Ngân hàng trung ương

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 63 - 65)

Ngân hàng Trung ương là ngân hàng quản lý Nhà nước về tiền tệ đực tổ chức theo định chế cơ quan công quyền. Mỗi nước có 1 định chế riêng, nhưng nhìn chung có hai cách tổ chức cơ bản.

+ Thứ nhất: Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ.

Theo định chế này Chính phủ không đựơc quyền can thiệp vào hoạt động của ngân hàng Trung ương, đặc biệt là đối với chính sách tiền tệ. Định chế này tiêu biểu ở Mỹ và Đức.

+ Thứ hai: Ngân hàng Trung ương phụ thuộc Chính phủ.

Theo định chế này, Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn đối với ngân hàng trung ương, thông qua việc bổ nhiệm các cơ quan quản trị và điều hành thậm chí Chính phủ còn can thiệp vào việc thực thi chính sách tiền tệ. Tổ chức định chế này tiêu biểu như ở Pháp.

Vị trí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 1 của pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định:

“ NHNN Việt Nam gọi tắc là Ngân hàng Nhà nước, là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng …”. Điều qui định này chi phối toàn bộ phương thức tổ chức của NHNN.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của NHNN là Hội đồng quản trị: - Chủ tịch là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Phó chủ tịch là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- 4 Uỷ viên cấp Thứ trưởng đại diện cho Bộ Tài chính, Bộ thương mại, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu Trung ương.

- 4 Uỷ viên là các chuyên gia kinh tế tiền tệ. nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm.

1. Chức năng của Ngân hàng Trung ương.

Ngân hàng Trung ương có những chức năng sau:

+ Phát hành giấy bạc Ngân hàng: Tiền trong lưu thông bao gồm nhiều loại khác nhau, như giấy bạc Ngân hàng, tiền đút, bút tệ … Trong đó giấy bạc Ngân hàng do Ngân hàng Trung ương phát hành, tiền đúc có thể do Ngân hàng Trung ương, có thể do kho bạc Nhà

nước phát hành, bút tệ được tạo ra từ các Ngân hàng thương mại. Như vậy Ngân hàng Trung ương là cơ quan độc quyền phát hành giấy bạc Ngân hàng.

+ Ngân hàng của các Ngân hàng: Ngân hàng Trung ương thực hiện chức năng Ngân hàng của các Ngân hàng, tức là khách hàng của Ngân hàng Trung ương ( NHTW ) trong các quan hệ tiền tệ tín dụng, thanh toán là các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư phát triển, các Ngân hàng đặt biệt và các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên khi thực hiện chức năng này thì NHTW đóng. Vai trò là chủ nợ và người cho vay cưối cùng đối với các Ngân hàng khác.

+ Ngân hàng Trung ương là Ngân hàng Nhà nước: Thể hiện trên ư mặt sau:

- Thứ nhất: NHTW đóng vai trò Ngân hàng Nhà nước, như cho Chính phủ vay, nhận trên gửi và tổ chức thanh toán cho kho bạc Nhà nước.

- Thứ hai: Thay mặt Nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng. Điều tiết khối lượng tiền tệ cung ứng: Điều tiết khối lựơng tiền cung cấp, được thực hiện qua việc qua việc phát hành tiền, cấp tín dụng và kiểm soát qúa trình tạo tiền của các Ngân hàng thương mại ; thực chất là thực thi một chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu đảm bảo sức mua của đồng tiền được ổn định.

2. Phát hành giấy bạc Ngân hàng.

- Phát hành tiền dựa trên cơ sở kim loại quý: Tức là việc phát hành giấy bạc vào lưu thông có sự đảm bảo, bạc, được gửi vào Ngân hàng. Có hai định chế căn bản:

Ngân hàng ( NH ) được phép phát hành vượt mức dự trữ theo một ngạch số nhất định. Phải đảm bảo tỷ lệ dự trữ quý kim tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành (thường 25 - 40%).

+ Phát hành tiền trên cơ sở tín dụng. Theo nguyên tắc nay Ngân hàng không cần dựa trên cơ sở lưu trữ vàng, mà phát hành qua cho vay nền kinh tế. việc phát hành trong trường hợp này chỉ là ứng tiền cho nền kinh tế và sẽ quay trở về Ngân hàng khi đến hạn.

Ngày nay việc phát hành giấy bạc Ngân hàng căn bản chỉ dựa trên cơ sở tín dụng.

3. Quan hệ giữa Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính.

Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính và chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng nhất. Bộ Tài chính và NHTW độc lập trong việc hoạch định và thực hiện chính sách, nhưng đồng thời có mối quan hệ với nhau, thể hiện qua các nghiệp vụ sau.

- NHTW mở tài khoản và nhận tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.

Tổ chức thanh toán cho kho bạc Nhà nước trong mối quan hệ thanh toán với các Ngân hàng khác.

- NHTW ứng tiền cho ngân sách vay.

NHTW có thể thoả thuận với Bộ Tài chính làm địa lý cho kho bạc Nhà nước về hoạt động; phát hành công khai ngắn hạn và dài hạn, trả vốn gốc, lãi đối với công trái.

Một nguyên tắc căn bản trong quan hệ với NSNN là: NHTW không cho vay để bù đấp thiếu hụt ngân sách hàng năm, mà chỉ ứng vốn để giải quyết nhu cầu tạm thời trong một giới hạn nhất định.

4. Quan hệ giữa NHTW với các Ngân hàng trung gian.

a) NHTW thực hiện việc quản lý toàn bộ hệ thống Ngân hàng, các Ngân hàng trung gian.

NHTW là cơ quan quản lý toàn bộ hệ thống Ngân hàng. việc quản lý được thực hiện qua các nghiệp vụ sau:

- NHTW cấp giấy phép hoạt động cho các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. - Kiểm soát khối lượng tín dụng thông qua việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

- Quy định các mức lãi xuất tác chiết khẩu, lãi xuất tối thiểu đối với tiền gửi và tối đa đối với cho vay, hệ số an toàn và các biện pháp về tiền tệ, tín dụng, thanh toán và quản lý ngoại hối.

- Giám sát hoạt động của các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng tổ chức thanh tra định kỳ và đột xuất về việc chấp hành pháp luật và các qui định của Ngân hàng Nhà nước.

- Quyết định giải thể đối với các tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán, áp dụng các biện pháp chế tài như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng tỷ lệ mua trái phiếu, thu hồi giấy phép hoạt động …

b. Ngân hàng của các Ngân hàng.

Trong quan hệ với NHTW, các Ngân hàng trung gian đóng vai trò là khách hàng tron lĩnh vực tiền tệ tín dụng thanh toán. Mối quan hệ này thể hiện qua các nghiệp vụ sau:

- NHTW mở tài khoản và nhận tiền gửi của các Ngân hàng trung gian.

Ngoài tiền gửi dự trữ bắt buộc mà các Ngân hàng trung gian phải gửi vào các tài khoản phong toả tại NHTW, các Ngân hàng còn phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán và thường xuyên phải đủ vốn để thực hiện các khoản thanh toán bù trừ với các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.

- Tổ chức thanh toán cho các Ngân hàng trung gian.

Khi thực hiện việc thanh toán giữa hai khách hàng mở tài khoản tại hai Ngân hàng khác nhau, NHTW phải đứng ra làm trung gian thanh toán giữa hai Ngân hàng, theo quá trình sau:

1) A phát hành séc và giao cho B.

2) Ngân hàng của A trích tài khoản của A và Ngân hàng của B nhiều số tiền đó vào tài khoản của B.

3) NHTW ghi nợ tại khoản tiền gửi của Ngân hàng A và ghi có Ngân hàng bên B. Để thanh toán cho các Ngân hàng trung gian, thực hiện hai cách thanh toán như sau: Thanh toán từng lần: mỗi lần thanh toán, các Ngân hàng gửi chứng từ thanh toán để NHTW để yêu cầu tin tài khoản của Ngân hàng thanh toán để ghi vào tài khoản của Ngân hàng hưởng thụ.

Thanh toán bù trừ: NHTW tổ cho phòng thanh toán bù trừ. Các thành viên tham gia thanh toán bao gồm các Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước. việc thanh toán được thực hiện bằng cách đại diện các Ngân hàng trao đổi chứng từ thanh toán, trên cơ sở đó thực hiện việc bù trừ các khoản nợ của tất cả các thành viên tham gia thanh toán. Đồng thời nộp bản kê thanh toán cho người điều hành phòng thanh toán. Số dự cuối cùng sẽ được thanh toán bằng cách trích tài khoản tại Ngân hàng Trung ương.

Ví dụ: Ngân hàng công thương trả cho Ngân hàng ngoại thương 10.000.000$ Ngân hàng ngoại thương trả cho Ngân hàng công thương 8.000.000$ số dư cuối cùng là 2.000.000$ Ngân hàng công thương phải trả ( nợ TKNHCT; Có TK NHNT ).

- Cấp tín dụng cho các Ngân hàng trung gian.

NHTW, với tư cách là Ngân hàng của các Ngân hàng phải luôn luôn đóng vai trò chủ nợ và là “ Người cho vay cuối cùng” đối với các Ngân hàng trung gian.

Có đóng vai trò chủ nợ, NHTW mới nắm trong tay quyền đòi nợ đối với các Ngân hàng khác. Nhờ vậy, khi cần điều chỉnh khối lượng tiền, Ngân hàng sẽ thay đổi lãi xuất và lập tức sẽ có phản ứng nhanh chóng trong lưu thông tiền tệ - hoặc tăng hoặc giảm khối lượng cung ứng tiền tệ.

Việc cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương được coi là nguồn cung cấp cuối cùng, thực chất là Ngân hàng tạo ra khả năng thanh toán cho nền kinh tế. Qua việc cấp tín dụng NHTW đã tạo cơ sở đầu tiên mang tính chất quyết định cho hệ thống Ngân hàng tạo ra tiền, cũng khai thông được năng lực thanh toán cho các Ngân hàng thương mại.

Để thực hịên việc điều tiết khối lượng tiền tệ cung ứng, NHTW thường xuyên phải thực hiện các quan hệ tín dụng thông qua các Ngân hàng khác thông qua việc chiết khấu và tái chiết khấu các phiếu nợ, chủ yếu là thương phiếu và trái phiếu kho bạc. Việc cấp vốn dựa trên cơ sở các phiếu này, một mặt gắn liền với việc phát hành tiền với quá trình lưu thông hàng hoá, mặt khác tạo điều kiện cho tiền phát hành quay trở về nơi mà nó đã ra đi – NHTW.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 63 - 65)