1. Khái niệm
Lạm phát gắn như là căn bệnh kinh niên trong nền sản xuất hàng hoá. Có nhiều nhà kinh tế học đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ này. Tuy nhiên đến nay đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất.
Nhưng hầu như ai cũng nhận thấy những biểu hiện bên ngoài của lạm phát: đó là sự tăng giá của các loại hàng hoá và dịch vụ ( cả tư liệu sản xuất lẫn tư liệu dùng và cả hàng hoá sức lao động ). Lạm phát xảy ra khi mức trung bình của giá cả và các loại chi sản xuất tăng lên.
Lạm phát đã tồn tại từ lâu đời trong nền kinh tế thị trường. Trong thời kỳ lạm phát, giá cả tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương cũng có xu hướng tăng lên, tuy nhiên thu nhập thực tế của người lao động nói chung có lúc thì tăng tương ứng với lạm phát nhưng có lúc suy tàn nghiêm trọng.
Đứng trên giá độ toàn diện nền kinh tế , thì lạm phát xảy ra khi khối cung tiền tệ trong lưu thông tăng nhanh hơn mức giá của sản xuất.
Một trường phái về khoa kinh tế vĩ mô hiện đại: Thuyết trọng tiền cho rằng tiền tệ là trung tâm của nền kinh tế, việc cung ứng tiền tệ là nhân tố quyết định cho sự vận động ngắn hạn của tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa và nó là nhân tố quyết định giá cả về lâu dài.
Đầu thế kỷ 20 Alfred Masshall Trường Đại học Cambridge (Anh) và I.Fisher ở Trường Đại học Yale (Mỹ ) đã nghiên cứu mức cầu tiền tệ và nhấn mạnh đến tốc độ lưu thông tiền tệ (V)
Tốc độ lưu thông tiền tệ là số vòng quay bình quân năm của khối lượng tiền tệ bình quân. Khi mực quay này được so với tổng thu nhập quốc dân. (GNP) được gọi là tốc độ thu nhập (V)
Nếu vòng quay của tiền tệ tăng lên, có nghĩa là dân chúng ít giử tiền và vòng quay của tiền (V) được tính theo công thức:
V = GNV M = (p1q1 + p2q2 + ..) M = PQ M
Trong đó p là giá cả các loại sản phẩm, q là sản lượng của các loại sản phẩm, P là mức giá bình quân và Q là tổng sản lượng quốc dân, M là khối cung tiền tệ trong lưu thông bình quân.
Với thuyết trọng tiền ta thấy rằng: M.V = P.Q
Trong cân bằng này, ta thấy P tăng giảm phụ thuộc vào 3 yếu tố M,Q và V ( giá cả tăng lên hay giảm xuống ).
Nếu Q giử nguyên hoặc tăng chậm hơn M và V thì lạm phát xảy ra.
Mác khi nghiên cứu qui luật lưu thông tiền tệ, cho rằng: Lạm phát chính là chính sách của nhà nước tư bản nhằm phân phối lại thu nhập quốc dân có lợi cho giai cấp tư sản.
Trong khi, các nhà kinh tế học tư bản lại cho rằng: Việc phát hành thêm tiền, trong chừng mực nào đó, đã đem lại nhiều điều tốt, thúc đẩy buôn bán, tăng thêm công ăn việc làm …
Một điều quan trọng, mà mọi người nhận thấy là: Mức cung tiền tệ cho lưu thông có 1 ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá hàng hoá trong nền kinh tế, từ đó tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Điều cần chú ý là, V là cái mà nó không thể làm cho sản phẩm của xã hội tăng lên được. Vì vậy mà khi V giảm thì nó có tác động làm cho giá cả hàng hoá giảm, nhưng điều đó không có nghĩa là thu nhập thực tế sẽ tăng lên. Như vậy V chỉ là hậu quả của sự vận động của nền kinh tế, nó không phải là nhân tố tác động, mà chính là khối lượng tiền trong lưu thông M- tác nhân chủ yếu đối với P.
Chúng ta biết rằng khi lạm phát xảy ra thì chỉ số giá cả tăng lên. Vậy chỉ số giá cả là gì ?
- Chỉ số giá cả tiêu dùng ( Consumer Price Index - CPI) là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất. “ CPI tính chi phí của một dỏ hàng tiền dùng và dịch vụ trên thị trường. Các nhóm chính trong dỏ đó là thực phẩm, quần áo, nhà cửa, chất đốt, vận tải và y tế”.( Paul A.Samuelson Kinh tế học Q1XB lần thứ 12, trang 281 ).
Công thức tính CPI: CPIt = Pt bánh mì x 100 x (phần của bánh mì) + Pt ô tô x 100 x (phần của xe ô tô ) Po bánh mì Po ô tô
+ những thay đổi của giá cả đã được tính đối với những mặt hàng khác. Ở đây: CPI là giá trị của CPI trong năm t:
Pt bánh mì là giá bánh mì trong một năm.
Po bánh mì là giá bánh mì ở năm gốc ( Mỹ -1967 ).
(Phần của bánh mì ) là phần của tổng số chi tiêu cho tiêu dùng dành cho bánh mì trong thời gian nghiên cứu ( Mỹ - 1972 -1973 - ví dụ ).
Để tính CPI thông thường sử dụng giá của một số nhóm hàng hoá chính là ở một quốc gia ví dụ như ở Mỹ sử dụng giá của 265 nhóm hàng hoá chính trong 85 thành phố của Mỹ. ( Kinh tế học ,Q1, trang 281 ).
Khi nói tới lạm phát, người ta thường nói tới tỷ lệ lạm phát. Tỉ lệ lạm phát là tỷ lệ tăng lên hay giảm đi của mức giá giữa hai thời kỳ.Tỉ lệ lạm phát của năm nay so với năm trước được tính như sau:
Tỉ lệ lạm phát giá hàng tiêu dùng (%)
CPI ( năm nay ) - CPI ( năm ngoái )
= x100 CPI (năm ngoái )
Ngoài CPI người ta còn sử dụng các chỉ số giá khác, như chỉ số giá cả sản xuất (PPI ) là chỉ số giá bán buôn và chỉ số “ giảm lạm phát GNP” là chỉ số giá cả cho toàn bộ GNP.
Cũng như căn bệnh, lạm phát có những mức trầm trọng khác nhau. Người ta chia lạm phát thành 3 loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
- Lạm phát vừa phải: Loại lạm phát xảy ra khi giá cả tăng chậm tỷ lệ lạm phát 1 con số hàng năm ( chưa tới 10% một năm ). Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tương đối không khác mức bình thường nhiều, lãi xuất thực tế khôngquá thấp.
- Lạm phát phi mã: loại lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng hay hoặc 3 con số ( như 20%, 100% hoặc 200% ) một năm. Lạm phát phi mã gây tác hại nghiêm trọng trong nền kinh tế. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi xuất thực tế giảm xuống dưới 0 ( có khi 50%- 100% )một năm, tuy vậy vẫn có những nước có mức lạm phát 200%/năm (như Braxin và Ixraen ) lại có nền kinh tế phát triển nhanh chóng.
- Siêu lạm phát: người ta gọi là “ ung thư siêu lạm phát”, giá cả trong thời kỳ siêu lạm phát tăng lên với tốc độ chóng mặt. Ví dụ, ở Đức, từ tháng 1/1922 đến tháng 11/1923 chỉ số
giá cả tăng lên từ 1 đến 10.000.000 ; hay ở Mỹ, siêu lạm phát trong cuộc nội chiến: ” Mọi thứ điều khang hiếm trừ tiền ! Giá cả hổn loạn và sản xuất không có tổ chức”.