1. Ngân hàng thường (NHTM)
NHTM ( Commercial bank ) hay còn gọi là Ngân hàng ký thác, là loại Ngân hàng ra đời sớm nhất. Đây là Ngân hàng nhận tiền gửi của các nhà doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện nghiệp vụ cho vay. Hoạt động của NHTM có các đặc trưng sau:
Nhận tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân, trong đó chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn.
Thực hiện các khoản thanh toán cho khách hàng, bằng cách trích tài khoản để chi trả theo lệnh của khách hàng, hoặc nhận tiền cho khách hàng bằng cách ghi vào tài sản do một người khác chi trả..
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, chủ yếu cho các nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên từ những năm 60 trở lại đây, tính chất chuyên môn hoá của NHTM dần dần được thay thế bằng hình thức kinh doanh tổng hợp; thể hiện qua các mặt sau:
Vốn pháp định, quỹ dự trữ và vốn huy động dài hạn ngày càng mở rộng và tăng nhanh.
Mở rộng cho vay trung hạn và dài hạn, đầu tư vào cổ phiếu.
Mở rộng phạm vi và lãnh vực hoạt động - mở rộng đầu tư tín dụng cho nhiều ngành kinh tế, phát triển các chi nhánh trong nước và nước ngoài.
2. Ngân hàng đầu tư ( In vestment Bank ). “ NHĐT”
Ngân hàng đầu tư, nay còn gọi là Ngân hàng phát triển hoặc Ngân hàng kinh doanh, là Ngân hàng chuyên thực hiện các dịch vụ trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng này là vốn pháp định và quỹ dự trữ, tiền gửi dài hạn và phát hành trái phiếu. NHĐT không nhận tiền gửi ngắn hạn.
Ngoài nghịêp vụ tín dụng, NHĐT còn thực hiện các nghiệp vụ tài chính và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Việc tham gia vốn dưới hình thức mua cổ phiếu của các công ty là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHĐT. một số NHĐT lớn còn đứng ra thành lập các xí nghiệp dưới dạng các công ty cổ phần, sau đó bán lại cổ phiếu cho các doanh nghiệp và các cá nhân.
NHĐT còn tham gia phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tư vấn về đầu tư. đặc biệt tham gia nghiên cứu và xây dựng các dự án.
3. Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng đặc biệt.
a. Ngân hàng tiết kiệm ( NHTK ).
NHTK là tổ chức tín dụng chuyên huy động tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và sử dụng nguồn vốn này để mua chứng khoán, chủ yếu là trái phiếu kho bạc, cho vay sản xuất và tiêu dùng dựa trên cơ sở thế chấp và cầm cố tài sản.
Trong quan hệ với NHTM, khách hàng chủ yếu là các nhà doanh nghiệp và dịch vụ cơ bản mà Ngân hàng này phải thực hiện cho họ là nhận tiền gửi theo tài khoản séc để thực hiện các khoản thanh toán và cấp tín dụng để giải quyết yêu cầu vốn tạm thời cho sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Trái lại khách hàng của NHTK là cá nhân, tiền gửi vào ngắn hạng chủ yếu là tiền để dành.
NHTK có nhiều loại khác nhau. Ở Mỹ có 2 loại NHTK:
- NHTK hỗ tương: được tổ chức dưới hình thức 1 hiệp hội, nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau. Doanh lợi thuộc về các hội viên tham gia, tuy nhiên người gửi tiền không được cấp séc để chi trả.
- Hiệp hội cho vay tiết kiệm: Tổ chức tín dụng này lúc đầu hoạt động mang tính chất tương trợ nhưng về sau hoạt động như các Ngân hàng thương mại, bao gồm nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn và cho vay.
Ở Đức, có các quỹ tiết kiệm thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và đặt dưới quyền quản lý của chính quyền địa phương. Hoạt động các quỹ tiết kiệm ở Đức gần giống như một ngân hàng có quy mô nhỏ.
b. Ngân hàng địa ốc ( NHĐO), hay còn gọi là Ngân hàng thế chấp bất động sản.
NGĐO là Ngân hàng chuyên dho vay dài hạn có đảm bảo bằng bất động sản, như đất đai, nhà cửa và các công trình xây dựng khác. nguồn vốn cho vay của Ngân hàng là vốn riêng ( vốn pháp định và quỹ dự trữ ) và vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu.
Tín dụng của NHĐO chủ yếu cấp phát cho các nhà kinh doanh bất động sản, chủ yếu là các công trình xây dựng công nghiệp và nhà ở.
CTTC là một tổ chức tín dụng, mà nghiệp vụ chủ yếu là cấp tín dụng dể mua bán hàng hoá và dịch vụ. tuỳ theo định chế của mỗi nước, mà vốn huy động của CTTC có thể được phép huy động tiền gửi có kỳ hạn, hay chỉ được phép huy động vốn qua phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu.
Điểm khác cơ bản giữa CTTC là chiết khấu, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thực hiện các nghiệp vụ tài chính như đầu tư phát hành cổ phiếu hay trái phiếu.
Đặc trưng hoạt động của tổ chức này, là thực hiện tín dụng thuê mua và tín dụng trả góp cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân
4. Ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Cuối thế kỷ 19, một người Đức đã có sáng kiến lập ra các quỹ tương tế và hợp tác nhằm trợ giúp vốn lẫn nhau. Ngày nay các tổ chức tín dụng này vẫn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới. Đặc trưng của các tổ chức tín dụng này là một tổ chức tương trợ, lợi nhuận không phải là mục đích chính.
Các tổ chức tín dụng này vừa hoạt động mang tính vụ lợi vừa phải chịu sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác, vì vậy Nhà nước thường đứng ra bảo hộ và áp dụng một chính sácn tài trợ ưu đãi.
Ở Pháp có Ngân hàng bình dân, thành lập năm 1917, nhằm mục đích tài trợ cho những người buôn bán nhỏ, thợ thủ công và doanh nghiệp nhỏ. Ngân hàng này được tổ chức dưới hình thức công ty HTX, gồm những phần hùng ký danh không được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Hội đồng quản trị của Ngân hàng có sự tham gia của đại diện Bộ kinh tế và giám đốc chi nhánh Ngân hàng Pháp. Hiện nay ở Pháp, có 3 Ngân hàng chuyên ngành hoạt động trong phạm vi cả nước. đó là: Quỹ giúp đỡ xã hội về giáo dục quốc gia, quỹ động sản thương mại và công nghiệp, Ngân hàng bình dân liên bang về phát triển.
Một số nước đang phát triển Ngân hàng nông nghiệp do Nhà nước thành lập và được tổ chức theo định chế của cơ quan công quyền. Các Ngân hàng này được Nhà nước ưu tiên tài trợ vốn, được vay vốn/Trung ương/NHTW với khối lượng lớn, nhận các khoản tín dụng tài trợ ( lãi xuất thấp ) của Ngân hàng thế giới và các tổ chức tín dụng quốc tế khác do Chính phủ đứng ra ký hiệp định: như ở Malaisia, Thái Lan …
5. Ngân hàng và tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
Ngày 23-5-1990 Hội đồng Nhà nước đã thông qua pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính. Theo pháp lệnh này, nước Việt Nam có 2 loại Ngân hàng và các tổ chức tín dụng như sau:
a. Ngân hàng thương mại: ( NHTM), gồm các loại:
- Ngân hàng thương mại quốc doanh, là doanh nghiệp Nhà nước do ngân sách cấp 100% vốn điều lệ. NHTM có 3 loại Ngân hàng hoạt động như sau:
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam là Ngân hàng kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra Ngân hàng này còn cho vay các ngành khác, nhất là vùng chỉ cho Ngân hàng nông nghiệp.
Ngân hàng công thương Việt Nam: là Ngân hàng kinh doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp và dịch vụ.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: ( VIETCOM BANK ): phạm vị kinh doanh chủ yếu cho vai xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối khác.
- Ngân hàng thương mại cổ phần: là Ngân hàng thương mại, tổ chức dưới hình thức dưới hình thức công ty cổ phần. cổ đông của NHTM, cổ phần bao gồm nhiều thế phân và pháp nhân ( thế phân tham gia không quá 10% cổ phần và pháp nhân là 40% ). Các NHTM cổ phần ở Việt Nam 1992 có:
- Sài gòn Công thương Ngân hàng.
- Ngân hàng cổ phần xuất nhập khẩu ( Exim Bank) - Ngân hàng cổ phần Hàng hải.
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á. - Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu. - Ngân hàng Thương mại cổ phần Đồng Tháp.
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín.
- Ngân hàng liên doanh ( NHLD): là Ngân hàng được thành lập bằng vốn đóng góp của một bên là Ngân hàng Việt Nam và một bên là nước ngoài. Hiện nay có nhiều Ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh ở Việt Nam: Pháp , Thái Lan …
d. Ngân hàng đầu tư và phát triển.
Theo qui định của pháp lệnh, ở Việt Nam chỉ được thành lập Ngân hàng đầu tư và phát triển quốc doanh. Ngày 14-11-1991, chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 401 về việc thành lập” Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”, Ngân hàng này có trụ sở ở Hà Nội và mỗi tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương có 1 chi nhánh.
e. Công ty tài chính.
Theo Pháp lệnh Ngân hàng: “Công ty Tài chính là công ty quốc doanh hoặc cổ phần”. như vậy ở Việt Nam chỉ có hai hình thức CTTC: Công ty tài chính quốc doanh do ngân sách 100% vốn điều lệ và công ty tài chính cổ phần.
CTTC Cổ phần SAIGON (Saigon Finance joint stock Company -SFC ) đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động ngày 12-9-1991.
HTX tín dụng.
HTXTD là tổ chức tín dụng thuộc sở hữu của tập thể, vốn pháp định do xã viên đóng góp. nghiệp vụ của HTXTD:
- Huy động vốn trong xã viên.
- Cho xã viên vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng.
- Thực hiện các dịch vụ theo sự uỷ nhiệm của Ngân hàng, các cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân.