Chi phí sản xuất, giá thành và lợi nhụân

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 39 - 40)

I. Hoạt động tài chính vi mô

5. Chi phí sản xuất, giá thành và lợi nhụân

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm hai loại:

- Chi phí khả biến hay chi phí trực tiếp, là những loại chi phí có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng sản xuất kinh doanh, chúng có mối quan hệ trực tiếp với quá trình sản xuất kinh doanh như: chi phí khấu hao các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tịên phục cho sản xuất kinh doanh, chi trả lương cho công nhân, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, chi phí sửa máy móc thiết bị …

Đặc điểm nổi bậc của chi phí này là, sự tăng lên của chúng tỷ lệ thuận với mức sản phẩm. Đây là bộ phận chi phí quan trọng trong tổng chi phí của doanh nghiệp.

- Chi phí bất biến hay chi phí gián tiếp, là những loại chi phí không có liên quan (hoặc ít liên quan)với khối lượng sản phẩm sản xuất kinh doanh; như chi phí cho bộ máy quản lý, phục vụ, khấu hao trụ sở làm việc và các dụng cụ văn phòng … loại chi phí này tăng lên hay giảm đi thường không ảnh hưởng gì tới khối lượng sản phẩm SXKD. Thông thường loại chi phí này chiếm một tỷ trộng không lớn trong toàn bộ chi phí.

Khi nói đến chi phí SXKD của một xí nghiệp là nói đến toàn bộ chi phí mà xí nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định (trong một năm). Giữa chi phí sản xuất và khối lượng sản xuất có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ theo từng bộ phận chi phí.

Xuất phát từ đặc điểm của mỗi loại chi phí, trong quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh cần có những phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Người ta còn sử dụng giá thành sản phẩm để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh đối với từng loại sản phẩm. Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành là ở chỗ, khi sản xuất kinh doanh là khái niệm dùng để chỉ tất cả chi phí của xí nghiệp trong một giai đoạn nhất định nhằm mục đích sản xuất kinh doanh.

Giá thành sản phẩm là chi phí dùng để sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm. Tất nhiên, chi phí sản xuất dù phát sinh ở giai đoạn nào và khoản mục nào, cuối cùng cũng được thể hiện trong giá thành sản phẩm. Cũng cần lưu ý rằng, có một số chi phí không gọi là chi phí sản xuất như chỉ về sửa chữa lớn tài sản cố định chi phí này không tính vào giá thành sản phẩm, mà khấu trừ bằng nguồn vốn sửa chữa lớn đã trích trước, hoặc chi phí về xây dựng các công trình của xí nghiệp ( xây dựng bổ sung) cũng không tináh vào chi phí sản xuất các công trình của xí nghiệp ( xâu dựng bổ sung) cũng không tính vào chi phí sản xuất, mà tính vào chi phí đầu tư XDCB…

Muốn kinh doanh có lãi, nhà kinh doanh phải biết được giá thành của mỗi loại sản phẩm ra sao để có thể xác định giá bán cũng như điều chỉnh cơ cấu và khối lượng sản phẩm cho hợp lý. Việc này nếu căn cứ vào chi phí sản xuất thì không thực hiện được vì:

- Thức nhất: sản phẩm là một quá trình liên tục, nên trong giá trị của từng sản phẩm có cả những chi phí của năm trước và những chi phí bỏ vào trong năm hạch toán, đồng thời lại có những chi phí của năm nay còn nằm trong bán thành phẩm ( chi phí dở dang)

- Thứ hai: Các chi phí của xí nghiệp bao gồm 2 loại, là chi phí trực tiếp tới việc tạo ra một sản phẩm nào đó, và chi phí liên quan tới nhiều loại sản phẩm, phải tiến hành phân bổ vào giá thành từng loại.

Để xác định giá thành sản phẩm, trước hết, các chi phí trực tiếp cho việc sản xuất được tính trực tiếp cho từng sản phẩm, còn đối với các chi phí gián tiếp phải tiến hành phân bổ theo những tiêu chuẩn thích hợp vào giá thành từng loại sản phẩm. Cộng chi phí trực tiếp và phần chi phí đã được phân bổ, sau đó chia cho tổng số sản phẩm trong nhóm, sẽ đựoc giá thành sản xuất sản phẩm một đơn vị. Để có được giá thành toàn bộ của sản phẩm cần phải cộng thêm phần chi phí lưu thông đã được phân bổ (như chi phí gián tiếp) và giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm.

Tới đây công việc hạch toán chi phí vào giá thành kết thúc. Nhà kinh doanh có thể căn cứ vào giá bán (V) để so sánh với giá thành (Z) thực tế của mình để tìm ra lợi nhuận (P) từ mỗi sản phẩm:

P = V – Z

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ảnh hưởng trực tíêp tới lợi nhuận đạt đựơc. Do đó, để nâng cao hơn lợi nhuận của mình. Các nhà doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)