc lộ 2, quốc lộ 5 , sắp hoàn thành là tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai nên Sân bay Nội Bài có điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường hàng không. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Chi cục HQCK SBQT Nội Bài đã góp phần rất lớn cho nhiệm vụ chung của Cục Hải quan thành phố Hà Nội cũng như hình ảnh của Hải quan thủ đô.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam (Qua khảo sát thực tiễn tại Chi cục Hải quan CKSBQT Nội Bài) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w