Các mục tiêu của chính sách tiền tệ 1 Gia tăng sản lượng.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 79 - 80)

1. Gia tăng sản lượng.

Mục đích cao nhất của chính sách tiền tệ là phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng của nền kinh tế. Muốn cho nền kinh tế phát triển tốt nhất thiết phải thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng tức là phải sử dụng một phần thu nhập quốc dân để gia tăng cho việc đầu tư mới, bằng cách mua sắm thêm tài sản cố định, tuyển thêm lao động…Tậo điều kiện gia tăng sản lượng nền kinh tế quốc dân.

Chính sách tín dụng có vai trò rất quan trọng trong quá trình đó, thông qua quá trình tập trung và phân phối vốn cho nền kinh tế.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ ở đây của NHTW là làm thế nào để tập trung được một bộ phận quan trọng của thu nhập quốc dân phục vụ cho tái sản xuất mở rộng nền kinh tế. Thông thường các NHTW sử dụng chính sách lãi suất, như nâng lãi suất tiết kiệm để thu hút tiền gửi tiết kiệm từ công chúng nhằm tạo nguồn vốn dồi dào cho tín dụng, tuy nhiên khi lãi suất tiểt kiệm gia tăng thì lãi suất cho vay cũng gia tăng và điều đó lại tác động làm giảm đầu tư mặt khác khi lãi suất tiết kiệm gia tăng đã thu hút phần lớn quỹ chi tiêu của xã hội và như vậy lại làm hạn chế thị trường tiêu thụ và làm giảm sự đầu tư.

Khi mức cung tiền tệ tăng lên, thì lãi suất giảm xuống và do đó cầu đầu tư gia tăng và điều đó làm tăng sản lượng. Như vậy khi NH quyết định mức cung tiền tệ, thay đổi lãi suất và đầu tư, do đó tác động đến sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân.

Ngược lại khi mức cung tiền tệ giảm, thì lãi suất sẽ tăng lên làm cho đầu tư giảm dẫn đến tổng sản phẩm quốc dân giảm.

Ở đây, các chính sách về thắc chặt hoặc mở rộng khối cung tiền tệ là chính sách tác động gián tiếp của NHTW chứ không phải trực tiếp bằng cách ấn định một mức cung tiền tệ nhất định.

Giải quyết vấn đề công ăn việc làm hiện nay đang là một yêu cầu bức thiết của mọi quốc gia. Bệnh thất nghiệp như là một bệnh kinh niên trong cơ chế mà ở đó sức lao động trở thành hàng hoá.

Chúng ta có thể thấy rằng, khi nền kinh tế phát triển thì công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm đi và ngược lại khi nền kinh tế trì trệ thì công ăn việc làm suy giảm, thất nghiệp tăng lên. Như vậy có thể nói rằng, torng cơ chề thị trường không thể chống thất nghiệp triệt để được, mà chính sách tài chính tiền tệ chỉ cò thể nhằm vào mục tiêu lý tưởng và gia tăng sản lượng, tạo công ăn việc làm nhiều hơn và ổn định giá cả.

Chính sách tiền tệ, thông qua tác động và đầu tư mở rộng phát triển nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm trong xã hội.

Arthur Okun, 1 nhà kinh tế học, đã phát hiện ra 1 quy luật là: “khi GNP giảm 2% so với GNP tiềm năng, thì mức thất nghiệp tăng 1%. Như vậy nếu GNP lúc ban đầu là 100% tiềm năng và sau đó giảm xuống 98% tiềm năng đó, thì mức thất nghiệp sẽ tăng từ 6% lên 7%.

Định luật Ôkun được oi là chià khoá cho nhà chính sách, ví dụ để giảm 1% thất nghiệp hàng năm thì phải tăng GNP lên 2%/năm và như vậy càng phải có 1 khối lượng đầu tư bao nhiêu hàng năm cho các ngành kinh tế.

hoạt động của chính sách tiền tệ của NHTW đóng vai trò quyết định khi thực thực cơ chế lãi suất để khuyến khích đầu tư ( hay hạn chế đầu tư).

3. Kiểm soát lạm phát.

Thời kỳ mà thế giới còn sử dụng kiêm bản vị, tức là sử dụng tiền khả hoán ra vàng, lạm phát được kiểm tra qua việc Chính phủ ấn định tiền giấy mà 1 NH có thể phát hành được so với số vàng mà họ nhận được vào kho lưu trữ. Hiện nay tiền giấy không còn thừa hưởng chế độ khả hoán đó nữa. Việc phát hành tiền năm trong tay Nhà nước, do đó nó bị dễ dàng bị lạm dung để phát hành cho các chi tiêu của chính phủ. Do đó NHTW phải luôn luôn coi việc kiểm soát lạm phát và mục tiêu trong chính sách tiền tệ của mình.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính tiền tệ (Trang 79 - 80)