Sử dụng vốn và những tiêu chuẩn về hiệu quả.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 35 - 37)

I. Hoạt động tài chính vi mô

3.Sử dụng vốn và những tiêu chuẩn về hiệu quả.

Lĩnh vực đầu tư đã được xác định, nguồn vốn đã có, vấn đề còn lại là sử dụng vốn như thế nào? Giải pháp vần đề này chính là đi tìm những phương thức tổ chức, sử dụng vốn để đạt được hiệu quả cao. Thông thường những phương thức được áp dụng( trong lĩnh vực sản xuất) là:

Trước hết, số vốn huy động phải được phân thành 2 phần; phần để đầu tư XDCB và phần để mua sắm nguyên vật liệu, chi trả lương…

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được chị cho các khoản:

+ Chuẩn bị đầu tư, bao gồm chi phí cho việc hoàn thành các thủ tục pháp lý, các khoản lệ phí, chi về khảo sát thiết kế, lập dự án thuê chuyên gia quản lý, thuê đặt văn phòng giao dịch tạm thời…

+ Xây dựng và lắp đặt, bao gồm các chi phí chi phải trả cho các đơn vị nhận thầu xây lắp các công việc: dọn mặt bằng, làm hàng rào bảo vệ xây trụ sở, nhà kho, vỏ bao che, đường vận chuyển nội bộ, hệ thống điện nước, nhà ăn nhà nghỉ, lắp đặt thiết bị.

+ Mua thiết bị công nghệ và thiết bị vận chuyển bao gồm các chi phí về mua và vận chuyển thiết bị, máy móc công nghệ và các loại thiết bị, phương tiện xe máy khác.

+ Mua sắm các phương tiện phục vụ cho hoạt động của văn phòng: Bàn ghế, tủ tài liệu, máu tính, két bạc.

Khi công việc trên đây hoàn thành thì quá trình đầu tư kết thúc.Nhà kinh doanh cần quyết toán toàn bộ các chi phí bỏ ra và phân bố chung cho phù hợp với từng hạn mục công trình.

Về phương diện tài chính, ta thấy rằng, kết quả đầu tư đã tạo ra một sự chuyển hoá rất quan trọng của nguồn vốn ừ trạng thái tiền tệ ( động sản tài chính), sang trạng thái vật chất (

tài sản phi tài chính). Các tài sản phi tài chính được hình thành ở đây có thời hạn sử dụng lâu và giá trị lớn, nên được gọi là tài sản cố định (TSCĐ)

TSCĐ có 2 loại: loại có khả năng làm tăng khối lượng đầu ra (sản lượng), bao gồm các thiết bị và máy móc công nghệ và các loại xe máy khác. Đó là các động sản phi tài chính.Loại thứ hai không có khả năng làm tăng khối lượng đầu ra( nhà xưởng, kho tàng, đường vận chuyển) được gọi là bất động sản.

- Vốn lưu động, là phần vốn còn lại để mua sắm các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, hoá đơn chứng từ, sổ sách,… các loại tài sản này được gọi là tài sản lưu động (TSLĐ). LSLĐ có đặc điểm là giá trị nhỏ hơn và thời hạn sử dụng ngắn( thường chi sử dụng cho một chu kỳ sản xuất). Phần vốn này khi chưa sử dụng vẫn là vốn bằng tiền tức là các động sản tài chính. Khi sử dụng, nó chuyển hoá thành tài sản phi tài chính, nằm trong giá trị của các nguyên vật liệu dự trữ, trong giá trị sản phẩm dở dang, hoặc trong giá trị sản phẩm chưa tiêu thụ… Các doanh nghiệp không bao giờ chuyển hoá toàn bộ nguồn vốn lưu động, mà luôn có trong tài khoản của mình một lượng dự trữ nhất định, để thực hiện các nghiệp vụ chi trả cần thiết như ứng trước tiền lương cho công nhân…

Tới đây kết thúc giai đoạn quan trọng nhất của quá trình sử dụng vốn và nhà kinh doanh có thể đi vào sản xuất nhằm tái tạo ra nguồn vốn mới, lớn hơn nguồn vốn đã bỏ ra.

Nhưng trước khi bước vào phân tích quá trình tái tạo nguồn vốn mới, cần thiết phải dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả của nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB. Bởi lẽ, hiệu quả sản xuất sau này phụ thuộc rất nhiều vào kết quả và hiệu quả vốn đầu tư ban đầu.

Có nhiều phương pháp khác nahu nhằm xác định hiệu quả vốn đầu tư. Nhưng các phương pháp đều nhằm tham gia giải thích mối quan hệ giữa khối lượng đầu vào (vốn đầu tư) với các kết quả có được ở đầu ra (sản lượng, lợi nhuận, số lượng lao động sử dụng…)

Chúng ta hãy xem xét mối quan hệ giữa vốn đầu tư và sản lượng sản phẩm – đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư theo mô hình Harrod Domar. Đây là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến trên thế giới để phân tích các nhu cầu về vốn và đánh giá khả năng tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô hoặc để đánh giá hiệu quả đầu tư ở tầm vĩ mô.

Nội dung của phương pháp này là: Nếu ta gọi đầu vào (vốn đầu tư) là K, đầu ra (sản lượng) là G, thì quan hệ giữa chúng ta sẽ là:

G= K

(hay G = a.K, với a =

1

k k

Với k là 1 hằng số, gọi là hệ số vốn - sản lượng. Hệ số này cho biết số vốn cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng.

Phương pháp này phải đòi hỏi phải cho trước 2 hay 3 yếu tố ( G, K, k)

Vấn đề quan trọng của phương pháp này là phải trả lời câu hỏi liệu có thể cải thiện được hệ số “k” hay không? Và nếu có thì bằng cách nào?

Trong nền kinh tế, dựa vào kết quả hoạt động của các xí nghiệp và trình độ công nghệ hiện có, người ta có thể xây dựng được hệ số chuẩn cho tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Yêu cầu đối với các nhà đầu tư là phải căn cứ vào hệ số chuẩn để xây dựng dự án đầu tư của mình cho hợp lý nhất, tức là họ phải phấn đấu sao k nhỏ hơn hoặc bằng “k” chuẩn. Tức là phải tìm các phương án đầu tư và lựa chọn phương án có “k” nhỏ nhất. Các phương án thường trình bày các giải pháp của doanh nghiệp để giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí đầu tư vào những tài sản mà không có khả năng làm tăng khối lượng đầu ra ( sản lượng). Lựa chọn công nghệ cũng là một bài toán cần được chú ý khi tìm lời giải.

Hiệu quả đầu tư còn được đánh giá bằng một chỉ tiêu quan trọng khác, liên quan tới thời hạn đầu tư và thời hạn thu hồi vốn. Nhìn chung, thời hạn đầu tư càng ngắn thì chi phí quản lý trong quá trình đầu tư càng giảm bớt, đồng thời công trình sớm được đưa vào sử

dụng, và do đó, nguồn vốn bỏ ra càng sớm được thu hồi, hiệu quả đầu tư cao. Chỉ tiêu này được tính toán theo công thức sau:

H = t

x100 T

(với h: hiệu quả đầu tư (%); t: Thời hạn đầu tư được rút ngắn so với thời hạn dự kiến; T: thời hạn thu hồi vốn)

Một chỉ tiêu khác, thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư, là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được từ hoạt động SXKD với chi phí đầu tư. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:

L = P x100

K

(với L: là tỉ suất lợi nhuận (%); P: là lợi nhuận đạt được, và K: vốn đầu tư)

Các phương pháp đánh giá hiệu quả trên đây có ưu điểm là đơn giản dễ tính toán. Nhưng nó có những hạn chế nhất định. Vì nó chưa đề cập tới các yếu tố của thị trường, như yếu tố lãi suất giá cả và những rủi ro trong huy động và sử dụng vốn…

- Trước hết, giá trị vốn luôn gắn liền với thời gian. Mỗi vốn trong một thời gian nhất định đều có khả năng sinh lời, mức độ sinh lời phục thuộc vào lĩnh vực sử dụng. Vì vậy việc tính hiệu quả vốn đầu tư phải bao quát được khả năng đó, tức là phải đặt đồng vốn vào trong trạng thái “ động”, chứ không phải trong trạng thái “tỉnh”.

Thông thường, người ta điều chỉnh giá trị vốn danh nghĩa căn cứ vào tỉ lệ lãi suất ngân hàng. Ví dụ, nếu ta bỏ một nguồn vốn có khối lượng là K0 vào đầu tư, thì sau thời gian t, số vốn ban đầu sẽ tăng lên một khoản k = i.k0 (I là tỷ lệ lãi suất ngân hàng) như vậy sau thời gian t ta có khối lượng vốn mới là Kl = K0 + k. Hay công thức để tính Kl như sau:

Kl= K0 l+i) với

Như vậy hiệu quả của vốn đầu tư thực tế phải là: k =

Trong thực tiễn không có dự án đầu tư nào bỏ tòan bộ vốn vào thời điểm đầu tiên của quá trình đầu tư, mà được phân bổ từng phần trong quá trình đầu tư theo thời gian, ( tháng, quy hoặc năm). Do đó việc tính toán hiệu quả đầu tư của vốn ở trạng thái biến động cũng cần được tính toán chi tiết hơn.

- Thứ 2, là vấn đề lạm phát( vấn đề giá cả). Ở mỗi thời điểm, mặt bằng giá có sự chênh lệch khác nhau, ảnh hưởng tới giá trị thực tế của vốn đầu tư. Vì vậy, việc tính toán hiệu quả vốn đầu tư phải dựa trên cơ sở điều chỉnh các thông số theo yếu tố lạm phát. Yêu cầu đối với công việc này bắt nguồn từ chỗ việc sử dụng vốn đầu tư liên quan trực tiếp tới giá cả của các loại hàng hoá, vật tư thiết bị cấu thành công trình đầu tư (giá cả tăng làm chi phí tăng).

Ngoài ra, còn hàng loạt các yếu tố khác trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, đòi hỏi nhà đầu tư phải tính đến khi xây dựng dự án đầu tư và xác định hiệu quả đầu tư như: khả năng hoạt động của các ngân hàng, khả năng huy động vốn bổ sung sự biến động của thị trường vốn tình trạng tài chính của các đơn vị ký hợp động (xây lắp)

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 35 - 37)