Xí nghiệp công và xí nghiệp tư 1 Các khái niệm

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 29 - 32)

1. Các khái niệm

Trong nền kinh tế, tồn tại hai hình thức sở hữu cơ bản đối với vốn và tài sản của các xí nghiệp, là sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Sở hữu Nhà nước do Chính phủ là người đại diện và chi phối hoạt động. Sở hữu tư nhân, bao gồm sở hữu các nhân và sở hữu tập thể, là sở hữu thuộc quyền sử dụng của một cá nhân hoặc một tập thể cá nhân. Từ đó, hình thành hai khái niệm xí nghiệp, là: xí nghiệp nhà nước ( hay còn gọi là xí nghiệp công cộng) và xí nghiệp tư nhân.

Có 3 quan điểm khác nhau về xí nghiệp Nhà nước:

- Quan điểm thứ nhất: cho rằng xí nghiệp Nhà nước là tất cả các tổ chức do Chính phủ lập ra với nhiệm vụ cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho xã hội. Theo quan điểm này, mọi tổ chức thực hiện các định vụ y tế, giáo dục, cứu trợ … đều được gọi là các xí nghiệp Nhà nước. - Quan điểm thứ 2 cho rằng, xí nghiệp Nhà nước là các tổ chức do Chính phủ lập ra và quản lý, nhằm mục đích mang lại lợi nhuận và một khi được thiết lập, nó hầu như được tự do hoạt động như các xí nghiệp tư nhân,

Quan điểm thứ 3 cho rằng 1 xí nghiệp được xác định là xí nghiệp Nhà nước, khi nó đáp ứng được các điều kiện sau:

Chính phủ là cổ đông chính trong xí nghiệp, hoặc nếu không thì Chính phủ có thể thực hiện việc kiểm soát những chính sách chung mà xí nghiệp theo đuổi, bổ nhiệm hoặc cách chức ban quản lý xí nghiệp.

Nhiệm vụ của xí nghiệp là sản xuất hàng hoá và dịch vụ để tiêu thụ trên thị trường. Xí nghiệp phải thực hiện chế độ hoạch tóan kinh tế, lấy thu bù chi và phấn đấu có lãi. Nếu 1 xí nghiệp, thiếu điều kiện thứ nhất, được coi là xí nghiệp tư nhân. Nếu thiếu điều kiện thứ 2 và thứ 3 thì được cọi là một chức năng thông thường của Nhà nước. Ở một số nước, xí nghiệp Nhà nước ( hay xí nghiệp công cộng) được coi là xí nghiệp quốc doanh trong đó có nước ta.

Trong các xí nghiệp, kể cả xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp tư nhân, người ta còn phân biệt thành nhiều loại khác nhau, căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, hìh thức tạo vốn và công nghệ hoạt động. Chẳng hạn, căn cứ vào hình thức tạo vốn, các xí nghiệp được chia thành: xí nghiệp ( quốc doanh hoặc tư nhân ) thuần tuý, với 100% vốn là của nhà nước hoặc của tư nhân; xí nghiệp liên doanh ( do sự góp vốn liên doanh của một số công ty trong và ngoài nước với nhau); xí nghiệp cổ phần ( do việc hình thành vốn được thực hiện bằng cách phát hành và bán cổ phiếu)

2. Các xí nghiệp quốc doanh ( XNQD) - Thực trạng và những vấn đề

Xí nghiệp quốc doanh, không chỉ hình thành, tồn tại ở các nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung mà còn phát triển ở nhiều nước đang phát triển và cả ở những nước kinh tế phát triển. Sự ra đời của các XNQD bắt nguồn từ những lí do kinh tế và xã hội, trước hết là những lý do kinh tế. Các XNQD có vai trò khá quan trọng đối với quá trình phát triển của các quốc gia này.

Ở nhiều nước đang phát triển, khu vực kinh tế quốc doanh đã đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế, đặc biệt trong việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp chiến lược như: điện, nước, công nghiệp chế tạo, các ngành thông tin liên lạc… Có thể thấy được vai trò của khu vực kinh tế này ở một số nước qeua bản so sánh tỷ trọng của nó trong tổng sản phẩm quốc hộ (GĐP) như sau:

Bảng so sánh trên cho thấy, khu vực kinh tế quốc doanh ở Nam Triều Tiên và Ấn Độ chiếm xấp xỉ 10% GDP. Đây là một tỷ trọng lớn đối với một quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Nghiên cứu khu vực kinh tế quốc doanh (KTQD) dưới gốc độ hiệu quả kinh tế, hầu hết các nhà kinh tế ở các quốc gia đều đưa ra những nhận xét làm cho người ta nghi ngờ về vai trò thực sự của XNQD đối với nền kinh tế.

Thực tiễn hoạt động của các XNQD ở tất cả các quốc gia cho thấy là, mặc dù các XNQD được hưởng những ưu đãi nhất định so với các xí nghiệp tư nhân ( quyền khai thác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thậm chí ưu đãi cả về nguồn vốn và thuế), nhưng tình trạng thua lỗ xảy ra phổ biến kéo dài, làm tăng gánh nặng cho NSNN ở các quốc gia.

Thực trạng này được minh hoạ qua tài liệu của các nước như sau: trong giai đoạn 1978 – 1980, tổng số thua lỗ của các XNQD so với tổng sản phẩm nội điạ (GDP) ở Ấn Độ là 6,2 – 6,3 %. Nam Triều Tiên là 5,2 – 5,4%, Đài Loan: 5,5 – 7,3%...

Để khắc phục tình trạng này, các Chính phủ ở các quốc gia đã áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. Các giải pháp đó tựu trung lại theo 2 hướng giải quyết.

- Tăng cường hơn nữa sự can hiệp và giúp đỡ của Chính phủ vào hoạt động của các XNQD nhằm tăng hiệu quả hoạt động của chúng.

- Giảm bớt sự can hiệp và kiểm soát của Chính phủ, tạo cho các doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện tham gia vào cạnh tranh để tồn tại.

Thực tế ở các quốc gia cho thấy, hướng giải quýêt thứ nhất không có tác dụng gì đáng kể; việc bù lỗ, bù giá, bù lương,… chỉ tạo cho các XNQD khả năng thua lỗ lớn hơn và suy yếu nhanh hơn.

Vì vậy các nước tập trung vào hướng giải quyết thứ 2 với 2 biện pháp lớn: 1 là giảm bớt sự can thiệp và kiểm soát của Nhà nước bằng đổi mới cơ chế quản lý; hai là giảm bớt sự can thiệp đó bằng chính sách tư nhân hoá hoặc cổ phần hoá các XNQD.

3. Đổi mới cơ chế quản lý đối với các XNQD

Khi phân tích những nguyên nhân của tình trạng thua lỗ và hoạt động kém hiệu quả của các XNQD, hầu hết các nhà kinh tế ở các quốc gia đều cho rằng, nguyên nhân cơ bản và trực tiếp của sự yếu kém đó xuất phát từ các vấn đề về cơ chế và chế độ sở hữu. Các XNQD thuộc chế độ sỡ hữu Nhà nước, do đó Nhà nước có quyền định hướng phát triển và quyền kiểm soát hoạt động đối với các xí nghiệp này. Thực tế, các xí nghiệp này không chỉ làm nhiệm vụ phát triển kinh tế mà còn có các nhiệm vụ xã hội khác mà Nhà nước giao cho nó. Tức là, các XNQD ngoài nhiệum vụ phát triển kinh tế vi mô nó còn có nhiệm vụ phát triển nền kinh tế vĩ mô như: nhiệm vụ góp phần ổn định giá cả (chính sách giá của Nhà nước), hay góp phần tham gia các chính sách kinh tế vi mô khác: chính sách lương thực, chính sách xuất khẩu…

Mặt khác, trong chế độ sở hữ Nhà nước thường nổi lên mâu thuẩn giữa trách nhiệm và quyền hạn trong quản lý ( của ban giám đốc) đối với tài sản vốn liếng của Nhà nước (toàn dân), rất khó giải quyết.

Tuy nhiên, thực tế là như vậy, nhưng các nhà nghiên cứu ở các nước cho rằng, không thể vứt bỏ hoàn toàn chế độ sỡ hữu Nhà nước, ngay cả trong nền kinh tế thị trường phát triển. Tức là vẫn có một sự cần thiết khách quan về sự can thiệp của Chính phủ đối với nền kinh tế

Nước Tỷ trọng của kinh tế quốc doanh GDP

1970 1972 1975 – 1980

Nam Triều tiên Tỷ trọng chung 9,2 8,6

Khu vực phi nông nghịêp 13,0 12,0 11,2

Ấn Độ Tỉ trọng chung 8,1 94.0

Khu vực phi nông nghiệp 14,5 15,5

Pakistan Tỉ trọng chung 4,4 6,2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một điều đơn giản là, có những lĩnh vự sản xuất và những ngành sản xuất mà các doanh nghiệp tư nhân không muốn, hay không đủ khả năng tham gia ( những ngành lợi nhuận ít, công nghiệp vũ trụ)

Vấn đề còn lại là phải thay đổi cơ chế quản lý đối với các XNQD. Việc thay đổi cơ chế quản lý đối với các XNQD ở nước ta được tiến hành từ năm 1988 và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Nội dung chủ yếu của quá trình này tóm lược như sau: Xoá bỏ tất cả mọi hình thức quản lý trực tíêp, các chỉ tiêu pháp lệnh ( chỉ tiêu kế hoạch), các khoản cấp phát không hoàn lại. Thay vào đó, là chế độ quản lý gián tiệp, thông qua các công cụ về thuế khoá và luật pháp giao toàn quyền tự chủ về tài chính và kinh doanh cho các XNQD.

Với cơ chế quản lý này, các XNQD được tự do hoạt động như một xí nghiệp tư doanh, có quyền lợi và nghĩa vụ như mọi doanh nghiệp khác và cũng chịu sự tác động của các quỹ luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

Chuyển sang nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước, chúng ta thực hiện đồng thời việc đổi mới cơ chế quản lý với việc thực hiện từng bước tư nhân hoá và cổ phần hoá các XNQD.

4. Xí nghiệp tư nhân và vấn đề cổ phần hoá các XNQD

Nhiều nhà kinh tế đã tập trung trí tuệ của mình vào việc nghiên cứu một vấn đề lý thú là: tại sao các xí nghiệp tư nhân lại hoạt động có hiệu quả hơn XNQD. Đối tượng nghiên cứu cuối cùng là các nghiệp chủ. Họ cho rằng, giới nghiệp chủ, vì nhiều lý do khác nhau đều có ham muốn mãnh liệt để có uy tính và tiền bac. Tham vọng múôn vươn lên rong các cuộc tranh đua đã thúc đẩy họ và tạo cho họ những khả năng “ đặc biệt” trong kinh doanh. Do đó, nếu xã hội chấp nhận và cho phép học hành động, thì đóng góp trở lại của học cho xã hội rất lớn. Bởi lẽ, chính họ là những người sẽ chỉ huy trực tiếp quá trình sản xuất kinh doah ở các cơ sở kinh tế. Chính họ là những người nhạu cảm nhất và tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào thực tế sản xuất kinh doanh. Trong cạnh tranh, có những nghiệp chủ thất bại, nhưng khát vọng thành công sẽ thôi thúc họ vươn lên bằng mọi cách.

Vì những lợi thế cơ bản của khu vực kinh tế tư nhân so với kinh tế QD, nên ở nhiều nước đã tiến hành quá trình tư nhân hoá một cách mạnh mẽ và kiên quyết. Tuy nhiên, để có cơ sở đánh giá một cách khách quan và vận dụng có hiệu quả quá trình tư nhân hoá ở nước ta, cần thiết phải có sự thống nhất về bản chất và phân tích cặn kẽ mục đích quá trình này.

Khái niệm về tư nhân hoá, trước đây, được coi như là việc Nhà nước bán toàn bộ một XNQD cho tư nhân, tức là chuyển toàn bộ vốn liếng tài sản từ sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân.

Ngày nay, khái niệm này không còn phù hợp nữa, người ta coi tư nhân hoá là một trong những giải pháp trong quá trình hạn chế quyền kiểm soát của Nhà nước đối với xí nghiệp quốc doanh.

Với khái niệm này, tư nhân hoá sẽ bao gồm hàng loạt các hình thức và mức độ khác nhau. Ngoài việc bán toàn bộ một XNQD cho tư nhân, còn có các hình thức khác phổ biến hơn và ít gây đảo lộn hơn là: phát hành và bán một phần cổ phiếu cho tư nhân ( tư nhân hoá từng phần), cho thuê tài sản, khoán hoặc thuê người quản lý…

Trong tất cả các hình thức đó thì hình thức tư nhân hoá từng phần được áp dụng nhiều nhất. Thông thường các Chính phủ không bán toàn bộ tài sản của một XNQD, mà chỉ bán một phần ( dưới hình thức phát hành cổ phiếu), để vừa đảm bảo quyền chi phối và kiểm soát của chính phủ đối với xí nghiệp đó, vừa phân tán trách nhiệm sở hữu cho các cổ đông. Ví dụ, ở Nam Triều Tiên, chương trình tư nhân hoá có quy mô rất lớn, nhưng theo nguyên tắc? Nhà nước giữ lại 51% cổ phần, số còn lại mới bán cho các cổ đông (công chúng)

Mục đích của quá trình tư nhân hoá, thường có 2 mục đích chính: Mục đích hay được đề cập nhất là tính hiệu quả ( hiệu quả kinh tế). Người ta hy vọng tư nhân hoá sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của các xí nghiệp tốt hơn và chất lượng sản phẩm cao hơn.

Mục đích thứ 2: ở nhiều nước được coi là mục đích chính, là tư nhân hoá được coi như là một chính sách của chính phủ nhằm hướng tới sự công bằng trong nhân dân, thông qua việc hình thành tầng lớp trung lưu; còn gọi là chương trình “cổ phần hoá tòan dân”. Chẳng

hạn, ở CHLB Đức, để nhanh chóng hình thành tầng lớp trung lưu, Chính phủ đã tư nhân hoá công ty Volksueer thông qua chương trình “ cổ phần hoá toàn dân” dành cho những người có thu nhập thấp (năm 1960). Hay ở Nam Triều Tiên, chương trình này bắt đầu từ năm 1968 và đặc biệt sôi nổi vào năm 1987 với một chương trình rộng lớn nhằm bán cho dân chúng các loại cổ phiếu được các XNQD lớn nhất đất nước phát hành. Tham vọng của Chính phủ Nam Triều Tiên là đưa tỉ lệ dân số có cổ phần từ 2, 6% năm 1986 lên 23% năm 1991, vượt Nhật (17%) và Mỹ (20%). Rõ ràng, mục đích của chương trình tư nhân hoá không chỉ nhằm vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu chính trị xã hội.

Ở nước ta, một vấn đề lớn đặt ra, là nên tiến hành tư nhân hoá như thế nào?có nên thực hiện giải pháp tư nhânhoá toàn bộ hay nên tư nhân hoá từng phần (cổ phần hoá)?

Trước hết, cần thấy rằng, nếu thực hiện tư nhân hoá toàn bộ các cơ sở kinh tế quốc doanh, thì các thành phần kinh tế tư nhân cũng không đủ sức đảm đương, do nguồn vốn bị hạn chế, kinh nghiệm kinh doanh trong nền kinh tế thị trường còn yếu. Hơn nữa, việc tư nhân hoá toàn bộ sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh tế xã hội do việc sa thải công nhân hàng loạt, trong khi luật lệ về lao động và bảo hiểm chưa hoàn chỉnh.

Giải pháp hợp lý nhất đối với chúng ta là thực hiện cổ phần hoá phần lớn các cơ sở kinh tế quốc doanh nằm trong doanh mục không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ toàn bộ. Chỉ cơ sở làm ăn kém, công nghệ lạc hậu và không có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế, nhưng có khả năng phát triển trong tương lai nếu được đổi mới công nghệ, kỹ thuật và quản lý tốt mới nền áp dụng hình thức tư nhân hoá toàn bộ.

Để đạt được mục đích trên của công cuộc tư nhân hoá, cần thiết phải có những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc cơ bản là: Nhà nước vẫn giữ được quyền kiểm soát và định hướng hoạt động của xí nghiệp bằng cách nắm số cổ phiếu đủ đảm bảo cho các quyền trên, số còn lại chủ yếu được bán cho công nhân của xí nghiệp và những người có thu nhập thấp. Đây là một nguyên tắc quan trọng của quá trình cổ phần hoá các XNQD, nhằm gắn quyền lợi của người lao động với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một nguyên tắc quan trọng khác, là các xí nghiệp được lựa chọn thực hiện cổ phần hoá phải là các xí nghiệp làm ăn có lãi, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người mua cổ phiếu - mục đích quan trọng của sự nghiệp cổ phần hoá.

Có thể kết luận rằng: Cổ phần hoá là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó gắn quyền lợi của xí nghiệp với quyền lợi của người lao động và quyền lợi của toàn xã hội. Thực hiện cổ phần hoá sẽ tạo cho Chính phủ có một nguồn vốn bổ sung đáng kể cho các dự án đầu tư mới. Đồng thời, cổ phần hoá sẽ góp phần hình thành và phát triển thị trường vốn trong nước qua các hoạt động mua bán cổ phiếu của mọi tầng lớp nhân dân.

Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, cổ phần hoá không phải là một giải pháp hoàn hảo có thể giải quyết bằng mọi vấn đề, mà đôi khi, không mang lại kết quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 29 - 32)