I. Hoạt động tài chính vi mô
4. Các yếu tố sản xuất
Chúng ta đã xem xét nội dung và quá trính sử dụng nguồn vốn ban đầu của nhà kinh doanh. Tuy nhiên, tất cả quá trình đã qua chỉ bảo đảm cho nhà kinh doanh tạo dựng vị trí ban đầu để bước vào môi trường hoạt động sự thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào thực tế hoạt động của xí nghiệp hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng như là: Sự vận hành của các
Kl G G
loại tài sản (T), của nguồn vốn lưu động định mức (Kld), của lao động (L), của nghệ thuật quản lý (q) và rất nhiều yếu tố ngoại cảnh khác.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố nêu trên (yếu tố chủ quan) dưới dạng một số hàm số (f) như sau:
H = f (T, KlD, L, q)
T: Bao gồm các loại động sản phí tài chính nằm trong thành phần của TSCĐ (loại trừ những tài sản không làm tăng khối lượng sản phẩm).
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, đòi hỏi phải thực hiện những biện pháp nhất định. Các biện pháp chủ yếu là:
. Thực hiện tốt việc đánh giá và đánh giá lại tài sản . Lựac chọn phương pháp khấu hao thích hợp . Thực hiện tốt chế độ bảo quản và sữa TSCĐ,
. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, phân tích tình hình TSCĐ ở doanh nghiệp và có biện pháp điều chỉnh kịp thời, nâng cao hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất, thường được tính theo một số chi tiêu:
Chi tiêu doanh thu tiêu thụ (GTSL) so với giá trị TSCĐ (T) h = GTSL
T h = P
T Chi tiêu lợi nhuận (P) trên giá trị TSCĐ:
Ngoài 2 chỉ tiêu chính trên, người ta còn có thể sử dụng chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định, và chỉ tiêu hệ số hao mòn vốn cố định…
- KlD: là vốn lưu động, tức là nguồn vốn để mua sắm nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng, để đảm bảo cho các khoản chi phí dở dang để dự trữ thành phần đến khi xuất bản…
Khối lượng vốn cần thiết cho các nhu cầu trên thường được xác định bằng phương pháp định mức. Nội dung của phương pháp là căn cứ vào khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định đồng thời căn cứ vào nhu cầu về các loại nguyên vật liệu ( trên cơ sở định mức) trong quá trình sản xuất nhu cầu về lao động và còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác như điều kiện cung cấp, điều kiện tiêu thụ, yêu cầu dự trữ và thời gian dữ trữ nguyên vật liệu… người ta sẽ tính được mức vốn cần thiết ở trong từng khâu và toàn bộ quá trình sản xuất. Nguyên tắc của phương pháp này là xác định nhu cầu vốn tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta thường sử dụng chỉ tiêu hệ số luân chuyển vốn lưu động (tốc độ luân chuyển). chỉ tiêu này thể hiện dưới hai hình thức: G: Giá trị sản lượng trong kỳ, KlD: vốn lưu động định mức/ kỳ)
số ngày luân chuyển :
(t: số ngày của một vòng luân chuyển, N: số ngày trong kỳ phân tích).
Ngoài chỉ tiêu trên, người ta sử dụng một số chỉ tiêu khác; như mức doanh lợi vốn lưu động, mức đảm nhiệm của vốn lưu động, hiệu quả một đồng vốn lưu động..
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta thường sử dụng các biện pháp để làm tăng tốc độ luân chuyển vốn ở trong từng khâu và toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tức là áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp như: Tăng suất lao động, nâng cao hiệu suất sử dụng
thiết bị máy móc, tổ chức công việc cung cấp và dự trữ nguyên vật liệu, thực hiện tốt các định mức tiêu hao, tổ chức chặt chẽ quá trình thanh toán, thực hiện khuyến khích kinh tế…
- L: lao động là một yếu tố rất quan trọng tác động lên hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sự quan tâm đến người lao động là một trong những bí quyết thành công của nhiều doanh nghiệp.
Yếu tố lao động sẽ có tác dụng làm tăng hiệu quả nếu người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi và có tinh thần trác nhiệm cao. Người ta thường đo mức độ hiệu quả sử dụng lao động bằng chỉ tiêu năng suất lao động (W), chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ giữa giá trị khối lượng sản phẩm (G) và số lượng lao động (L).
M = G L
Để nâng cao năng suất lao động (hiệu quả sử dụng lao động), trước hết là thật sự quan trọng, về cả vật chất cũng như tinh thần.
Hình thức vật chất bao gồm việc xét trả lương, tiền thưởng phải đảm bảo sự công bằng về đóng góp, tránh theo kiểu bình quân chủ nghĩa. Việc trả lương, khen thưởng phải thật sự khuyến khích nâng cao năng suất lao động. Việc tăng lượng thật sự thúc đẩy NSLĐ tăng nhanh hơn.
Về mặt tinh thần, sự quan tâm thể hiện ở rất nhiều mặt như: Điều kiện làm việc, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đinh, sở thích cá nhân.
Mặc khác, để nâng cao NSLĐ không thể không chú ý đến việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn tay nghề của người lao động, tổ chức tốt quá trình lao động, sắp xếp công việc hợp lý:
Lao động trong xí nghiệp bao gồm lao động gián tiếp và lao động trực tiếp, dó đó để nâng cao NSLĐ thì việc giảm tới mức thấp nhất lao động gián tiếp, tăng cường số lao động trực tíêp là cần thiết.
- q: Nghệ thuật quản lý là một yếu tố rất quan trọng dẫn tới thành công của doanh nghiệp. Thật là sai lầm khi cho rằng: “ cờ đến tay ai người đó phất”, mà quản lý hoạt động của ngừời quản lý xí nghiệp, phải được thật sự cọi là một nghệ thuật đòi hỏi con người ngoài tham vọng còn phải có những phẩm chất đặc biệt và một quá trình “ lăn lộn” trong thương trường để quyết đưa doanh nghiệp đi lên tới những đỉnh cao hơn.